Philippines theo đuổi giải pháp đa phương
Ít nhất 6 tàu hải quân Trung Quốc cứu hộ tàu khu trục của họ mắc cạn ở biển Đông
Philippines khẳng định sẽ tiếp tục đưa vấn đề biển Đông ra bàn thảo tại các diễn đàn quốc tế. Ảnh: Reuters
Chính phủ Philippines hôm 14-7 tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy một giải pháp đa phương cho các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực tại ASEAN và các diễn đàn quốc tế khác.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Ricky Carandang khẳng định với báo Philippine Daily Inquirer: “Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa vấn đề biển Đông ra ASEAN và những diễn đàn quốc tế khác. Đây không chỉ là vấn đề của riêng Philippines mà của từng quốc gia có đường bờ biển ở biển Đông”. Đồng tình với quan điểm này, ông Ronald Llamas, cố vấn của tổng thống Philippines về các vấn đề chính trị, cho rằng vẫn còn quá sớm để cho rằng “những nỗ lực của ASEAN đã thất bại” sau khi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN mới đây không thể đưa ra tuyên bố chung do có những bất đồng về vấn đề biển Đông. Bất chấp kết quả ngoài mong muốn này, bà Abigail Valte, phó phát ngôn viên của tổng thống Philippines, cho rằng không cần thiết phải xem xét lại quan hệ với Campuchia, nước phản đối đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung của hội nghị nói trên.
Video đang HOT
Trong một diễn biến liên quan, tàu hải quân Trung Quốc hôm 15-7 đã cứu hộ thành công một tàu khu trục bị mắc cạn tại một bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cả Philippines và Trung Quốc cũng đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn này (lần lượt được gọi là bãi cạn Hasa-hasa và bãi cạn Bán Nguyệt).
Thông báo của Đại sứ quán Trung Quốc ở Philippines cho biết tàu chiến mắc cạn chỉ bị hư hỏng nhẹ, không có người bị thương và sẽ quay trở về nước. Cũng theo thông báo này, vụ việc không gây ra sự cố tràn dầu nào. Trong khi đó, Phó Đô đốc Alexander Pama, Tư lệnh Hải quân Philippines, cho hãng tin AP biết ít nhất 6 tàu hải quân Trung Quốc cùng với một số thuyền nhỏ tham gia cứu hộ. Phía Philippines cũng cho triển khai tàu gần khu vực để giúp đỡ nếu cần. Bộ Ngoại giao nước này cho biết đang điều tra những tình huống dẫn đến vụ mắc cạn nhưng trước mắt sẽ không đưa ra phản đối về mặt ngoại giao.
Cùng ngày, tờ Liberty Times đưa tin chính quyền Đài Loan đang cân nhắc việc mở rộng đường băng trên hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong một động thái có thể gây thêm những căng thẳng mới ở biển Đông. Tờ báo dẫn một nguồn tin an ninh giấu tên cho biết giới chức an ninh Đài Loan gần đây đã tổ chức một cuộc họp để đánh giá đề xuất nói trên trong bối cảnh tình hình ở biển Đông đang ngày càng phức tạp. Nếu được phê chuẩn, dự án sẽ kéo dài đường băng trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình) thêm 500 m. Đường băng hiện nay có chiêu dai 1.150 m, đươc xây dưng vao năm 2006 bât châp sư phan đôi cua cac nươc co tranh châp chu quyên ở biển Đông.
Nhật Bản triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đã triệu hồi tạm thời đại sứ nước này tại Trung Quốc Uichiro Niwa về Tokyo để thảo luận những diễn biến gần đây tại quần đảo Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản) hay Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc).
Theo đài NHK (Nhật Bản), ông Niwa về đến Tokyo ngày 15-7 để thảo luận cùng Ngoại trưởng Gemba về diễn biến tại quần đảo Senkaku và tương lai quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc. Ngoại trưởng Gemba cho biết ông quyết định triệu hồi Đại sứ Niwa sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Campuchia vào giữa tuần qua. Trong cuộc họp song phương giữa hai ngoại trưởng, phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ kế hoạch mua lại quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Vào tháng trước, ông Niwa đã chỉ trích ý định mua lại một số đảo thuộc Senkaku của thị trưởng Tokyo. Ông cho rằng động thái này sẽ dẫn đến khủng hoảng trong quan hệ hai nước. Một số ý kiến ở Nhật Bản kêu gọi ông Gemba bãi nhiệm ông Niwa. Ngoại trưởng Gemba cho biết ông Niwa đã bị khiển trách và cảm thấy hối tiếc vì phát biểu của mình.
Theo NLD
Nhật triệu hồi đại sứ tại Trung Quốc
Liên quan đến tranh chấp ở quần đảo Senkaku, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba đã triệu hồi tạm thời Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa về Tokyo để thảo luận những diễn biến gần đây.
Đảo Uotsuri là đảo lớn nhất trong quần đảo Senkaku - Ảnh: Reuters
Theo Hãng tin Kyodo đêm 14-7, Ngoại trưởng Gemba phủ nhận bất kỳ kế hoạch nào chống lại Trung Quốc liên quan đến việc triệu hồi đại sứ. Ông nói: "Ngài đại sứ sẽ quay trở lại Bắc Kinh ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình".
Theo kế hoạch, hôm nay 15-7 ông Niwa về đến Tokyo để thảo luận cùng Ngoại trưởng Gemba về diễn biến tại quần đảo Senkaku và tương lai quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc.
Ngoại trưởng Gemba cho biết ông quyết định triệu hồi Đại sứ Niwa sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Campuchia vào giữa tuần này.
Trong cuộc họp song phương giữa hai ngoại trưởng, phía Trung Quốc phản đối mạnh mẽ kế hoạch mua lại quần đảo Senkaku của Nhật Bản.
Chính Đại sứ Niwa cũng là người đã chỉ trích ý định mua lại một phần quần đảo Senkaku của thị trưởng Tokyo hồi tháng trước, với lý do động thái này sẽ dẫn đến khủng hoảng trong quan hệ hai nước.
Một số ý kiến ở Nhật Bản kêu gọi ông Gemba phải miễn nhiệm Đại sứ Niwa. Ngoại trưởng Gemba cho biết ông Niwa đã bị khiển trách vì phát biểu mang tính cá nhân trên.
Đầu tuần này, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã hai lần xuất hiện trong vùng biển tranh chấp ở gần quần đảo Senkaku. Sự việc xảy ra sau khi Nhật Bản công khai ý định quốc hữu hóa quần đảo này.
Theo Tuổi Trẻ