Philippines yêu cầu Trung Quốc ngừng gây nguy hiểm ở Biển Đông
Manila hôm nay kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ hành động gây nguy hiểm đến tính mạng của ngư dân Philippines, sau khi cáo buộc một tàu Trung Quốc chủ động đâm ba tàu cá nước này ở Scarborough.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: Reuters.
“Philippines tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền chủ quyền và tài phán của Philippines đối với Bajo de Masinloc”, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói, sử dụng tên địa phương của bãi cạn Scarborough. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn này và gọi là Hoàng Nham.
Bình luận trên được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Philippines cáo buộc một tàu hải cảnh Trung Quốc hôm 29/1 đã cố ý đâm ba tàu cá Philippines ở khu vực ngoài khơi bãi cạn Scarborough, gây tổn hại và đe dọa sinh mạng các thuyền viên. Ngoài ra, 24 tàu Trung Quốc còn được cho là đánh bắt một loài trai khổng lồ đang gặp nguy hiểm trong cùng khu vực hôm 22/1. Cơ quan này đã gửi hai công văn phản đối hai vụ việc trên.
Trung Quốc phải “từ bỏ thực hiện những hành động không chỉ gây nguy hiểm đến tính mạng, kế sinh nhai và an toàn của ngư dân Philippines mà còn gây tổn hại đến môi trường biển tại khu vực đó”, ông del Rosario cho biết thêm.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh sẽ có phản ứng về sự phản đối của Philippines trong cuộc họp báo định kỳ hôm nay, một nữ phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila nói.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, một tuyến hàng hải quan trọng và được cho là có nhiều tài nguyên khoáng sản cùng thủy sản. Việt Nam, Philippines, Brunei và Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, khiến nơi này trở thành điểm nóng tiềm ẩn xung đột.
Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tháng 6/2012, sau cuộc đối đầu căng thẳng giữa tàu hải quân Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc. Bãi cạn này là khu vực có nhiều nguồn lợi thủy sản trên Biển Đông, cách đảo chính Luzon của Philippines 220 km về phía tây. Manila đã yêu cầu Tòa trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển với Bắc Kinh và đang chờ phản hồi.
Trung Quốc có ý định chiếm Biển Đông nhiều nhất có thể, Michael Tkacik, chuyên gia an ninh tại Đại học Stephen F. Austin State bang Texas, phát biểu trong một diễn đàn an ninh tổ chức ở Manila hôm qua. Theo Tkacik, đối đầu liên quan đến các đảo, bãi cạn có thể đẩy Trung Quốc vào xung đột với một cường quốc khác là Mỹ, đồng minh quân sự của Philippines.
Tàu do thám Trung Quốc ở ngoài khơi bãi cạn Scarborough năm 2012. Ảnh: Philippine Navy/AFP.
Theo VnExpress
Trung Quốc sẽ phát triển hàng loạt mỏ dầu ở Biển Đông?
Kế hoạch phát triển 9 mỏ dầu mới vừa được chính phủ Trung Quốc đưa ra cho giai đoạn đến 2020.
Ngày 28/11, tờ Nhật báo Thương mại Hong Kong đưa tin Tổng Văn phòng Quốc vụ viện Trung Quốc vừa thông báo về kế hoạch phát triển 9 mỏ dầu lớn trên vùng biển Bột Hải và Biển Đông để "đảm bảo các nguồn năng lượng" của nước này.
Giàn khoan 981 mà Trung Quốc từng kéo trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc đề xuất phát triển các mỏ dầu lớn ở Biển Đông. Theo ước tính được đưa ra trong kế hoạch khai thác giai đoạn 2014-2020, những mỏ dầu này có thể sản xuất được trên 10 ngàn tấn một năm.
Theo Nhật báo Thương mại Hong Kong, kế hoạch này của chính phủ Trung Quốc đưa ra những chỉ đạo đối với việc phát triển các mỏ dầu trên biển, đồng thời cam kết duy trì các mỏ dầu hiện tại và xây dựng những mỏ dầu mới trên đất liền.
Cũng theo tờ báo này, hoạt động phát triển các mỏ dầu này của Trung Quốc tất yêu sẽ dẫn tới những xung đột với các quốc gia láng giềng. Hiện Trung Quốc vẫn đang có những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển với nhiều quốc gia láng giềng, từ Nhật Bản ở phía bắc cho tới Việt Nam, Philippines ở phía nam.
Nhật báo Thương mại Hong Kong nhận định rằng kế hoạch phát triển các mỏ dầu trên biển Bột Hải và Biển Đông được chính phủ Trung Quốc đưa ra sau khi nước này đạt được những bước đột phá về công nghệ khoan dầu trên biển cũng như nhu cầu năng lượng trong nước ngày càng tăng cao trong thời gian gần đây.
Theo khảo sát của Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Á và Viễn Đông được thực hiện năm 1966, biển Hoa Đông là nơi có một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới với trữ lượng từ 3 đến 7 tỉ tấn.
Trung Quốc cũng đã thực hiện các hoạt động khảo sát khoảng 160.000 km vuông trên Biển Đông, nơi được cho là có khoảng 5,22 tỉ tấn dầu và lượng khí đốt có giá trị trên 325 triệu USD. Hồi tháng Năm vừa qua, Trung Quốc đã ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam để khoan thăm dò, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Theo ước tính của Nhật báo Thương mại Hong Kong, nếu Trung Quốc có thể khai thác được 1/3 lượng dầu mỏ và khí đốt trên Biển Đông trong vòng 20 năm tới, tốc độ tăng trưởng GDP của nước này có thể tăng trưởng từ 1-2%.
Theo Tri Thức
Sân bay phi pháp ở Chữ Thập tạo đoàn kết chống Bắc Kinh bành trướng Tiềm ẩn trong lời nói của Tập Cận Bình và hành động của Trung Quốc là việc Bắc Kinh sẽ không dừng lại việc khẳng định yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp). Lính Trung Quốc, ảnh minh họa. Tờ Lowy Interpreter ngày 28/11 bình luận, 2 tàu hải quân hiện đại nhất Việt Nam đã cập cảng Philippines bắt đầu...