Phillippines: 93 người thiệt mạng do động đất
Ít nhất 93 người đã bị thiệt mạng sau khi một trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra tại khu vực miền trung Phillippines vào ngày hôm qua (15/10).
Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS), tâm chấn của trận động đất nằm dưới hòn đảo Bohol, nơi được cho là bị thiệt hại nặng nhất. Ít nhất 69 người được xác nhận thiệt mạng trên đảo Bohol, trong khi trận động đất cũng làm 15 người khác thiệt mạng ở tỉnh Cebu.
Hàng chục người bị thương do động đất cũng đang được điều trị. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, đường bị hư hỏng đã cản trở nỗ lực của lực lượng cứu hộ tại hiện trường.
Các quan chức trên đảo Bohol và tỉnh Cebu đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi trận động đất xảy ra. Một quan chức của Cơ quan kiểm soát thiên tai Phillippines cho biết đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại khu vực này trong 23 năm vừa qua.
Tổng thống Phillippines Benigno Aquino dự kiến sẽ tới thăm các khu vực chịu ảnh hưởng bởi trận động đất vào ngày hôm nay (16/10).
Tỉnh Cebu, có số dân hơn 2,6 triệu người, nằm cách thủ đô Manila khoảng 1 giờ bay. Trong khi đó, hòn đảo Bohol là một hòn đảo hấp dẫn khách du lịch với những bãi biển cát trắng và có thể di chuyển bằng thuyền từ Cebu.
Dưới đây là một số hình ảnh về trận động đất 7,2 độ richter tại Phillippines:
Động đất làm sập một nhà thờ cổ tại thị trấn Loboc trên đảo Bohol.
Video đang HOT
Một vết nứt xuất hiện giữa đường sau trận động đất trên đảo Bohol.
Tảng bê tông khổng lồ rơi xuống từ một tòa nhà đè bẹp chiếc ô tô ở tỉnh Cebu.
Mọi người hoảng sợ chạy ra đường sau khi cảm nhận mặt đất rung chuyển ở Cebu.
Cảnh sát kiểm tra thiệt hại sau động đất.
Bệnh nhân được sơ tán khỏi một bệnh viện ở Cebu.
Nhân viên cứu hộ tìm kiếm nạn nhân tại một tòa nhà bị sập ở Cebu.
Theo BBC
Trung Quốc đòi Mỹ, Nhật tránh xa Biển Đông
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm qua (10/10) đã kêu gọi cả Mỹ, Nhật Bản và các nước khác tránh xa các cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Lý Khắc Cường
"Trung Quốc và ASEAN đã nhất trí với nhau rằng, các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết một cách hòa bình thông qua những cuộc tham vấn và đàm phán giữa các nước có liên quan trực tiếp và những nước không liên quan thì không nên can thiệp vào", ông Lý Khắc Cường đã phát biểu thẳng thừng như vậy trước Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Brunei. Đây là cuộc họp có sự tham dự của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Đây là lần đầu tiên ông Lý Khắc Cường tham dự các hội nghị thượng đỉnh liên quan đến Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kể từ khi ông chính thức trở thành Thủ tướng Trung Quốc hồi tháng 3 đầu năm nay.
Sau khi kêu gọi các nước tránh xa Biển Đông, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh thêm rằng, tự do hàng hải ở Biển Đông "chưa bao giờ là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề".
Trong Hội nghị Thượng đỉnh giữa 18 quốc gia, ASEAN và Mỹ được cho là đã kêu gọi đẩy nhanh tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông nhằm làm dịu căng thẳng trong các cuộc tranh chấp và tránh khả năng bùng phát những cuộc xung đột vũ trang.
Mỹ không công khai đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông nhưng giới quan chức của cường quốc số 1 thế giới luôn miệng khẳng định Washington có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển trong khu vực. Vì thế, Mỹ cho biết, nước này rất mong muốn nhìn thấy một bộ quy tắc ứng xử được đưa vào áp dụng ở Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry - người thay mặt cho Tổng thống Barack Obama đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, cho biết, ASEAN và Trung Quốc cần phải tăng cường các cuộc đàm phán để đưa ra được một bộ quy tắc ứng xử bởi nếu thiếu nó thì sẽ khiến cho tình hình khu vực thêm bất ổn.
Phản ánh mong muốn trên, bản phác thảo tuyên bố chủ tịch của hội nghị đã "hoan nghênh" việc ASEAN và Trung Quốc chính thức có các cuộc tham vấn về bộ quy tắc ứng xử hồi tháng 9 và "nhấn mạnh sự cấp thiết" của việc ASEAN và Trung Quốc thực thi "một bộ quy tắc ứng xử chi tiết" góp phần vào việc giải quyết hiệu quả các cuộc xung đột
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như tỏ ra không mấy mặn mà với sáng kiến trên.
Trong một cuộc họp với giới lãnh đạo ASEAN cách đây 2 hôm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã phát biểu rằng, Bắc Kinh không muốn "quốc tế hóa" các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và muốn giải quyết chúng trên cơ sở "song phương" với từng nước có liên quan, một nguồn tin ngoại giao từ ASEAN cho hay.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
9 phóng viên Hồng Kông bị đuổi khỏi APEC vì hung hăng Indonesia đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng nước này ngăn cản tự do báo chí sau khi tịch thu giấy phép tác nghiệp của 9 phóng viên Hồng Kông (Trung Quốc) vì những người này đã lớn tiếng với nhà lãnh đạo Philippines trong khi phỏng vấn. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố rằng các...