Phim ảnh khiến khán giả hiểu sai về vũ trụ như thế nào?
Để đảm bảo độ hấp dẫn cho phim, nhiều đạo diễn thỏa sức sáng tạo, dẫn đến những tình tiết về vũ trụ xa rời thực tế.
Ảnh: Lucasfilm.
Vụ nổ ngoài không gian : Trong Star Wars, một vụ nổ lớn xảy ra khi tàu vũ trụ TIE bắn hạ X-Wing. Tuy nhiên, đây không phải cách các vật thể ngoài không gian vận hành. Cụ thể, ngoài vũ trụ không có oxy và âm thanh nên sự đốt cháy và tiếng nổ lớn không thể xảy ra. Những điều khán giả thấy trên phim vốn do cường điệu hóa để tạo kịch tính.
Ảnh: Space.
Bão cát trên Sao Hỏa: Trong Người về từ Sao Hỏa, Mark Watney (Matt Damon) là người duy nhất bị bỏ lại sau khi phi hành đoàn gặp bão bụi trên Hỏa Tinh. Theo khoa học, gió và bão bụi có xảy ra trên hành tinh thứ tư của Thái Dương Hệ. Tuy nhiên, bầu khí quyển của Sao Hỏa có mật độ siêu mỏng (bằng khoảng 1% mật độ của Trái Đất). Vì vậy, con người gần như không cảm nhận được gió khi đứng trên hành tinh này. Tác giả nguyên tác, Andy Weir, cũng thừa nhận đã bẻ cong sự thật để tạo ra nút thắt cốt truyện. “Tôi muốn có một tình tiết thú vị. Ngoài đời, không ai phải lo bị gió cuốn trên Sao Hỏa đâu nhé”, ông nói.
Ảnh: Universal Pictures.
Ánh sáng ngoài không gian: Trong cảnh mở đầu của First Man (2018), đạo diễn Damien Chazelle đã khéo léo sử dụng thủ pháp tương phản, đánh vào giác quan người xem. Cụ thể, khi Neil Armstrong (Ryan Gosling) bắt đầu xuyên qua tầng khí quyển Trái Đất, bầu trời bên ngoài sáng dần lên rồi đột ngột chuyển đen. Thực tế, càng lên cao, bầu trời càng tối do không có không khí để khúc xạ ánh sáng. Quá trình thực tế sẽ chuyển biến từ từ hơn thay vì đột ngột như có người bấm “công tắc đèn” như trên phim.
Ảnh: Letterboxd.
Tốc độ của Sao Thủy xung quanh Mặt Trời: Tác phẩm Sunshine (2007) của đạo diễn Danny Boyle khắc họa một nhóm nhà khoa học được đưa lên vũ trụ trên con tàu Icarus II, mang theo nhiệm vụ kích hoạt Mặt Trời, giải cứu nhân loại khỏi kỷ băng hà. Trong phim người xem chứng kiến hiện tượng nhật thực hiếm thấy khi Sao Thủy di chuyển ngang qua quả cầu lửa. Đáng nói, Trái Đất mất khoảng 88 ngày di chuyển quanh Mặt Trời, Sao Thủy của Sunshine lại bay vòng quanh với tốc độ chóng mặt.
Ảnh: Marvel Studios.
Cơ thể bị đóng băng ngoài không gian: Nhiều bộ phim khai thác tình tiết nhân vật bị đóng băng ngay sau khi không mặc đồ bảo hộ mà rơi vào vũ trụ. Theo khoa học, tốc độ tản nhiệt của cơ thể người không nhanh như trên phim. Chưa hết, chúng ta có thể nhịn thở tới 90 giây trước khi bị đóng băng. Sau đó, cơ thể từ từ vỡ vụn do áp suất của không khí bên trong lồng ngực làm rách các mô cơ. Guardians Of The Galaxy Vol 2. áp dụng chính xác cơ sở khoa học này trong cảnh chết của Yondu.
Ảnh: Universal.
Màu sắc của Hỏa Tinh: Mặc dù được đặt biệt danh là “Hành Tinh Đỏ”, màu sắc thực sự trên bề mặt Sao Hỏa ngả vàng nâu. Nhìn từ xa, hành tinh trông như khoác lớp áo màu đỏ do bụi oxit sắt gỉ sét trong bầu khí quyển. Nhiều bộ phim như The Angry Red Planet (1959), Mission to Mars (2000), The Red Planet (2000) hay The Martian (2015) đều mô tả Sao Hỏa như một quả cầu cam rực rỡ.
