Philippines tống giam 11 ngư dân Trung Quốc
Ngày 10.5, giới chức Philippines thông báo đã đưa 11 ngư dân Trung Quốc bị bắt với cáo buộc đánh bắt rùa biển quý hiếm tới một nhà tù ở tỉnh Palawan, tây nam nước này, bất chấp yêu cầu thả người của Bắc Kinh, theo Reuters.
Ảnh minh họa
Những ngư dân bị bắt ngày 6.5 sau khi cảnh sát Philippines phát hiện tàu cá của họ chở khoảng 350 con rùa biển quý hiếm tại bãi cạn Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Các bị cáo có thể bị khởi tố về tội vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã và nếu bị kết tội họ có thể lãnh án từ 12 – 20 năm tù giam. Luật sư Allen Ross Rodriguez của chính quyền Philippines cho hay 11 ngư dân Trung Quốc sẽ bị giam trong tù cho đến khi văn phòng công tố Palawan quyết định có khởi tố họ hay không. Trước đó, Bắc Kinh yêu cầu Manila thả người “ngay lập tức”, nhưng giới chức Philippines không chỉ phớt lờ mà còn tung nhiều hình ảnh về cảnh ngư dân bị bắt cùng 350 con rùa biển quý hiếm bị tịch thu.
Video đang HOT
Theo TNO
Hành vi gây hấn đối với an ninh khu vực
Ngày 9.5, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố nước này xem hoạt động triển khai giàn khoan xuống biển Đông của Trung Quốc là hành động gây hấn đối với an ninh khu vực.
Bài báo của Asahi Shimbun - Ảnh: TL
Kyodo News dẫn lời ông Kishida nhấn mạnh: "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về căng thẳng leo thang ở khu vực sau khi Trung Quốc đơn phương tiến hành hoạt động khoan dầu. Chúng tôi xem vụ mới nhất là một phần của hàng loạt hoạt động tiến ra biển mang tính khiêu khích và đơn phương của Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ Trung Quốc nên có sự giải thích rõ ràng về cơ sở và chi tiết của các hoạt động đó cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế".
Cùng ngày, nhiều báo Nhật đăng các bài xã luận chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc. Asahi Shimbun, tờ báo lớn thứ 2 ở Nhật, cảnh báo "căng thẳng đang leo thang nguy hiểm" ở biển Đông và chỉ rõ rằng tàu Trung Quốc đâm húc và dùng vòi rồng tấn công tàu tuần tra Việt Nam gần giàn khoan HD-981. "Đây là tình huống rất nguy hiểm. Trung Quốc không có quyền đơn phương bắt đầu hành động kinh tế như thế trong vùng biển tranh chấp. Phía Trung Quốc phải ngừng ngay lập tức", bài xã luận nhấn mạnh.
Asahi Shimbun nhìn nhận vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hành động này đánh dấu một diễn biến mới đáng quan ngại trong lịch sử tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tờ báo nhận định dường như Trung Quốc đang cố tạo ra nhiều việc đã rồi liên quan đến tuyên bố chủ quyền đối với khu vực nằm trong bản đồ đường lưỡi bò và "chà đạp" những thỏa thuận quốc tế về biển Đông như Tuyên bố ứng xử giữa các bên về biển Đông (DOC).
Tương tự, tờ Sankei Shimbun cảnh báo việc Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển Việt Nam cũng có cùng ý định với những gì nước này đang làm ở biển Hoa Đông là cố thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, gây bất ổn cho khu vực.Sankei Shimbun khẳng định đó là "hành động không được phép dù xét ở bất kỳ khía cạnh nào". Theo tờ báo, các nỗ lựa của ASEAN, trong đó có Việt Nam, cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm giảm căng thẳng khu vực vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể là do thái độ tiêu cực từ Trung Quốc.
