Philippines tiết lộ kế hoạch bí mật ở Biển Đông
Philippines sẽ xây dựng một căn cứ hải quân mới ở Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc đang leo thang vì các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Thông tin này đã được các quan chức Philippines lần đầu tiên tiết lộ với báo giới trong và ngoài nước hồi tuần trước.
Ảnh minh họa.
Căn cứ hải quân mới sẽ được đặt ở Vịnh Oyster – một vịnh nhỏ có cảnh đẹp nên thơ nằm trên Đảo Palawan . Vịnh Oyster cách thủ đô Manila của Philippines về phía tây nam khoảng 550km và chỉ cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam có 160km.
Thiếu tướng Joseph Rostum O. Pea – Chỉ huy Lực lượng Hải quân phía Tây của Philippines trong lần đầu tiết lộ về kế hoạch xây dựng căn cứ ở Vịnh Oyster đã cho biết, “căn cứ mới sẽ là một căn cứ Subic mini”. Như vậy, căn cứ ở Vịnh Oyster sẽ gần giống với căn cứ hải quân và không quân rộng lớn mà Mỹ từng sử dụng ở Vịnh Subic của Philippines trước đây nhưng quy mô nhỏ hơn. Căn cứ Subic từng là cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á.
Philippines hiện đang hiện đại hóa căn cứ hải quân ở vịnh Subic – nơi nằm trên rìa phía đông của Philippines , đối diện với Biển Đông. Mỹ và Philippines hiện đang đàm phán về một thỏa thuận song phương mới, theo đó Lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tiếp cận nhiều hơn với vịnh Subic và các khu vực khác của Philippines .
Vịnh Oyster nằm trên rìa phía tây của Philippines , sát với Biển Đông và đây có thể là một trong những nơi mà Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thông qua khoản ngân sách ban đầu trị giá gần 11,6 triệu USD để xây dựng một căn cứ mới. Căn cứ này dự kiến sẽ được hoàn thiện trước khi ông Aquino kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2016.
Miêu tả căn cứ mới là một cách để “nâng cao năng lực”, Thiếu tướng Pea đã nói với tờ báo địa phương The Inquirer rằng, nguồn ngân quỹ trên sẽ được rút ra từ khoản ngân sách 1,8 tỉ USD mà Tổng thống Aquino đã cam kết dành cho việc hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang của Philippines trong thời gian từ nay đến cuối nhiệm kỳ của ông vào năm 2016.
Video đang HOT
Tờ The Inquirer cho biết, Philippines sẽ lắp đặt một loạt chốt radar quanh căn cứ để quân đội có thể giám sát tốt hơn các diễn biến, sự kiện ở Biển Đông. “Chương trình giám sát bờ biển cuối cùng sẽ cho phép chúng tôi giám sát các vùng biển của mình một cách thực sự. Một khi được hoàn thiện, căn cứ mới sẽ chứa được ít nhất 4 tàu hải quân lớn”, ông Pea cho biết thêm.
Hai trong số những con tàu được triển khai ở căn cứ mới có thể là những chiếc tàu chiến lớp Hamilton mà Philippines mua từ Mỹ trong những năm gần đây. Hiện nay, đó là hai chiếc tàu chiến lớn nhất của Lực lượng Hải quân Philippines .
Theo hãng tin Reuters, việc mua hai chiếc tàu chiến lớn của Mỹ nói trên có thể là nguyên nhân thúc đẩy Tổng thống Aquino đưa ra quyết định “kích hoạt lại” kế hoạch cũ về việc biến Vịnh Oyster thành một căn cứ hải quân. Tuy nhiên, Reuters cho rằng, căn cứ mới của Philippines chủ yếu dành cho lực lượng và vũ khí của Hải quân Mỹ. Ông Patrick Cronin – Giám đốc Chương trình Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), cho rằng, Mỹ có thể sử dụng nguồn quỹ dành cho các trường hợp bất ngờ trong ngân sách quốc phòng của nước này để giúp xây dựng căn cứ ở Vịnh Oyster bởi các chuyên gia tin rằng, chi phi cho dự án đó sẽ lớn hơn nhiều so với số tiền 11,6 triệu USD mà Philippines bỏ ra.
Những thông tin về việc Mỹ sẽ được tiếp cận với căn cứ ở Vịnh Oyster phù hợp với những gì mà hãng tin Kyodo của Nhật Bản đưa ra hồi tháng trước. Khi đó, Kyodo dẫn lời một quan chức giấu tên của Hải quân Philippines cho biết, Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đang xây dựng các căn cứ chỉ huy tối tân trên Đảo Palawan để giám sát Biển Đông.
“Theo kế hoạch, Mỹ sẽ triển khai từ 50 tới 60 binh lính thuộc Lực lượng Thủy quân Lục chiến đến đảo Palawan khi một căn cứ chỉ huy trong khu vực được thiết lập”, vị quan chức trên đã tiết lộ như vậy với hãng tin Kyodo.