Ảnh: Paramount Pictures.
Bí ẩn về hố đen: Tác phẩm Interstellar (2014) của Christopher Nolan đề cập tới việc nhóm nhà du hành vũ trụ đi xuyên qua hố đen. Để thực hiện bộ phim, vị đạo diễn tài ba phải làm việc với nhiều chuyên gia và nhà vật lý thiên văn để đảm bảo tính khoa học sát thực tế nhất có thể. Thông tin xoay quanh hố đen còn nhiều bí ẩn, song, khoa học hiện chứng minh không có ánh sáng lọt được qua khu vực này. Chưa hết, mọi vật thể xâm nhập vào hố đen đều bị nghiền nát.
Hệ Mặt trời không chỉ có sự sống
Hệ Mặt trời của chúng ta không chỉ là nơi duy nhất trong vũ trụ từng được biết tới là có sự sống mà đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn.
Ảnh mô phỏng Hệ Mặt trời.
Sự phân bố các hành tinh
Hệ Mặt trời hiện được xác định có 8 hành tinh chính thức, cùng rất nhiều thiên thể nhỏ hơn chuyển động quanh một tâm chung là Mặt trời. 8 hành tinh của Hệ theo thứ tự tính từ trong ra gồm: Sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Điều thú vị khi các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm của 4 hành tinh gần Mặt trời (trong đó có Trái đất) là những hành tinh nhỏ có bề mặt rắn cấu tạo từ đất đá, trong khi đó 4 hành tinh phía ngoài đều có kích thước rất lớn và cấu tạo chủ yếu bởi khí và băng.
Điều gì đã dẫn tới sự phân bố như vậy? Để giải đáp câu hỏi đó, các nhà khoa học đã lần theo nhiều manh mối để mô tả lại quá trình hình thành hệ hành tinh của chúng ta. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Hệ Mặt trời ra đời từ một tinh vân lớn cách đây khoảng 4,6 tỷ năm. Một vụ nổ supernova, vụ nổ rất lớn vào cuối đời của một sao nặng, đôi khi được dịch không chính xác là "siêu tân tinh" ở khu vực lân cận đã kích hoạt sự xáo trộn của khí và bụi trong tinh vân, khiến chúng bắt đầu co lại.
Dưới tác dụng của lực hấp dẫn, tinh vân co lại ngày càng nhanh và bắt đầu quay quanh tâm của chính nó. Ở vùng trung tâm đó Mặt trời hình thành, còn các hành tinh thì hình thành nhờ sự co lại của những đám vật chất ở quỹ đạo cách xa trung tâm hơn. Hệ Mặt trời đã ra đời theo cách đó, và đến đây chúng ta cần lưu ý về thành phần các loại vật chất của nó như sau: Kim loại - 0,2%, các đá có chứa khoáng chất - 0,4%, băng hình thành từ nước, methane... - 1,4%, khí nhẹ (hầu hết là hydro và heli) - 98%.
Điều đó có nghĩa là Hệ Mặt trời của chúng ta hầu hết là khí. Toàn bộ lượng vật chất ở dạng rắn và lỏng tạo nên Trái đất cũng như mọi hành tinh, thiên thể khác và một phần ở ngay Mặt trời cũng chỉ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng của cả Hệ. Việc này đóng vai trò quyết định đối với sự phân bố các hành tinh mà chúng ta đang nói tới.
Kim loại tập trung ở vùng lõi
Trong giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời, vật chất nặng (các nguyên tố kim loại cùng hợp chất của chúng) có xu hướng "chìm" sâu vào gần trung tâm, giống như khi bạn thả một chiếc đinh sắt xuống nước. Việc đó khiến phần lớn kim loại tập trung ở Mặt trời và khu vực lân cận. Đồng thời, những hành tinh hình thành gần chịu lực hấp dẫn của Mặt trời lớn hơn. Lực hấp dẫn lớn không chỉ đóng vai trò lực kéo mà còn khiến các lớp vật chất bị nén chặt hơn, trong khi lớp khí loãng phía ngoài thì bị gió Mặt trời thổi dạt vào không gian.