Cũng trong ngày 9.5, tờ The Nation của Thái Lan đăng lại bài phân tích trên chuyên san Foreign Policy (Mỹ) khẳng định Trung Quốc "vừa gây ra tình trạng leo thang nguy hiểm" ở biển Đông bằng việc đưa giàn khoan HD-981 xuống vùng biển Việt Nam. Bài báo dẫn lời giới chuyên gia cho thấy Trung Quốc muốn từng bước củng cố sự kiểm soát của họ đối với biển Đông. Tờ The New York Times thì dẫn lời Giáo sư Taylor Fravel tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định rằng hành động của Trung Quốc càng khiến các nước trong khu vực củng cố niềm tin rằng nước này nuôi ý định gây hấn và có khuynh hướng hành động đơn phương.
Website của Viện Nghiên cứu SAAG (Ấn Độ) thì đăng bài của tiến sĩ Subhash Kapila nhận định với hành vi triển khai giàn khoan và hàng chục tàu cùng máy bay quân sự vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa lại gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định tại biển Đông bằng việc lặp lại chiến lược "cưỡng bách quân sự truyền thống và chính sách miệng hố chiến tranh". Theo ông, có thể dự báo bước đi quân sự kế tiếp của Trung Quốc tuyên bố khu vực nhận diện phòng không tại biển Đông. Khi đó, Mỹ với tư cách là siêu cường cùng với các quyền lợi thiết yếu ở biển Đông chắc chắn sẽ phải vào cuộc.
Hạ nghị sĩ Mỹ chỉ trích Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam Ngày 8.5 (giờ địa phương), hạ nghị sĩ Eni Faleomavaega thuộc Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ hành vi của Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam và các hành động đi kèm khác. Tuyên bố do văn phòng của ông Faleomavaega phát đi nêu rõ: "Ngày 2.5, Trung Quốc neo giàn khoan HD-981 trong vùng biển Việt Nam và triển khai hàng chục tàu hải quân để hỗ trợ những hành động khiêu khích của mình". Theo nghị sĩ này, HD-981 "được thả neo trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, cách khoảng 120 hải lý tính từ đảo Lý Sơn của Việt Nam". Ông khẳng định: "Tôi cám ơn ngài thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã đi đầu trong việc chỉ rõ ràng rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại những vùng biển này không hề dựa trên cơ sở của luật quốc tế. Nói một cách đơn giản, những hành vi khiêu khích của Trung Quốc chứng tỏ sự leo thang trong ý đồ đe dọa hòa bình và an ninh hàng hải tại biển Đông" (cần lưu ý là nghị sĩ Faleomavaega dùng từ East Sea để chỉ biển Đông chứ không dùng South China Sea - NV). Trong tuyên bố, hạ nghị sĩ Faleomavaega cho rằng trong thời gian qua, phản ứng của chính phủ Mỹ đối với các động thái đáng quan ngại của Trung Quốc ở biển Đông là "không đáng kể" dù "Tiểu ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tổ chức nhiều cuộc điều trần về vấn đề trên và một số thành viên, trong đó có tôi, đã đưa ra những nghị quyết nhằm thúc đẩy hướng giải quyết hòa bình và hợp tác đối với bất cứ tranh chấp nào ở biển Đông". Vì thế, hạ nghị sĩ này kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ "đưa ra tuyên bố rõ ràng, chính xác và dứt khoát hơn nữa về hành động đặt giàn khoan nêu trên. Tôi góp thêm tiếng nói với thượng nghị sĩ McCain trong nỗ lực kêu gọi giới lãnh đạo Trung Quốc hãy có những biện pháp tức thời để giảm căng thẳng trong khu vực...".
Theo TNO
Philippines đón bão, động đất rung chuyển Trung Quốc Ngày 5.4, Cơ quan dự báo thời tiết Philippines cho biết cơn bão nhiệt đới mang tên Peipah có thể bắt đầu tiến vào khu vực nước này vào trưa hoặc tối hôm nay 6.4, theo trang tin Rappler. Thủ đô Honiara của Solomon hoang tàn sau bão - Ảnh: AFP Dự kiến, bão Peipah sẽ mạnh lên dần và vào biển Đông...