Philippines và Ấn Độ có số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất trong nhiều tháng
Ngày 11/3, Bộ Y tế Philippines cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 3.749 ca nhiễm mới, đây là mức cao nhất theo ngày trong gần 6 tháng, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 607.048 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Số ca tử vong do COVID-19 đã tăng thêm 63 ca lên 12.608 ca. Nhà chức trách Philippines đã cảnh báo người dân không nên chủ quan và áp dụng giãn cách xã hội để tránh làm dịch bệnh lây lan.
Trong khi đó, Bộ Y tế Malaysia đã ghi nhận thêm 1.647 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 319.364 ca. Trong số các ca nhiễm mới, có 1.642 ca lây nhiễm trong nội địa. Số ca tử vong đã tăng thêm 9 ca lên 1.200 ca. Số bệnh nhân phục hồi đã tăng thêm 2.104 người lên 300.620 người. Tỷ lệ khỏi bệnh là 94,1%.
Tại Thái Lan, Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) cho biết trong ngày 11/3, nước này đã ghi nhận thêm 58 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 26.598 ca. Trong số các ca nhiễm mới, có 53 ca lây nhiễm trong nội địa với 36 ca được xác nhận thông qua xét nghiệm tại các nhà máy, chợ thực phẩm và các cộng đồng tại Samut Sakhon, Pathum Thani, thủ đô Bangkok và một số tỉnh khác. Tổng cộng Thái Lan có 85 ca tử vong do COVID-19 và 26.000 bệnh nhân đã phục hồi và xuất viện.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong phiên họp bất thường vào sáng cùng ngày, Thượng viện Campuchia đã thông qua dự luật về “Các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chết người khác”. Dự luật được 39 nghị sĩ thông qua nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Video đang HOT
Dự luật vừa được thông qua gồm 6 chương và 18 điều với mục đích phòng chống dịch COVID-19 lan rộng trong cộng đồng, cũng như áp đặt các chế tài mạnh, trong đó có phạt tù những đối tượng coi thường biện pháp phòng dịch và làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Trước đó, Quốc hội Campuchia đã thông qua dự luật vào ngày 5/3 vừa qua.
Trong khi đó, trang mạng Fresh News của Campuchia đưa tin tối 10/3, Thủ tướng Hun Sen đã chỉ đạo các bộ và chính quyền các tỉnh lập thêm các điểm hỏa táng bệnh nhân tử vong do COVID-19. Nhà lãnh đạo Campuchia cũng chỉ đạo cho phép tín đồ Hồi giáo, dân tộc thiểu số có người thân qua đời do COVID-19 được phép chôn chất theo đúng nghi lễ, phong dục dân tộc nhưng phải đảm bảo điều kiện phòng dịch.
Trong ngày 11/3, Bộ Y tế Campuchia thông báo có thêm 39 ca nhiễm mới liên quan đến “sự cố cộng đồng ngày 20/2″ và xác nhận 1 trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19 tại nước này. Tổng số mắc COVID-19 tại Campuchia là 1.163 ca. Số bệnh nhân bình phục là 597 người.
Tại Ấn Độ, Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình ngày 11/3 đã ghi nhận 22.854 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là mức tăng theo ngày cao nhất tại Ấn Độ trong hơn 2 tháng kể từ ngày 26/12/2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, bang Tây Maharashtra là nơi dịch bệnh hoành hành mạnh nhất với gần 13.700 ca nhiễm mới trong ngày 10/3, chiếm gần 60% tổng số ca nhiễm mới trên cả nước. Tiếp đến là bang Kerala với gần 2.500 ca và Punjab gần 1.400 ca. Theo lãnh đạo thành phố Nagpur, bang Maharashtra, thành phố này sẽ thực thi một “lệnh phong tỏa nghiêm ngặt” từ ngày 15-21/3 do số ca mắc đang tăng mạnh kể từ tháng trước.
Tính đến nay, Ấn Độ đã tiêm phòng COVID-19 cho tổng cộng 25,6 triệu người.
Thế giới có trên 117,5 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h ngày 8/3 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 117.527.144 ca mắc COVID-19 và 2.606.905 ca tử vong.
Số ca được điều trị khỏi là 93.039.448 ca. Ước tính cho đến nay khoảng 301,4 triệu người trên toàn cầu đã được tiêm chủng (khoảng 3,8%), cao hơn 2,5 lần so với số ca mắc COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Mỹ chiếm tới 25% tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới, trong khi số ca tử vong chiếm 20%. Cụ thể, Mỹ hiện ghi nhận 29.697.188 ca mắc COVID-19, cao nhất trên thế giới, trong đó có 537.841 ca tử vong. Một năm sau kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, quốc gia này vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ 4 dù đang chạy đua với thời gian để tiêm phòng cho người dân cũng như ngăn chặn số ca nhập viện và tử vong vì virus đáng sợ này gia tăng.
