PHIM ẢNH Sự thật đằng sau những thước phim kinh dị
Ngoai nhưng câu chuyên ky bi, đang sơ, hâu trương phim kinh di đôi khi con chưa đưng nhiêu khoanh khăc hai hươc, thu vi giưa diên viên va ê-kip san xuât.
Jaws ( Hàm cá mập): Đây là một trong những bộ phim kinh dị kinh điển nhất nói về cá mập, công chiếu vào năm 1975. Jaws từng được ca ngợi là bom tấn mùa hè có doanh thu cao nhất mọi thời đại (tính tại thời điểm đó). Đằng sau những thước phim đổ máu, ghê rợn của Jaws là những hình ảnh hậu trường vui nhộn. Đạo diễn Steven Spielberg từng chọc cười ê-kíp sản xuất khi ngồi lọt thỏm vào miệng của mô hình cá mập trắng khổng lồ trên phim trường.
Halloween (1978): Halloween bản 1978 khiến nhiều khán giả ám ảnh vì lớp mặt nạ màu trắng ghê rợn của nam diễn viên Nick Castle (thủ vai Michael Myers). Michael Myers là gã ác nhân thường kết liễu các nạn nhân bằng con dao thái thịt bén ngọt. Để xua tan không khí căng thẳng khi thực hiện nhiều phân đoạn kinh dị, các diễn viên của Halloween luôn tìm cách tạo niềm vui cho bản thân và các thành viên của ê-kíp sản xuất. Chiêm ngưỡng hình ảnh hậu trường của phim, khi nam diễn viên Nick Castle hài hước cho chiếc mặt nạ của mình “uống” một chút nước ngọt, nhiều khán giả đã cảm thấy bớt sợ hãi hơn.
The Silence of the Lambs ( Sự im lặng của bầy cừu): Hannibal Lecter – gã ác nhân ăn người trong phim – từng là cơn ác mộng của hàng triệu khán giả. Phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Thomas Harris (1988), The Silence of the Lambs xoay quanh quá trình phối hợp phá một vụ án mạng người hàng loạt giữa gã bác sĩ tâm lý học biến thái Hannibal Lecter và nữ thực tập sinh FBI Clarice Starling (Jodie Foster). Gây ám ảnh cho khán giả vì thói quen ăn người trên phim nhưng ngoài đời, Anthony Hopkins lại thích ăn… khoai tây chiên. Trong ảnh hậu trường, vì phải trói hết chân tay để chuẩn bị cho một cảnh quay, tài tử phải nhờ đến nhân viên đoàn làm phim để ăn món yêu thích của mình.
Bride of Frankenstein (1935): Quái vật Frankenstein (Boris Karloff) đã gieo rắc ác mộng cho hàng triệu người xem bằng khuôn mặt hóa trang gớm ghiếc. Tuy nhiên, khi hình ảnh hậu trường thú vị của nhân vật này được tung ra, nhiều khán giả đã không còn cảm thấy ghê sợ như trước. Trong ảnh, nam diễn viên Karloff đã tranh thủ giờ nghỉ hiếm hoi trên trường quay để thưởng thức tách trà nóng hổi cùng một lát bánh mì. Tài tử vẫn giữ nguyên lớp hóa trang đáng sợ trên mặt. Hình ảnh này phần nào khiến chân dung Frankenstein gần gũi và hiền lành hơn trong mắt người hâm mộ.
Psycho (Tâm thần hoảng loạn): Trước thời điểm năm 1960, chưa có tác phẩm nào khiến công chúng khiếp hãi như Psycho của Alfred Hitchcock. Bộ phim phá vỡ những nguyên tắc về cảnh nóng và bạo lực trên màn ảnh. Psycho từng khiến nhiều ngất đi vì sợ hãi. Những thước phim trên màn ảnh đáng sợ như vậy nhưng trên thực tế, hậu trường Psycho không thiếu những giây phút vui vẻ. Nam diễn viên Anthony Perkins – người vào vai tay chủ nhà nghỉ hại người hàng loạt Norman Bates – đã nhiều lần pha trò, chọc cười đoàn làm phim.
Hellraiser (Ma đinh) : Nhân vật phản diện trong Hellraiser là Pinhead – kẻ chuyên đày đọa những linh hồn từ nhân gian xuống địa ngục. Vũ khí của hắn là những chiếc móc sắt lạnh tanh liên tục khua như tiếng kêu la ai oán nhanh chóng cắm phập vào nạn nhân xấu số và xé xác họ. Để hóa thân thành gã “ma đinh” khát máu, tài tử Doug Bradley phải duy trì lớp hóa trang khó chịu suốt cả ngày dài. Tranh thủ giờ nghỉ giữa các cảnh quay, tổ chế tác sẽ tạm tách lớp hóa trang dày nặng này từ phía sau đầu để Bradley cảm thấy dễ chịu hơn. Hình ảnh hài hước này phần nào giúp khán giả cảm thấy bớt căng thẳng khi nghĩ về “ma đinh”.