Cũng theo bản tin trên Kyodo, “sĩ quan hải quân Philippines cho hay, đường băng dài 1,1km trong khu vực sẽ được kéo dài thành 2,4km để có thể tiếp đón những chiếc máy bay vận tải quân sự của Mỹ”.
Lực lượng Mỹ và Philippines cũng đã tiến hành một cuộc tập trận tấn công đổ bộ ở khu vực Vịnh Oyster trong các cuộc tập trận gần đây.
Một vấn đề gây cản trở cho dự án xây dựng căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster có thể là sự phản đối của người dân địa phương. Vịnh Oyster có nguồn hải sản rất phong phú và người dân ở Đảo Palawan đã nói với giới phóng viên rằng, Hải quân Philippines đã cấm họ tiếp tục đánh bắt cá ở khu vực này.
Một người dân địa phương cho biết, 4 trong số 5 vị quan chức đứng đầu ngôi làng trong khu vực đã phản đối việc xây dựng căn cứ hải quân ở Vịnh Oyster bởi họ lo sợ rằng, những quán bar và những nhà thổ sẽ được dựng lên ở đây cùng với căn cứ hải quân Mỹ – điều từng xảy ra ở Vịnh Subic trước đây. “Họ sợ rằng, những cô gái trẻ rồi sẽ trở thành gái bán hoa”, người dân trên nói thêm.
Kiệt Linh – (theo The Diplomat)
Theo_VnMedia
Philippines xây dựng căn cứ hải quân gần Trường Sa?
Philippines dự kiến biến vịnh Oyster ở đảo Palawan thành một quân cảng hướng về tranh chấp Biển Đông và có thể cho tàu chiến Mỹ đồn trú.
Philippines có kế hoạch biến thiên đường du lịch thành căn cứ hải quân nhìn ra Biển Đông.
Chuyến thăm Philippines của Tổng thống Obama, dự kiến vào cuối tuần này, có thể báo trước một dấu hiệu thay đổi mạnh mẽ trong liên minh quân sự Mỹ-Philippines.
Kế hoạch biến hòn đảo "thiên đường du lịch" Palawan thành một căn cứ quân sự của Philippines có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới.
Vịnh Oyster cách thủ đô Manila khoảng 550 km về phía tây nam Manila và được giới quân sự Philippines gọi là "một vịnh Subic thu nhỏ". Đó là tiết lộ của Thiếu tướng Hải quân Joseph Rostum O. Pea, Tư lệnh hải quân miền Tây Philippines, khi lần đầu tiên công khai nói về việc biến đổi vịnh Oyster Bay thành một căn cứ hải quân lớn. Căn cứ quân sự tương lai ở vịnh Oyster sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của hai tàu khu trục lớn của Hải quân Philippines trên quần đảo Trường Sa.
Vịnh Oyster trên đảo Palawan chỉ cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km (100 dặm).
Patrick Cronin, một chuyên gia Mỹ về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương, nói: "Vịnh Oyster có thể là lựa chọn tốt nhất" để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán ở Biển Đông.
Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trong tranh chấp Biển Đông và khiến cho các nước ven biển càng thêm lo ngại. Ngày 3/9, Philippines cáo buộc Trung Quốc chuẩn bị xây dựng một cấu trúc mới trên bãi cạn Scarborough, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết năm năm 2002 giữa Trung Quốc và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Nỗ lực giảm bớt căng thẳng thông qua việc xây dựng Bộ qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đang diễn tiến một cách chậm chạp và sẽ không có bước đột phá lớn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Brunei mà Tổng thống Obama sẽ tham dự.
Cuộc đàm phán giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN tại Bắc Kinh vẫn chẳng đi tới đâu. Hồi tháng 6/2013, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cảnh báo trong rằng một "đòn phản công" đối với Philippines là không thể tránh khỏi, nếu Manila tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh.
Tư lệnh hải quân miền Tây Philippines, Thiếu tướng Joseph Rostum O. Pea, cho biết chi phí ban đầu để nâng cấp căn cứ hải quân ở vịnh Oyster sẽ vào khoảng 500 triệu peso và dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016. Nhưng việc biến vịnh Oyster thành một căn cứ hải quân lớn sẽ có chi phí gấp bội.
Theo Kiến Thức
Phát biểu của Thủ tướng ở Shangri-la được in sách Nhà xuất bản Thế giới in sách về phát biểu của Thủ tướng ở Đối thoại Shangri-la được học giả trong và ngoài nước ca ngợi như điển hình ngoại giao. Cuốn sách mang tên Thông điệp Shangri-la gồm toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng những nhận xét của báo chí trong nước và các hãng thông...