Đứng thứ hai trên thế giới về số ca mắc COVID-19 là Ấn Độ với 11.229.398 ca mắc và 157.890 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, nước này phát hiện thêm 18.711 ca dương tính với SARS-CoV-2, mức cao mới trong những ngày gần đây. Ấn Độ đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh mới khi số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày tại nước này liên tục tăng trong nhiều ngày qua. Từ ngày 11/3, thành phố Aurangabad thuộc bang miền Tây Maharashtra bắt đầu áp đặt lệnh phong tỏa một phần vào các ngày trong tuần và phong tỏa hoàn toàn vào các ngày cuối tuần.
Sau Ấn Độ là Brazil với 11.019.344 ca mắc và 265.500 ca tử vong. Đáng chú ý, tại bang Mato Grosso - khu vực sản xuất ngũ cốc lớn nhất tại nước này, mạng lưới bệnh viện đã bắt đầu quá tải do số bệnh nhân COVID-19 gia tăng. Đây là bang thứ ba ở Brazil đề nghị chuyển bệnh nhân COVID-19 ra khỏi bang do thiếu giường bệnh trong làn sóng lây nhiễm mới nhất. Trong 2 tuần qua, số ca tử vong tại bang này tăng thêm 28%.
Tại Đông Nam Á, tình hình dịch COVID-19 ở Campuchia đang nóng lên khi số ca mắc nhanh chóng vượt 1.000 người hơn hai tuần sau "Sự kiện lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2". Sáng 8/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận 24 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc trong nước lên ư1.011 người, trong đó 517 người đã bình phục. Hiện nhiều địa phương tại Campuchia đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 sau khi "Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2" ở thủ đô Phnom Penh chính thức lan ra 5 tỉnh.
Philippines trong ngày 8/3 cũng ghi nhận 3.346 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 597.763 ca. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp Philippines có trên 3.000 ca mắc mới. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước này đã lên tới 12.521 ca. Đến nay, Philippines đã thực hiện lệnh phong tỏa gần 1 năm để phòng chống dịch COVID-19.
Tại Syria, Tổng thống Bashar al-Assad và Phu nhân đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi có các triệu chứng nhẹ.
Ngoài một số điểm nóng kể trên, tình hình dịch COVID-19 ở các khu vực khác trên thế giới nhìn chung có chiều hướng lắng dịu. Thái Lan cho biết bắt đầu từ tháng 4 tới, nước này sẽ giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với người nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhập cảnh nước này, từ 14 ngày hiện nay xuống còn 7 ngày. Người nước ngoài phải được tiêm phòng COVID-19 trong vòng 3 tháng trước khi nhập cảnh Thái Lan và phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Những du khách chưa tiêm phòng nhưng có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính sẽ phải cách ly 10 ngày.
Trong khi đó, tại Israel, lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài đã được dỡ bỏ sau gần 3 tháng áp đặt. Theo đó, công dân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Israel nếu đơn xin nhập cảnh của họ được ủy ban đặc biệt xét duyệt. Nội các Israel cũng cho phép người dân nước này nhập cảnh về nước, với tối đa 3.000 người mỗi ngày. Theo Bộ Y tế Israel, hệ số lây nhiễm COVID-19 ở nước này đã giảm từ 1,02 xuống 0,99 - tức một bệnh nhân COVID-19 sẽ chỉ lây bệnh ra cộng đồng cho một người khác.
Chính phủ Anh cũng đang bắt đầu nới lỏng các hạn chế phòng dịch, với hy vọng sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường vào cuối tháng 6. Hàng triệu trẻ em ở vùng England đã đi học trở lại trong ngày 8/3 sau hai tháng nghỉ ở nhà do dịch COVID-19. Cùng ngày, hàng trăm nghìn người sống ở các cơ sở chăm sóc ở vùng England có thể bắt đầu đón khách đến thăm ở không gian trong nhà. Ngoài ra, hai người không cùng một gia đình cũng có thể gặp nhau ở không gian công cộng. Giai đoạn nới lỏng tiếp theo là vào ngày 29/3, theo đó việc tụ tập ngoài trời được cho phép 6 người hoặc 2 hộ gia đình tham gia. Các hoạt động thể thao ngoài trời như tennis, bóng rổ và golf cũng được phép diễn ra.
Dịch COVID-19: Philippines gia hạn các biện pháp hạn chế tại thủ đô Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế một phần tại thủ đô Manila tới cuối tháng 3 trong khi quốc gia này chờ được bàn giao vaccine phòng COVID-19. Cụ thể, trong thông báo đưa ra ngày 27/2, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết các biện pháp hạn chế...