Theo zing
25 poster phim tuyệt vời nhất trong lịch sử điện ảnh
Chỉ có 25 tấm dưới đây mới được xem là xuất sắc và quan trọng nhất trong lịch sự điện ảnh, thể hiện đúng ý đồ của bộ phim.
Đã từ lâu lắm rồi, cách tốt nhất để lôi kéo mọi người đến để xem một bộ phim đó chính là một chiếc poster bắt mắt. Trước khi các đoạn trailer bắt đầu xuất hiện bùng nổ trên khắp các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, khán giả chỉ có thể thấy chúng khi đang xem một tác phẩm khác trong rạp chiếu phim. Tuy vậy, các tấm poster luôn hiện diện xung quanh đó để thu hút sự chú ý của chúng ta.
Vì lý do này, các poster phim nhanh chóng trở thành một trong những công cụ marketing phim hiệu quả nhất, và một phần lớn thời gian và công sức đã được đổ ra để tạo nên một thứ có thể nắm bắt cốt lõi của bộ phim nhưng lại không hé lộ bất cứ điều gì.
Trong khi các poster phim vẫn là một vũ khí lớn trong bất cứ chiến dịch marketing phim nào, tầm quan trọng của chúng đã bắt đầu giảm dần trong vài thập kỷ qua. Điều này khiến cho những tấm poster được thực hiện trước khi mọi người có thể truy cập vào Internet ở cứ bất cứ thời điểm nào thường được thiết kế tốt hơn những tấm poster xuất hiện ở thời đại thông tin.
Mỗi bộ phim đều đi kèm với một chiếc poster và thậm chí nhiều phim còn có rất nhiều tấm poster với vô số những hình ảnh khác nhau, đồng nghĩa với việc có hàng trăm, hàng ngàn tấm poster ở ngoài kia, nhưng chỉ có 25 tấm dưới đây mới được xem là xuất sắc và quan trọng nhất trong lịch sự điện ảnh.
25. A Clockwork Orange (1971)
Ảnh: WhatCulture
Tấm poster của A Clockwork Orange cho thấy hình ảnh của Alex đối nghịch hoàn toàn với một phông nền trắng to lớn và câu tagline mô tả tất cả những gì bạn cần biết về anh ta.
24. Attack Of The 50ft Woman (1958)
Ảnh: WhatCulture
Allison Hayes đứng sừng sững phía trên con đường cao tốc trong tấm poster này và nó miêu tả chính xác nội dung của bộ phim chỉ trong một tấm hình.
23. Full Metal Jacket (1987)
Ảnh: WhatCulture
Video đang HOT
Sự hai mặt của con người chính là cốt lõi của bộ phim này và tất cả điều đó được thể hiện chỉ qua một bức ảnh nhờ vào biểu tượng hòa bình được đặt kế bên dòng chữ Born to kill.
22. Blade Runner (1982)
Ảnh: WhatCulture
Tấm poster tuyệt đẹp của Blade Runner với câu tagline giới thiệu nội dung chính, những tòa nhà mang phong cách vị lai và hai nhân vật thiết yếu của bộ phim.
21. Conan The Barbarian (1982)
Ảnh: WhatCulture
Bức tranh tuyệt vời này của họa sĩ Renato Casaro thể hiện hoàn hảo dáng đứng đầy kiêu hãnh của chàng nhân vật chính cùng với một câu tagline không thể phù hợp hơn.
20. Goodfellas (1990)
Ảnh: WhatCulture
Có rất nhiều thứ xảy ra trong Goodfellas, nhưng trọng tâm của bộ phim chính là ba nhân vật trên, câu tagline phía dưới họ và cái xác nằm ở đáy của tấm poster.
19. Metropolis (1927)
Ảnh: WhatCulture
Metropolis, theo nhiều cách, chính là bộ phim khoa học viễn tưởng đúng nghĩa đầu tiên và vẻ đẹp của nó đã được tái hiện lại trong bức tranh xuất sắc này của nhà thiết kế đồ họa người Đức Heinz Schulz-Neudamm.
18. Trainspotting (1996)
Ảnh: WhatCulture
Chủ đề của Trainspotting được tóm tắt lại trong đoạn trích dẫn ở phía trên cùng và đặc điểm tính cách của các nhân vật chính được thể hiện qua tư thế tạo dáng của họ.
17. National Lampoon's Vacation (1983)
Ảnh: WhatCulture
Mặc dù là một bộ phim hài, họa sĩ nổi tiếng Boris Vallejo đã khiến cho tấm poster này trở nên độc nhất bằng việc kết hợp yếu tố hiện đại với phong cách vẽ tranh kỳ ảo của ông.
16. The Usual Suspects (1995)
Ảnh: WhatCulture
Cho dù bạn chưa từng nghe đến The Usual Suspects thì câu tagline và bức hình đã tóm tắt lại nội dung của bộ phim cũng như không tiết lộ bất kì điều gì một cách hoàn hảo.
