Philippines thấy cần đẩy mạnh và cải thiện các điều kiện tìm kiếm thăm dò dầu khí
Cơ quan thông tấn Philippines cho biết, ngành công nghiệp thượng nguồn của Philippines đã suy giảm đều đặn về các hoạt động thăm dò kể từ năm 2010.
Với các hoạt động khoan thưa thớt, Philippines đang đi sau các nước láng giềng châu Á trong việc tìm kiếm trữ lượng hydrocacbon mới.
Giàn khai thác ở mỏ khí Malampaya, Philippines.
Những lý do khiến các hoạt động thăm dò dầu khí bị đình trệ trong những năm gần đây, bao gồm giá dầu thế giới giảm trong giai đoạn 2010-2017 cũng như các vấn đề địa chính trị, trong đó gặp phải sự ngăn cản hoạt động thăm dò ở các khu vực như Biển Tây Philippines.
Video đang HOT
Chính phủ Philippines cũng cần phải rõ ràng về các quy tắc và tôn trọng sự ổn định của các hợp đồng để khuyến khích các nhà đầu tư vào thăm dò dầu khí, để có đủ quyền lực để duy trì tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ Philippines đánh giá tầm quan trọng của nguồn khí đốt trong nước, bổ sung cho các nguồn năng lượng như thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, than và năng lượng tái tạo, để đảm bảo an ninh năng lượng.
Các nhà đầu tư nước ngoài ở Philippines, trong đó có Shell – công ty đang điều hành và phát triển dự án khí đốt để phát điện điện ở khu vực nước sâu Malampaya, cho biết Philippines cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động thăm dò dầu khí để đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định cho đất nước trong tương lai.
Khí đốt cũng giảm sự phụ thuộc của đất nước vào nhập khẩu than và nhiên liệu hầm lò, đồng thời sẽ tạo ra thu nhập từ việc bán condensate, một sản phẩm phụ của khí tự nhiên.
Khí tự nhiên cũng là một nguồn năng lượng sạch hơn, giúp chuyển đổi nền kinh tế sang năng lượng sạch, phù hợp với tiến trình giảm thải carbon toàn cầu.
Người dân nhiều nước vội vã đi tiêm chủng do lo ngại các biện pháp phòng dịch siết chặt
Việc chính quyền một số nước chuẩn bị tái áp đặt các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt cũng như áp dụng các hình thức xử phạt những người trốn tránh tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã khiến số người đi tiêm chủng tăng vọt trong những ngày qua.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 15/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Philippines, trong ngày 5/8 hàng nghìn người đổ xô tới các trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước khi chính quyền nước này công bố biện pháp siết chặt phòng dịch. Dự kiến, các biện pháp hạn chế đi lại sẽ được tái áp đặt tại khu vực đô thị Manila - bao gồm 16 thành phố và là nơi sinh sống của 13 triệu người. Trong khi đó, một số tỉnh lân cận có hệ thống y tế đang trong tình trạng quá tải cũng phải tái áp đặt lệnh phong tỏa.
Hiện Philippines là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 của dịch COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia. Nước này đến nay đã ghi nhận khoảng 1,6 triệu ca mắc, trong đó có 28.000 ca tử vong. Tuy nhiên, đến nay, chỉ 10,3 triệu người, tương ứng 9,3% trong 110 triệu dân của Philippines đã được tiêm chủng đầy đủ. Chính phủ Philippines đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70 triệu người trong năm nay. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng cảnh báo sẽ có biện pháp xử phạt đối với những người không đi tiêm chủng.
Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại Pakistan. Trong tuần qua, hàng chục nghìn người Pakistan đang đổ xô tới các trung tâm tiêm chủng vaccin, thậm chí có nơi người đợi tiêm chủng xếp hàng dài hơn 1 cây số. Việc này diễn ra ngay trước khi chính phủ áp dụng các biện pháp mạnh tay đối với những người không tiêm vaccine, ví dụ như họ sẽ bị khóa máy điện thoại di động và hoàn toàn bị "cấm cửa" tại các tòa nhà văn phòng, nhà hàng, trung tâm thương mại và giao thông công cộng. Các biện pháp này được thực hiện theo lộ trình, bắt đầu từ tháng 8 này.
Sở dĩ chính phủ Pakistan phải áp dụng các biện pháp mạnh tay là vì người dân quốc gia Nam Á này từ lâu vẫn có tư tưởng bài vaccine. Pakistan và Afghanistan hiện là 2 nước duy nhất trên thế giới chưa "thanh toán" được bệnh bại liệt và tỷ lệ người chần chừ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 khá cao.
Theo cơ quan chức năng Pakistan, đến nay mới chỉ có 6,7% trong tổng số 220 triệu dân ở nước này đã tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vaccine.
Hồi tháng 7, Chính phủ Pakistan thông báo áp dụng quy định cấm người chưa tiêm chủng tới văn phòng, trường học, nhà hàng, trung tâm thương mại hoặc đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng và máy bay. Thông báo này ngay lập tức đã làm gia tăng số người tham gia tiêm chủng, chạm mức 1 triệu người/ngày vào tuần trước.
Ngày 5/8, Pakistan ghi nhận 5.661 ca mắc mới, mức cao nhất ghi nhận trong 1 ngày trong suốt 3 tháng qua. Khoảng 70% số ca mắc mới đã được xác định nhiễm biến thể Delta, trong đó có hơn 4.000 người đang trong tình trạng nguy kịch. Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, Pakistan có hơn 1 triệu ca mắc và khoảng 23.600 ca tử vong do COVID-19.
Philippines sản xuất thương mại 'gạo vàng' biến đổi gene Ngày 23/7, Philippines đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt việc sản xuất thương mại giống "gạo vàng" biến đổi gene (GMO) - loại lương thực được giới chuyên gia đánh giá mở ra hy vọng chống bệnh mù lòa ở trẻ em và có thể cứu nhiều mạng người ở các nước đang phát triển. Philippines sản...