Philippines tính sắm tàu chiến, pháo hạm, trực thăng
Philippines tính mua thêm hai tàu khu trục nhỏ, hai trực thăng, ba pháo hạm cho hải quân nhằm nâng cao khả năng phòng thủ ở những khu vực có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Philippines tính mua sắm thêm thiết bị cho hải quân nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trên biển. Ảnh: Timawa
Philippines đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa, kéo dài 15 năm, có ngân sách khoảng hai tỷ USD, nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trên biển của nước này, Reuters dẫn lời Chuẩn Đô đốc Caesar Taccad, trưởng ban phụ trách vũ khí Hải quân Philippines, cho biết.
Động thái này được cho là nhằm củng cố sức mạnh để đối phó với các tranh chấp trên biển với Trung Quốc. “Những vụ việc xảy ra trên Biển Đông thực sự khiến việc mua sắm trở nên cấp bách hơn”, ông Taccad nói.
Video đang HOT
Danh sách mua sắm mới được công bố hôm qua bao gồm: hai tàu khu trục nhỏ, hai trực thăng và ba pháo hạm, sẽ tiêu tốn khoảng 800 triệu USD từ nguồn ngân sách trên. Ông Taccad khẳng định Manila dự kiến ký kết các hợp đồng mua tàu chiến vào đầu năm sau.
Các quốc gia như Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Pháp cũng đang đấu thầu hai tàu khu trục tàng hình trang bị tên lửa dẫn đường trị giá 400 triệu USD, trong khi đó, Italia và Indonesia muốn sản xuất hai máy bay trực thăng chiến đấu chống ngầm cho Philippines, Taccad cho biết thêm.
Căng thẳng trên biển giữa Philippines và Trung Quốc trở nên gay gắt từ tháng 6/2012 sau khi Bắc Kinh tiến hành chiếm đóng bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Manila đồng thời cũng tuyên bố chủ quyền. Bãi cạn này được đánh giá là rất giàu có về tài nguyên thủy hải sản và dự trữ dầu khí tự nhiên.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Lý do Hải quân Mỹ thay thế pháo hạm Mk 110 bằng loại nhỏ hơn?
Hải quân Mỹ đã quyết định thay thế pháo phụ trên tàu khu trục DDG1000 Zumwalt bằng loại pháo có đường kính nhỏ hơn. Thông thường, nòng pháo càng to thì khả năng tác chiến càng mạnh. Chính vì thế, việc Mỹ thay thế pháo MK110 57 mm bằng pháo MK46 30mm đã thu hút sự chú ý của giới chuyên gia quân sự.
Giám đốc dự án DDG1000, ông Jim Downey cho biết, pháo hạm 57 mm đã được lựa chọn lắp đặt trên tàu khu trục DDG1000, nó thường được sử dụng trong tác chiến gần bờ, hoặc sử dụng cho các tàu bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên theo ông Jim Downey, thì Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng tác chiến của loại pháo này. Ông cho biết, theo kết quả thử nghiệm thực tế thì pháo 57 mm không đáp ứng được yêu cầu tác chiến đặt ra.
Tàu khu trục DDG1000 Zumwalt.
Đáng chú ý, nhóm dự án đã tiến hành đánh giá so sánh giữa pháo hạm Mk110 và Mk 46, họ đã phát hiện pháo hạm Mk46 30mm đã đáp ứng nhu cầu đặt ra của dự án.
"Hiệu suất chính xác của Mk46 đáp ứng, thậm chí vượt qua yêu cầu tiêu chuẩn của dự án", ông Downey nói.
Trước thông tin này, nhà cung cấp pháo hạm Mk 110, công ty BAE Systems từ chối đưa ra bình luận. Ông Downey cũng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lý do thay thế này, nhưng ông thừa nhận rằng việc từ bỏ pháo hạm Mk 110 là kết quả "không mong muốn".
Theo kết quả đánh giá vào cuối năm 2012, nhóm dự án đã sớm quyết định trang bị pháo hạm Mk 46 thay cho Mk 110, tuy nhiên quyết định này vẫn chưa được công bố rộng rãi, mãi tới tháng 4 năm nay, tàu khu trục DDG 1000 Zumwalt mới được công khai tới công chúng.
"Khi tác chiến với biên đội tàu chiến cỡ nhỏ trong phạm vi 1 dặm, lúc đó pháo hạm 30 mm sẽ phát huy khả năng ứng phó hiệu quả, còn pháo hạm 57 mm sẽ không đáp ứng nhu cầu đặc biệt đó.
Một số nhà bình luận tin rằng, trọng lượng của các loại pháo hạm này cũng là một trong nguyên nhân dẫn tới sự thay thế này. Trọng lượng bao gồm đạn của pháo Mk110 là từ 12-14 tấn, trong khi đó trọng lượng của Mk 46 chỉ khoảng 2 tấn. Tuy nhiên, ông Downey cho biết sự thay thế của pháo hạm không chỉ phụ thuộc ở trọng lượng, lý do trọng lượng chỉ là cách chuyển sự chú ý của giới quân sự.
Theo Dân Việt
Sức mạnh pháo hạm AK-176 trên tàu chiến Việt Nam Ngày 24/6, Nga đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm phục vụ của loại pháo hạm nổi tiếng thế giới AK-176 hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong Hải quân nhân dân Việt Nam. AK-176 là loại pháo hạm tự động thế hệ mới, được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học Burevestnik (Nizhny Novgorod) có khả năng tiêu...