Philippines xem xét gia hạn biện pháp tự vệ với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ Công Thương cho biết: Dự kiến ngày 1/4/2022 và từ 4-7/4/2022 Ủy ban Thuế quan Philippines sẽ tổ chức Phiên điều trần công khai để xem xét gia hạn biện pháp tự vệ đối với mặt hàng xi măng nhập khẩu từ một số nước; trong đó, có Việt Nam.
Công nhân Công ty cổ phần xi măng La Hiên – VVMI bốc xếp xi măng cho khách hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN
Bởi phía Philippines cho rằng, lượng nhập khẩu xi măng gia tăng đột biến là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nước này.
Theo Bộ Công Thương, ngày 11 tháng 3 năm 2022, Ủy ban Thuế quan Philippines thông báo kế hoạch triển khai tiếp theo trong vụ việc xem xét gia hạn biện pháp tự vệ đối với mặt hàng xi măng loại 1 và loại 1P nhập khẩu từ một số nước; trong đó, có Việt Nam.
Kế hoạch nêu rõ việc nộp biểu mẫu 5-A của Ủy ban Thuế quan (gửi kèm theo) và bản kế hoạch điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước là ngày 17/3. Ngày 18-24/3/2022 cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra tại chỗ theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Việc ban hành dự thảo kết luận điều tra và thông báo về việc tổ chức Phiên điều trần công khai dự kiến diễn ra ngày 25/3/2022. Tổ chức Phiên điều trần công khai dự kiến diễn ra ngày 1/4/2022 và 4-7/4/2022. Đến tháng 4/2022 ban hành kết luận cuối cùng của Ủy ban Thuế quan.
Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp có liên quan chủ động nghiên cứu bản thông báo của Ủy ban Thuế quan; đồng thời chủ động theo dõi, cập nhật thông tin vụ việc.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đặc biệt trong trường hợp phát sinh các vấn đề bất thường.
Trước đó, sau quá trình điều tra Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) kết luận lượng nhập khẩu xi măng đã gia tăng đột biến là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ điều tra.
Nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa cũng như thúc đẩy ngành sản xuất nội địa tiếp tục phát triển, vào đầu năm 2019, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 8,40Php/túi40kg, tương đương khoảng 4 USD/tấn đối với xi măng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Ngày 2/12: Có 13.698 ca mắc COVID-19, TP HCM vẫn nhiều nhất với 1.738 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 2/12 của Bộ Y tế cho biết có 13.698 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố, TP HCM vẫn nhiều nhất với 1.738 ca; Trong ngày có 13.258 ca khỏi và 210 trường hợp tử vong.
Thông tin các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam
Tính từ 16h ngày 01/12 đến 16h ngày 02/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.698 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 13.677 ca ghi nhận trong nước (giảm 829 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 7.538 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.738), Cần Thơ (985), Tây Ninh (768), Sóc Trăng (747), Bà Rịa - Vũng Tàu (637), Đồng Tháp (606), Vĩnh Long (594), Bến Tre (507), Bình Thuận (502), Hà Nội (499), Cà Mau (496), Bạc Liêu (492), Đồng Nai (475), Bình Phước (472), Bình Dương (414), Kiên Giang (405), Khánh Hòa (394), Hậu Giang (296), An Giang (271), Trà Vinh (202), Lâm Đồng (197), Tiền Giang (176), Bình Định (169), Thừa Thiên Huế (143), Hà Giang (120), Thanh Hóa (94), Bắc Ninh (94), Thái Nguyên (87), Đắk Nông (86), Đà Nẵng (82), Long An (81), Nghệ An (69), Ninh Thuận (68), Quảng Nam (66), Nam Định (63), Đắk Lắk (58), Hưng Yên (55), Hòa Bình (47), Phú Yên (44), Hải Dương (39), Quảng Ngãi (38), Hải Phòng (37), Tuyên Quang (33), Lạng Sơn (29), Gia Lai (27), Thái Bình (26), Vĩnh Phúc (24), Phú Thọ (20), Bắc Giang (19), Quảng Ninh (16), Quảng Bình (15), Quảng Trị (14), Cao Bằng (12), Yên Bái (8 ), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Kon Tum (5), Sơn La (2), Điện Biên (1), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-284), Bình Dương (-228), Bà Rịa - Vũng Tàu (-119).
Video đang HOT
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu ( 80), Bến Tre ( 88), TP HCM ( 83).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.568 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 2/12
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.266.288 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.846 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (473.871), Bình Dương (283.287), Đồng Nai (88.230), Long An (38.404), Tây Ninh (30.125).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 13.258 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.005.310 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.600 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.387 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.359 ca
- Thở máy không xâm lấn: 162 ca
- Thở máy xâm lấn: 677 ca
- ECMO: 15 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 01/12 đến 17h30 ngày 02/12 ghi nhận 210 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (80) trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Kiên Giang (2), Sóc Trăng (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (23), Cần Thơ (16), An Giang (14), Kiên giang (12), Long An (11), Tây Ninh (8), Bình Dương (8), Tiền Giang (8), Bạc Liêu (6), Đồng Tháp (5), Sóc Trăng (4), Bình Thuận (3), Khánh Hoà (2), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Hà Nội (1), Hà Giang (1), Lâm Đồng (1), Bình Phước (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1).
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 Astra Zeneca do Argentina trao tặng
Bộ Y tế tiếp nhận hàng triệu khẩu trang, hệ thống xét nghiệm, dung dịch tiêm phục vụ chống dịch COVID-19
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam nói gì về gia hạn sử dụng vaccine COVID-19 Pfizer?
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 179 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 193.475 xét nghiệm cho 392.175 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.514.129 mẫu cho 68.989.197 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 01/12 có 1.714.026 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 125.164.684 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 72.427.696 liều, tiêm mũi 2 là 52.736.988 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 263.893.043 ca nhiễm, trong đó 238.226.311 khỏi bệnh; 5.245.152 tử vong và 20.421.580 đang điều trị (87.093 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 172.726 ca, tử vong tăng 3.303 ca.
- Châu Âu tăng 148.183 ca; Bắc Mỹ tăng 3.416 ca; Nam Mỹ tăng 34 ca; châu Á tăng 18.525 ca; châu Phi tăng 584 ca; châu Đại Dương tăng 1.984 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 6.891 ca, trong đó: Thái Lan tăng 4.971 ca, Philippines tăng 564 ca, Campuchia tăng 23 ca, Lào tăng 1.333 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 về Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị.
- Bộ Y tế có văn bản gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng chống dịch.
- Bộ Y tế tổ chức Lễ tiếp nhận hàng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 của một số Nhà tài trợ.
- Chuẩn bị Tổ chức Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế và Ban chấp hành Trung ương Đảng tới làm việc với tỉnh Đắc Lắc về kết quả công tác y tế, phòng chống dịch COVID-19 năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 ngày 03/12/2021.
- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chuẩn bị các phương án về vaccine, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.
Quản lý cấp cao bỏ Google về Việt Nam khởi nghiệp 30 tuổi, Huy Nguyễn trở thành một trong những quản lý cấp cao trẻ nhất của Google, nhưng quyết định rời thung lũng Silicon về Việt Nam khởi nghiệp blockchain. Huy Nguyễn, sinh năm 1987, tốt nghiệp loại ưu ngành Kỹ thuật điện - điện tử và Khoa học máy tính tại Đại học UC Berkeley. Sau khi ra trường, anh gia nhập...