Kết quả là các hành tinh ở gần Mặt trời chỉ còn các lớp vật chất rắn cùng khí quyển mỏng (riêng sao Thủy thì không có khí quyển). Trong khi đó, các hành tinh ở xa hình thành trong khu vực có lượng khí lớn. Các nhà khoa học cho rằng chúng vẫn có lõi kim loại rắn, nhưng với việc ít chịu tác động từ Mặt trời hơn, chúng dễ dàng lấy thêm vật chất dạng khí và băng trên quỹ đạo của mình, để cuối cùng tạo thành các hành tinh khổng lồ với thành phần chính là khí.
4 hành tinh ngoài cùng của Hệ Mặt trời này được gọi là các hành tinh khí khổng lồ bởi thành phần chính của chúng là các chất khí, riêng sao Thiên Vương và sao Hải Vương còn được gọi riêng là hành tinh băng khổng lồ (một phân nhánh của hành tinh khí khổng lồ) do bề mặt chúng được phủ bởi lớp băng tạo thành chủ yếu từ nước, amoniac và methane.
Mặc dù câu trả lời đã tương đối thỏa đáng, cho tới nay lịch sử hình thành Hệ Mặt trời vẫn còn nhiều điều chưa được hoàn toàn sáng tỏ. Các nhà khoa học có thể khẳng định rằng Hệ Mặt trời từng có số hành tinh nhiều hơn, thậm chí nhiều hơn rất nhiều con số ngày nay. Những va chạm lớn kéo dài trong khoảng 1 tỷ năm đầu tiên của Hệ Mặt trời đã khiến nhiều hành tinh biến mất.
Hồi kết nào cho các sao trong vũ trụ?
Các sao trong vũ trụ, trong đó có Mặt trời của chúng ta, đều không sống vĩnh viễn. Những sao có khối lượng trung bình như Mặt trời có cái chết được coi là khá yên ả trong khi các sao nặng có cái chết dữ dội hơn rất nhiều, với sự xuất hiện của những vụ nổ sáng nhất vũ trụ mà chúng ta gọi là supernova. Khi một đám khí và bụi có khối lượng đủ lớn co lại do lực hấp dẫn, khi mật độ đã đủ đậm đặc, ở trung tâm của nó nhiệt độ và áp suất lớn tới mức tách các electron khỏi hạt nhân của hydro (nguyên tố chiếm hầu hết khối lượng của đám khí) khiến chúng đạt trạng thái plasma.
Các hạt nhân hydro va chạm với nhau ở vận tốc rất lớn làm xuất hiện chuỗi phản ứng kết hợp hạt nhân - hay còn gọi là phản ứng nhiệt hạch. Trong chuỗi phản ứng này, hạt nhân hydro kết hợp thành hydro nặng, và cuối cùng là heli. Năng lượng giải phóng từ chuỗi phản ứng đó đủ lớn để ngăn cản sự co lại tiếp tục của đám khí, đồng thời phát ra bức xạ ở mọi bước sóng - trong đó có ánh sáng nhìn thấy. Đó là cách mà một ngôi sao ra đời.
Khi lượng hydro trong lõi ngôi sao gần cạn, năng lượng sinh ra không còn đủ để ngăn cản sự co lại do lực hấp dẫn nữa. Lõi sao co lại trong khi lớp vỏ ngoài phồng lên trước khi vỡ ra. Ở các sao như Mặt trời, lõi sao co tới khi trở thành một sao lùn trắng. Trong khi đó, các sao nặng không sống lâu như Mặt trời do phản ứng nhiệt hạch xảy ra nhanh hơn nhiều.
Chúng thường chỉ sống vài trăm hoặc thậm chí vài chục triệu năm. Ở cuối của giai đoạn này, năng lượng từ lõi sao được giải phóng đột ngột gây ra một vụ nổ rất lớn gọi là supernova. Vụ nổ này phá vỡ phần ngoài của lõi sao tạo thành một tàn dư trải rộng trong không gian, còn phần lõi trong cùng trở thành sao neutron hoặc lỗ đen tùy theo khối lượng.
Tuy vậy, còn hàng tỉ năm nữa mới đến hồi kết của Hệ Mặt trời. Các nghiên cứu về supernova vẫn đang được tiếp tục.
Vũ trụ có mùi bít tết và những điều bất ngờ ngoài không gian Công nghệ khoa học trở nên tiên tiến hơn giúp chúng ta sẵn sàng khám phá nhiều điều huyền bí của vũ trụ. Vũ trụ to lớn và chứa đựng những điều huyền bí vô tận. Khi công nghệ khoa học trở nên tiên tiến hơn, chúng ta khám phá được nhiều hơn, từ đó có thể chứng minh được các giả thuyết...