15. Ghostbusters (1984)
Ảnh: WhatCulture
Tấm poster của Ghostbusters cho thấy ba nhân vật chuẩn bị đối đầu với một thứ gì đó đáng sợ, nhưng cái logo ở phía sau lại cho bạn biết rằng đây không phải là một bộ phim kinh dị.
14. Pulp Fiction (1994)
Ảnh: WhatCulture
Tựa đề của Pulp Fiction ý chỉ một quyển sách cũ kĩ, rẻ tiền và đó chính xác là những gì được thể hiện qua tấm poster. Khẩu súng, khói thuốc và Uma Thurman đều phù hợp với chủ đề đó.
13. Airplane! (1980)
Ảnh: WhatCulture
Nếu dấu chấm thang ở cuối câu tiêu đề không khiến bạn tin rằng đây là một bộ phim hài thì hãy nhìn ngay vào chiếc máy bay được thắt thành nút.
12. Back To The Future (1985)
Ảnh: WhatCulture
Tấm poster của Back To The Future cho thấy Marty đang đứng xem thời gian bên cạnh đống lửa và một chiếc xe, thế nhưng phần lớn các chi tiết lại biến mất một cách lôi cuốn.
11. Gone With The Wind (1939)
Ảnh: WhatCulture
Tấm poster ban đầu của Gone With the Wind không có gì quá thú vị nhưng tấm poster của lần tái chiếu vào năm 1968 lại là một trong những hình ảnh quảng bá tốt nhất của bộ phim này.
10. The Graduate (1967)
Ảnh: WhatCulture
Có cách nào khác tốt hơn để lôi kéo khán giả đến với The Graduate ngoài việc thể hiện cảnh quay đã khiến bộ phim trở nên nổi tiếng cùng với câu tagline của nó?
9. Anatomy Of A Murder (1959)
Ảnh: WhatCulture
Tấm poster của Anatomy Of A Murder, được vẽ màu bởi Saul Bass, có thể được thiết kế một cách đơn giản nhưng đó chính là lý do vì sao đây lại là một tấm poster hoàn hảo và hấp dẫn.
8. The Silence Of The Lambs (1991)
Ảnh: WhatCulture
Bức ảnh này chứa đựng nhiều hơn những gì bạn nghĩ nhờ vào cái đầu lâu ở chính giữa. Hãy nhìn kĩ và bạn có thể thấy nó được tạo hình từ các cơ thể của con người.
7. Scarface (1983)
Ảnh: WhatCulture
Sự tương phản màu sắc trong tấm poster của Scarface cho thấy quá trình chuyển biến của nhân vật này cùng với một sự giải thích vắn tắt về nội dung của bộ phim.
6. Alien (1979)
Ảnh: WhatCulture
Bạn không hề biết quả trứng ở chính giữa là cái gì, thế nhưng tất cả mọi thứ về tấm poster này lại nhắc nhở bạn cần phải sợ hãi và dòng chữ phía dưới chính là một trong những câu tagline tuyệt vời nhất từng được viết.
5. Vertigo (1958)
Ảnh: WhatCulture
Tựa đề của Vertigo được tái hiện lại một cách đẹp đẽ trong bức ảnh giản đơn này của Saul Bass. Bạn không biết bộ phim này là về cái gì, nhưng chuyện đó cũng chẳng quan trọng lắm.
4. E.T. The Extra-Terrestrial (1982)
Ảnh: WhatCulture
Người ngoài hành tinh có thể rất đáng sợ, thế nhưng hình ảnh bàn tay của một đứa trẻ vươn tới một bàn tay kì diệu khác cho thấy tầm quan trọng của tấm poster này đối với thành công của bộ phim.
3. Star Wars (1977)
Ảnh: WhatCulture
Bức tranh tuyệt vời của Drew Struzan dành cho bộ phim Star Wars đầu tiên chính là một trong những tấm poster được biết đến nhiều nhất.
2. Raiders Of The Lost Ark (1981)
Ảnh: WhatCulture
Bức vẽ của Drew Struzan dành cho bộ phim Indiana Jones đầu tiên mô tả nhân vật chính và bản chất của bộ phim một cách hoàn hảo.
1. Jaws (1975)
Ảnh: WhatCulture
Không có một tấm poster nào khác trong lịch sử điện ảnh có thể tóm tắt lại một bộ phim tốt như bức vẽ đáng sợ của Roger Kastel dành cho Jaws - một tác phẩm kinh điển của đạo điễn Steven Spielberg.
Theo moveek.com
Tại sao Steven Spielberg nổi tiếng? (Phần 2) - Chật vật mới lấy được bằng cao đẳng Steven Spielberg đang ở thập kỷ thứ 5 trong sự nghiệp làm phim đầy kinh ngạc của ông. Với không quá nhiều tác phẩm nhưng dấu ấn mà Steven Spielberg tác động tới Hollywood nói riêng và ngành công nghiệp phim ảnh thế giới nói chung là rất đậm nét. Cùng tiếp tục câu chuyện về sự nghiệp của nhà làm phim tài...