Philippines: Tòa quốc tế có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa Trọng tài tại Hà Lan có thể đưa phán quyết về đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông vào đầu năm 2016.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Vụ việc của Manila, vốn được gửi lên Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc tại La Hay hồi tháng 1/2013, là nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các vùng biển bên trong lãnh thổ Philippines.
“Chúng tôi mong việc phân xử sẽ diễn ra vào quý 1/2016″, ông Del Rosario cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ANC của Philippines hôm nay.
Quyết định của Philippines nhằm tìm kiếm sự phân xử của tòa án quốc tế cho thấy quyết tâm nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Một phán quyết về vụ việc, theo ông Del Rosario, sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines và cuối cùng là mở đường cho một giải pháp đối với các tranh chấp.
Hồi tháng 3 năm nay, chính phủ Philippines đã trình tài liệu pháp lý dài 4.000 trang, vốn bao gồm các bằng chứng văn bản và bản đồ, để phản đối sách yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Video đang HOT
Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15/12/2014 để gửi phản biện.
Việc Bắc Kinh không tuân thủ lệnh của tòa án dự kiến sẽ đẩy nhanh vụ kiện của Philippines, ông Del Rosario cho biết, nói thêm rằng tiến trình pháp lý sẽ vẫn diễn ra dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc không gửi phản biện lên tòa án, vào ngày 16/12, tòa trọng tài quốc tế sẽ gửi các câu hỏi cho phía chúng tôi. Chúng tôi dự kiến sẽ trả lời các câu hỏi này vào tháng 3 năm tới và sau đó đến tháng 7, sẽ có các buổi điều trần trong 2 tuần”, Ngoại trưởng Philippines giải thích.
Tòa trọng tài sau đó sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vài tháng tới hoặc vào quý I/2016, theo ông Del Rosario.
Căng thẳng trên Biển Đông, một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, đã lên cao trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng bằng cách tăng cường quân đội và sự hiện diện bắt quân sự, tham gia các hoạt động cải tạo phi pháp tại các khu vực tranh chấp.
Các hành động của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Liên minh châu Âu.
Bất chấp các kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt các hoạt động cải tạo đang tiếp diễn, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” ở Biển Đông.
Nhưng các chuyên gia pháp lý nói rằng các cơ sở lịch sử của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên biển không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại.
Ngoại trưởng Philippines nói rằng Trung Quốc phải chứng minh với thế giới rằng nước này tôn trọng luật pháp để được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có trách nhiệm.
An Bình
Tổng hợp
Thái Lan dỡ bỏ cáo buộc giết người với cựu Thủ tướng Abhisit
Một tòa án Thái Lan hôm nay đã dỡ bỏ cáo buộc giết người và lạm dụng quyền lực đối với cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và người phó của ông trong vụ trấn áp người biểu tình vào năm 2010.
Ông Suthep (thứ hai từ trái sang) đi cùng ông Abihsit (giữa) tới tòa án hình sự Thái Lan ở Bangkok ngày 28/8.
Nhiều người biểu tình đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên đường phố giữa những người biểu tình "áo đỏ" không có vũ khí và lực lượng an ninh ở Bangkok vào năm 2010, khi chính phủ của ông Abhisit nắm quyền.
Tòa án hình sự ở thủ đô Bangkok đã ra phán quyết không có đủ thẩm quyền để xét xử vụ việc bởi ông Abhisit và người phó của ông khi đó Suthep Thaugsuban đã hành động theo một sắc lệnh khẩn cấp.
Tòa án này cho biết chỉ có duy nhất một tòa án có thẩm quyền xem xét cáo buộc là Tòa hình sự xét xử những người nắm giữ các vị trí chính trị của Tòa án Tối cao. "Vì vậy tòa án hình sự hôm nay quyết định dỡ bỏ 2 cáo trạng", một thẩm phán cho biết.
Phán quyết bất ngờ này được đưa ra 3 tháng sau khi quân đội nắm giữ quyền lực từ chính phủ của bà Yingluck, đối thủ chính trị của ông Abhisit, trong một cuộc đảo chính không có đổ máu.
Các công tố đã cáo buộc ông Abhisit và ông Suthep đã đưa ra các lệnh dẫn đến các vụ giết người và có ý định giết người của lực lượng an ninh. Cả hai ông đều phủ nhận cáo buộc.
Trong cuộc biểu tình năm 2010, phe "áo đỏ" đã yêu cầu bầu cử sớm và cho rằng chính phủ của ông Abhisit đã lên nắm quyền vào năm 2008 theo cách phi dân chủ, thông qua bỏ phiếu ở quốc hội sau khi một tòa án tước quyền lực của các đồng minh chính trị của ông Thaksin, anh trai của bà Yingluck.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã chiếm nhiều khu vực trung tâm Bangkok trong nhiều tuần trước khi quân đội vào cuộc, chấm dứt căng thẳng.
Trung Anh
Theo Dantri/ AFP
Mỹ: Được bồi thường 10 triệu USD vì ngồi tù oan 16 năm Một người đàn ông ở New York đã được nhận 10 triệu USD sau khi bị ngồi tù 16 năm vì bị kết án oan trong một vụ giết người. Jabbar Collins và luật sư của Joel Rudin Thông tin được luật sư của Jabbar Collins, hiện đã 42 tuổi, cho biết. Jabbar Collins bị kết tội giết người và đã bị ngồi...