Philippines ủng hộ Nhật nâng cấp quân đội
Tàu chiến và cờ của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật – Ảnh: AFP
Philippines sẽ ủng hộ nhiệt thành việc Nhật sửa đổi hiến pháp hòa bình để nâng cấp Lực lượng Phòng vệ nhằm trở thành một đối trọng với Trung Quốc trong khu vực, theo Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn được tờ báo Anh Financial Times đăng tải hôm 9.12, ông del Rosario nói: “Chúng tôi sẽ rất hoan nghênh điều đó. Chúng tôi trông đợi những yếu tố cân bằng trong khu vực và Nhật có thể là một yếu tố cân bằng đáng kể”.
Theo tờ Financial Times, tuyên bố bất thường của ông del Rosario phản ánh sự lo ngại của Manila trước những hành vi khiêu khích của Trung Quốc tại biển Đông.
Phát biểu có thể khiến Bắc Kinh tức giận được đưa ra trước thềm cuộc bầu cử Nhật vào ngày 16.12, vốn được dự đoán sẽ chứng kiến sự trở lại của cựu Thủ tướng Shinzo Abe, người cam kết sẽ sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật và tăng cường quân sự.
Video đang HOT
Việc sửa đổi hiến pháp nhằm nâng cấp Lực lượng Phòng vệ Nhật thành quân đội toàn diện sẽ cho phép lực lượng này nhiều quyền tự do hoạt động hơn và có thể thay đổi cán cân quân sự ở châu Á, theo Financial Times.
Sự cổ vũ từ các quốc gia châu Á có thể sẽ góp phần khuyến khích ông Abe sửa đổi hiến pháp.
Lâu nay, Bắc Kinh vẫn bày tỏ lo ngại về sự trở lại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Tuy nhiên, thái độ của Philippines, nước từng bị Nhật chiếm đóng, gợi ý rằng những lo ngại về sự hung hăng của Trung Quốc có thể đã bắt đầu lấn át ký ức về các hành động xâm lược trước đây của Nhật.
Mới đây, Philippines đã phản ứng dữ dội tuyên bố của chính quyền tỉnh Hải Nam về việc ngăn chặn và khám xét tàu bè trong vùng biển mà tỉnh này cho là thuộc quyền quản lý của họ.
Philippines cũng phản đối và từ chối đóng dấu vào hộ chiếu in “đường lưỡi bò” của các công dân Trung Quốc.
Nhật và Philippines vốn có nhiều hoạt động tăng cường hợp tác quân sự trong thời gian gần đây. Vào tháng 7, Nhật và Philippines đã ký thỏa thuận có thời hạn 5 năm nhằm tăng cường hợp tác quân sự thông qua việc trao đổi sĩ quan và công nghệ. Nhật sẽ cung cấp 12 tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Philippines theo hình thức viện trợ ODA.
Theo TNO
Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật trên Senkaku/Điếu Ngư
Vào lúc hải quân Trung Quốc phô trương thanh thế tại Biển Đông và biển Hoa Đông, Thượng viện Mỹ đã thêm vào dự luật ngân sách 2013 một điều khoản bổ sung ngăn chặn Trung Quốc tranh giành quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật ủng hộ Nhật trên Senkaku/Điếu Ngư.
Một điều luật bổ sung vào ngân sách quốc phòng Mỹ 2013 vừa được Thượng viện Mỹ nhất loạt thông qua khẳng định lời cam kết sát cánh với Nhật Bản bảo vệ chủ quyền tại đảo Senkaku/Điếu Ngư. Washington sẽ chống lại mọi biện pháp uy hiếp của Trung Quốc đối với "đồng minh Thái Bình Dương của Mỹ" từ áp lực đến vũ lực để lấn chiếm biển đảo.
Sáng kiến này do bốn Thượng nghị sĩ gồm ông Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á Thái Bình Dương, James Inhof, Joe Liberman và John McCaine đồng bảo trợ và đã nhận được đồng thuận 100%. Dự luật bổ sung ghi nhận là trong khi Hoa Kỳ "không lấy lập trường" về chủ quyền của quần đảo nhưng Hoa Kỳ "công nhận quyền cai quản của Nhật Bản trên quần đảo Senkaku".
Thượng viện Mỹ khẳng định "những hành động đơn phương của một phe thứ ba không làm lay chuyển (lập trường) của Mỹ công nhận Nhật Bản cai quản quần đảo Senkaku". Dự luật còn tái khẳng định hiệp ước "Hợp tác an ninh và quốc phòng Mỹ Nhật" và cảnh báo Trung Quốc và nếu họ tấn công Nhật Bản thì Hoa Kỳ sẽ đáp trả theo các điều cam kết trong hiệp ước an ninh hỗ tương Mỹ Nhật.
Cuối cùng, Thượng viện Mỹ nhắc lại và nhấn mạnh "quyền lợi quốc gia của Mỹ gắn liền với quyền tự do giao thông, hòa bình ổn định, tôn trọng luật hàng hải quốc tế trong khu vực". Thượng nghị sĩ John Webb tuyên bố rằng dự luật bổ sung này là "lời ủng hộ mạnh mẽ cho một đồng minh sinh tử của Mỹ tại Thái Bình Dương".
Cũng trong bối cảnh Bắc Kinh từng bước làm mưa làm gió trong vùng biển châu Á, trước đó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ "chất vấn giới lãnh đạo Trung Quốc" về thông tin chính thức cho rằng kể từ tháng 1/2013, cảnh sát biển Trung Quốc sẽ khám xét tàu bè trên vùng biển Đông Nam Á.
Cho đến ngày 1/12, Đài Loan và Philippines phản ứng lên án Bắc Kinh. Còn Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN, qua tuyên bố của Tổng thư ký Surin Pitsuwan, tỏ ý quan ngại trước "diễn biến mới nghiêm trọng" này.
Theo Dantri
Thượng viện Mỹ cam kết ủng hộ Nhật trong vụ "Senkaku" Thượng viện Mỹ vừa nhất trí thông qua văn bản bổ sung một dự luật, tái khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu Trung Quốc và tàu Nhật rượt đuổi ở vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư. Động thái này diễn ra trong bối cảnh...