Philippines: ‘Tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề toàn cầu’
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm nay nhận định tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông là vấn đề toàn cầu bởi thương mại thế giới sẽ bị ảnh hưởng từ hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino. Ảnh: Reuters.
Philippines tiếp tục khẳng định Biển Đông không chỉ là vấn đề khu vực,Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết. “Đây là vấn đề của toàn cầu bởi 40% giá trị thương mại toàn thế giới đi qua đây. Các lãnh đạo thế giới đã bày tỏ lo ngại về điều này”.
Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang đẩy nhanh xây dựng một đường băng có thể sử dụng cho mục đích quân sự ở quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh có thể còn có dự tính xây thêm công trình tương tự, động thái khiến Mỹ và châu Á quan ngại.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên một số quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Philippines. Biển Đông có tiềm năng về năng lượng và là tuyến đường hàng hải quan trọng, với lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua vùng này mỗi năm.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) hôm 15/4 ra tuyên bố về an ninh hàng hải, trong đó bày tỏ quan ngại về những hành động đơn phương trên Biển Đông, bao gồm “cải tạo đất quy mô lớn làm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng”.
Philippines từng nhiều lần phản đối những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông và đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài Quốc tế. Tòa dự kiến có phán quyết vào đầu năm 2016 dù Trung Quốc từ chối tham gia.
Như Tâm
Theo VNE
Thực phẩm không an toàn là 'hiểm họa toàn cầu'
Những loại thực phẩm ô nhiễm, chứa độc tố gây ra hơn nửa tỉ ca bệnh mỗi năm, BBC dẫn thông báo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.
Ảnh minh họa
Theo thống kê được BBC đăng tải ngày 2.4, WHO nói riêng trong năm 2010 có 351.000 ca tử vong liên quan đến việc sử dụng thực phẩm không an toàn. WHO cảnh báo đây là "hiểm họa toàn cầu đang ngày một gia tăng".
Theo đó, WHO cho rằng ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cần liên tục được phổ cập. Đa phần quan niệm chỉ những sản phẩm lâu ngày, ôi thiu mới đáng ngại song thực tế không phải vậy. Thực phẩm xếp vào loại "không an toàn" bao gồm cả thịt nấu chưa chín hoặc quy trình sản xuất không an toàn. Những loại thực phẩm chưa chín sẽ chứa vi khuẩn, có thể gây ra 200 vấn đề sức khỏe khác nhau từ tiêu chảy đến ung thư, BBC dẫn thông báo của WHO.
Tổng giám đốc WHO, tiến sĩ Margaret Chan cảnh báo: "Một vấn đề về thực phẩm ở địa phương có thể nhanh chóng biến thành một trường hợp khẩn cấp quốc tế".
Theo bà Margaret Chan, việc thương mại thực phẩm toàn cầu hóa như hiện nay là nguyên nhân không nhỏ khiến các bệnh dịch nhanh chóng lây lan, chỉ cần xuất phát từ một địa phương xuất khẩu không an toàn.
"Những thay đổi trong sản xuất khiến thực phẩm bị ô nhiễm với các vi khuẩn có hại, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất", bà Margaret Chan nói thêm.
Báo cáo của WHO cũng cho thấy hầu hết các trường hợp tử vong đều do khuẩn salmonella, vi khuẩn E.coli hay norovirus. Đa số người thiệt mạng đến từ châu Phi và Đông Nam Á. Riêng những trẻ em dưới 5 tuổi chiếm tới 40% các ca tử vong, là nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Thiệt hại về vấn đề an toàn thực phẩm ngoài tính mạng con người cũng ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế.
Theo ước tính, dịch E.coli ở Đức năm 2011 gây tổn thất 1,3 tỉ USD cho nông dân và các ngành công nghiệp, theo WHO. Họ kêu gọi chính phủ các nước hãy đẩy mạnh chiến dịch vệ sinh an toàn thực phẩm.
Từ ngày 7.4, WHO dự kiến sẽ khởi động chiến dịch vệ sinh thực phẩm, bao gồm phổ biến rộng rãi kiến thức làm thức ăn an toàn ở mọi khâu chế biến.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
IS vươn vòi ra toàn cầu Việc Nhà nước Hồi giáo tuyên bố nhận trách nhiệm các vụ tấn công ở Yemen và Tunisia cho thấy tham vọng bành trướng toàn cầu của tổ chức này. IS đã tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom đẫm máu ở Yemen - Ảnh: AFP Theo AFP dẫn nguồn từ Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại...