Philippines sửa chữa đường băng ở Biển Đông, kêu gọi Mỹ hỗ trợ

Theo dõi VGT trên

Philippines trông đợi vào phán quyết của trọng tài quốc tế vào tháng 2 năm 2016, muốn Mỹ tăng cường triển khai chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương.

Philippines sửa chữa đường băng ở Biển Đông, kêu gọi Mỹ hỗ trợ - Hình 1

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 27 tháng 3 dẫn hãng tin Reuters Anh đưa tin, Philippines ngày 26 tháng 3 cho biết “sẽ khôi phục hoạt động sửa chữa và xây dựng lại” khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Năm 2014, Philippines đã tạm dừng những hoạt động này, do họ lo ngại sẽ ảnh hưởng đến vụ kiện Trung Quốc thông qua trọng tài quốc tế.

Ngày 26 tháng 3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với các quan chức ngoại giao, quân đội và phóng viên nước ngoài rằng: “Thái độ của chúng tôi là, chúng tôi có thể tiếp tục công tác sửa chữa và bảo vệ”. Ông nói, những hoạt động này bao gồm sửa chữa một đường băng sân bay.

Tháng 10 năm 2014, Philippines kêu gọi tất cả các nước chấm dứt hoạt động xây dựng trên các đảo, đá ngầm ở Biển Đông (nhất là hoạt động xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Năm 2013, Philippines đưa vụ kiện Trung Quốc lên tòa án luật biển quốc tế để chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp, phi lý, vô nghĩa và lố bịch của Trung Quốc – PV.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay, Philippines trông đợi tòa án sẽ đưa ra kết quả vào tháng 2 năm 2016. Chính phủ Trung Quốc nhiều lần tuyên bố ngang nhiên là: Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia vụ kiện trọng tài của Philippines (tức là họ không chấp nhận luật pháp quốc tế – PV).

Philippines sửa chữa đường băng ở Biển Đông, kêu gọi Mỹ hỗ trợ - Hình 2

Hành động bành trướng “đưỡng lưỡi bò” của Trung Quốc trong năm 2014: Hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, kéo lực lượng quân sự, bán quân sự khổng lồ vào vùng biển chủ quyền Việt Nam để đ.e dọ.a Việt Nam.

Trước đó, có nghị sĩ Mỹ cảnh báo rằng, Mỹ cần có chiến lược toàn diện để ngăn chặn và làm giảm các hoạt động (bành trướng, hung hăng) của Trung Quốc ở Biển Đông, nếu không, lợi ích lâu dài của Mỹ và các đồng minh, đối tác sẽ đối mặt với nguy hiểm.

Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ Robert Thomas đề nghị, các nước ASEAN cần xây dựng lực lượng liên hợp trên biển để tuần tra Biển Đông, đồng thời cam kết Hạm đội 7 sẽ ủng hộ đối với vấn đề này.

Video đang HOT

Theo trang mạng tin tức GMA Philippines, ông Albert del Rosario ngày 26 tháng 3 cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố này. Đối với lời kêu gọi Mỹ dành nhiều sự ủng hộ mang tính thực chất hơn cho chiến lược tái cân bằng châu Á, chúng tôi cũng hoan nghênh”.

Đối với vấn đề này, báo Trung Quốc dẫn phát ngôn viên quốc phòng Trung Quốc có tên là Cảnh Nhạn Sinh nói tại một cuộc họp báo ngày 26 tháng 3 rằng, Trung Quốc có lập trường nhất quán, rõ ràng trong vấn đề Biển Đông (bành trướng “đường lưỡi bò”). Cảnh Nhạn Sinh đồng thời lên án Mỹ đã phát ngôn làm “châm ngòi thổi gió”, cho rằng, điều đó không có lợi cho “hòa bình, ổn định” Biển Đông.

Cảnh Nhạn Sinh còn yêu cầu Mỹ chấm dứt phát biểu “vô trách nhiệm”, “tôn trọng những nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định của các nước khu vực Biển Đông, không làm những việc chia rẽ quan hệ nước khác, gây ra tình hình căng thẳng”.

Philippines sửa chữa đường băng ở Biển Đông, kêu gọi Mỹ hỗ trợ - Hình 3

Hành động bành trướng “đường lưỡi bò” của Chính phủ Trung Quốc: biến các đá ngầm đã xâm lược của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo. Dư luận cho rằng, Trung Quốc đang xây dựng các tiề.n đồn quân sự ở đây.

Trên thực tế, loại bành trướng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nếu không từ bỏ thì không bao giờ sẽ hết được những lời lên án, phê phán, dị nghị và cũng sẽ không thiếu những hành động kiềm chế, ngăn chặn, đáp trả kể cả về ngoại giao, quân sự, pháp lý… Điều này thì Trung Quốc nên hiểu và phải hiểu, cũng nên chấm dứt ngay yêu sách vô lý, phi pháp “đường lưỡi bò”, từ bỏ mọi hành động bành trướng ở Biển Đông. Như thế, Trung Quốc mới có hòa bình và phát triển bền vững – PV.

Trung Quốc phải chấp nhận luật pháp quốc tế, phải hiểu luật, tôn trọng, sử dụng luật pháp quốc tế về biển đảo, đi theo con đường “pháp trị” trong quan hệ với các nước khác, với các nước ven Biển Đông, không thể đứng ngoài khuôn khổ của luật pháp quốc tế, cũng không thể dùng luật của mình để áp đặt cho các nước khác ở Biển Đông – PV.

Hiện nay, Trung Quốc đang tập trung xây dựng quốc gia “pháp trị” do Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, vì vậy, Trung Quốc cũng nên tôn trọng cộng đồng quốc tế dùng luật pháp, dùng quy tắc ứng xử như trọng tài hay COC để xử lý các vấn đề quốc tế, trong đó có vấn đề Biển Đông. Không có gì khác, cộng đồng quốc tế cần trừng trị nghiêm khắc những hành vi đã, đang và sẽ dùng chiến tranh xâm lược để cướp lấy biển đảo của nước khác.

Theo Giáo Dục

Khẩu chiến vẫn không ngừng gia tăng

Ngày 21/3, tại Seoul, Ngoại trưởng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã kết thúc cuộc họp đầu tiên trong gần 3 năm qua với cam kết, sẽ sớm tổ chức hội nghị thượng đỉnh 3 bên. Cuộc đối thoại kể trên nhằm giải quyết những vấn đề căng thẳng trong khu vực phát sinh từ tranh chấp chủ quyền lãnh hải và các xung đột ngoại giao khác giữa 3 quốc gia kể trên. Trước đó (11/3), cũng tại Seoul, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-soo cùng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama đã thảo luận về cách thức khôi phục sự hợp tác 3 bên để tạo đà cho hội nghị ngoại trưởng 3 nước.

3 kiến nghị của học giả Mỹ

Ngày 22/3, tờ Philippine Star dẫn tuyên bố hôm 21/3 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke cho biết, Washington có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông; và Mỹ cũng đã nhiều lần bày tỏ mối quan ngại với Trung Quốc về hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông. Ông Jeff Rathke cũng xác nhận, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhận được lá thư từ 4 Thượng nghị sĩ Mỹ báo động về quy mô và tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Washington cần có chiến lược chính thức để ngăn hoạt động này của Bắc Kinh.

Khẩu chiến vẫn không ngừng gia tăng - Hình 1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Trước đó (19/3), Thượng nghị sĩ John McCain, Bob Corker, Jack Reed và Bob Menendez đã coi hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo của Trung Quốc là một thách thức trực diện, không những đối với các quyền lợi của Mỹ và khu vực, mà cả cộng đồng quốc tế. Trong bức thư gửi Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, 4 Thượng nghị sĩ này cho rằng, nếu không có một chiến lược toàn diện, lợi ích lâu dài của Mỹ, cũng như các đồng minh và đối tác sẽ đứng trước nguy cơ đáng quan ngại. Bởi theo họ, trong khi các quốc gia khác chỉ xây trên phần diện tích hiện hữu, Trung Quốc lại đang thay đổi kích thước, cấu trúc, cùng thuộc tính vật lý của các đảo và đây là một thay đổi về chất nhằm đổi thay hiện trạng tại Biển Đông.

Giới chuyên môn và dư luận cũng đang quan tâm tới bình luận của 2 học giả Mỹ Michael Green (giáo sư hàng đầu của Đại học Georgetown, Phó chủ tịch phụ trách vấn đề châu Á và Nhật Bản của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS) và Mira Rapp Hooper (cộng sự của Giáo sư Michael Green tại CSIS) khi họ bày tỏ quan ngại đặc biệt (trên tờ Washington Post) về những hành động bồi đắp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang tiến hành ở quần đảo Trường Sa. Bởi theo họ, việc mở rộng và biến đổi các bãi đá nhỏ ở Biển Đông thành 6 căn cứ quân sự (tại khu vực tiềm lực quân sự của các nước xung quanh chưa đủ mạnh để thách thức và cũng không nằm trong phạm vi bảo vệ của Mỹ) là diễn biến mới nhất trong một loạt hành động gây hấn của Trung Quốc, đ.e dọ.a lớn tới khu vực và thách thức lợi ích tự do hàng hải của Mỹ. Cũng theo 2 học giả này, việc đẩy mạnh quy mô và tốc độ bồi đắp đảo nhân tạo của Bắc Kinh còn nhằm thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông.

Từ những nhận định kể trên, học giả Michael Green và Mira Rapp Hooper đưa ra 3 kiến nghị. Thứ nhất, Washington nên tiếp tục đầu tư giúp xây dựng năng lực cho các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là những nước bị đ.e dọ.a trực tiếp từ sự tăng cường lực lượng nhanh chóng của Bắc Kinh. Thứ hai, Mỹ phải thể hiện rõ quan điểm - hành động của Trung Quốc không được làm ảnh hưởng tới tự do hàng hải trong khu vực và việc thiết lập ADIZ ở Biển Đông là không thể chấp nhận. Thứ ba, Washington cần nhiệt thành ủng hộ các biện pháp ngoại giao và pháp lý của các nước Đông Nam Á nhằm kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Hàn Quốc chấp nhận triển khai THAAD?

Chiều 21/3, đài KBS của Hàn Quốc dẫn phát biểu tại Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 19/3 của Tư lệnh Bộ Tư lệnh phòng thủ tên lửa và không gian Mỹ David Mann, theo đó Washington sẽ triển khai 7 khẩu đội tên lửa thuộc Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trước năm 2019, trong đó có các khẩu đội tại Hàn Quốc, Nhật Bản và hiện có 4 khẩu đội THAAD đang trong giai đoạn khởi động. Đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức xác nhận sẽ triển khai tên lửa THAAD tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Điều đáng nói là việc này diễn ra sau tuyên bố hôm 9/2 của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken: Washington chưa quyết định về việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc. Và tuyên bố kể trên diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc vẫn đang chia rẽ về THAAD, do đó dư luận coi đây là tín hiệu cho thấy, Seoul sẽ sớm chấp thuận kế hoạch của Mỹ. Cách đây không lâu (9/3), Hãng Yonhap từng dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Kim Ming-seok, theo đó Bộ Quốc phòng Hàn Quốc không có kế hoạch mua và triển khai THAAD; hơn nữa Mỹ cũng không quyết định triển khai hệ thống THAAD trên bán đảo Triều Tiên.

Khẩu chiến vẫn không ngừng gia tăng - Hình 2

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso.

Trước đó (17/3), sau cuộc gặp Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Lee Kyung-soo, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã phản đối mối quan ngại của Bắc Kinh trước khả năng Mỹ triển khai THAAD ở Hàn Quốc. Ông Daniel Russel đưa ra tuyên bố kể trên sau khi Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu bày tỏ quan ngại về ý tưởng triển khai THAAD tại Hàn Quốc của Mỹ. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cũng có bình luận tương tự, bởi Bắc Kinh cho rằng, THAAD được thiết kế nhằm ngăn chặn sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Ông Daniel Russel cũng tuyên bố, Mỹ ủng hộ Hàn Quốc - Nhật Bản cải thiện quan hệ song phương do cả hai nước này đều là đồng minh của Washington và tình hình căng thẳng hiện nay là "nguy cơ chiến lược" đối với cả ba nước. Theo giới chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phản đối kế hoạch triển khai THAAD tại Hàn Quốc bởi Bắc Kinh lo ngại radar của tổ hợp này có thể giám sát các cơ sở quân sự của Trung Quốc.

Giới quân sự cũng đang quan tâm tới "Chiến lược hợp tác cho cường quốc hải quân thế kỷ XXI", viết tắt là CS-21 vừa được hải quân, tuần duyên và thủy quân lục chiến (3/5 lực lượng vũ trang của Mỹ) công bố hồi thượng tuần tháng 3. Bởi phiên bản CS-21 từng ra mắt cách đây 8 năm (2007-2015) và chiến lược biển mới của Mỹ đặt trong bối cảnh Washington "xoay trục" sang Châu Á - Thái Bình Dương, cùng sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh tới sự hợp tác giữa Mỹ với đồng minh khi đối mặt với thách thức. Theo phiên bản CS-21 năm 2015, Mỹ đã điểm mặt các đối thủ tại từng khu vực, đồng thời nêu chi tiết kế hoạch triển khai lực lượng phù hợp với từng điều kiện chiến trường. Ngoài ra, CS-21 năm 2015 cũng chỉ rõ, sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức đối với Mỹ.

Nhận định của giới quân sự

Theo nhận định của tờ tuần san The Economist (Anh) vừa xuất bản, 30 năm nữa Trung Quốc cũng không đuổi kịp Mỹ. Ngoài ra, lãnh đạo và thống trị không phải là một chuyện. Hơn nữa, vai trò ảnh hưởng quan trọng hơn thực lực quân sự. Trước đó, nhằm phản ứng lại thông tin trên tờ New York Times của tác giả Gregg Easterbrook hôm 9/3, tờ Thời báo Hoàn Cầu vừa tuyên bố, Trung Quốc có khả năng đán.h bại Mỹ ở Tây Thái Bình Dương bằng các tên lửa chống hạm giá rẻ. Và hoàn toàn có khả năng đán.h thắng Mỹ ở Biển Đông.

Khẩu chiến vẫn không ngừng gia tăng - Hình 3

Bộ trưởng Ngoại giao ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Hơn 1 tháng trước (21/2), Tạp chí The Motley Fool cho biết, từ năm 2014, Cơ quan Nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) của quân đội Mỹ đã đầu tư vào Dự án Hydra để phát triển loại vũ khí mới trên cơ sở kết hợp tính năng ưu việt của tàu ngầm và tàu sân bay - "tàu sân bay dưới lòng biển" nhằm giành ưu thế về quân sự so với các nước. Trong tháng 1/2015, Trung tâm đán.h giá chiến lược và ngân sách (CSBA, một tổ chức tư vấn tư nhân) cho rằng, sức mạnh quân sự của Mỹ đang bị các nước tìm cách khắc phục. Bởi tên lửa đạn đạo DF-21D của Trung Quốc đang là "sát thủ tàu sân bay" của Mỹ.

Theo trợ lý thư ký không quân Mỹ, phụ trách vấn đề mua bán vũ khí William LaPlante, không quân Mỹ đang thực hiện chương trình bảo dưỡng và xin cấp phép cho nhiều dự án hiện đại hoá mẫu máy bay né.m bo.m B-2 trong năm tài khóa 2016. Ông William LaPlante cho biết, không quân Mỹ có kế hoạch phát triển phi đội 130 chiếc B-2, nhưng do ngân sách cho quốc phòng Mỹ bị cắt giảm, nên Lầu Năm Góc chỉ duy trì hoạt động khoảng 20 chiếc B-2.

Theo trang Sina Military, tàu ngầm hạt nhân Type 093G mới phát triển có thể trở thành "sát thủ tàu sân bay mới" của Trung Quốc. Khác biệt căn bản giữa tàu ngầm Type 093G và Type 093 là phiên bản mới được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, có khả năng khai hỏa tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm YJ-18. Trung Quốc là một trong rất ít nước có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân từ tàu ngầm.

Theo giới truyền thông, Trung Quốc hiện có 3-4 tầu ngầm hạt nhân chiến lược, 5-6 tàu ngầm tấ.n côn.g hạt nhân. Theo trang sina.com của Trung Quốc, cho dù các nước hữu quan đã quyết tâm phát triển tàu ngầm và có kết quả trong vấn đề này, nhưng tổng số tàu ngầm của các nước láng giềng ở Biển Đông không bằng số lượng tàu ngầm của Trung Quốc. Bắc Kinh hiện có hơn 60 tàu ngầm (đứng thứ ba thế giới), đã biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải và là quốc gia đầu tiên triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông. Theo giới quân sự, tuyến hàng hải ở Biển Đông quanh co, đảo và đá ngầm trải rộng, nên thích hợp cho tàu ngầm phục kích.

Theo PetroTimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử
18:35:47 01/10/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần
21:09:33 30/09/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương 300 carat với giá trị ước tính 2,8 triệu USD
05:43:30 01/10/2024
Bão Helene tàn phá Đông Nam nước Mỹ, số nạ.n nhâ.n thiệt mạng tăng lên 118 người
16:31:41 01/10/2024
Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại
16:44:08 01/10/2024
Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
13:23:22 30/09/2024

Tin đang nóng

Danh sách sao Vbiz xuất hiện trong nhóm content bẩn của Negav bị lộ, người trong cuộc lần lượt lên tiếng!
20:47:54 01/10/2024
Em họ của chồng xin ở nhờ, nửa đêm tôi chế.t sững trước cảnh 'nóng mắt' của hai người
19:09:42 01/10/2024
Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều
19:59:14 01/10/2024
Phan Đạt - chồng diễn viên Phương Lan là ai mà náo loạn Vbiz?
21:32:28 01/10/2024
Xoài Non bị chỉ trích thiếu trách nhiệm, lên tiếng kể khổ nhưng netizen không chấp nhận
18:08:44 01/10/2024
Thu Trang chính thức lên tiếng khi chồng Phương Lan nhắc tên trong lùm xùm bị nó.i xấ.u
22:05:40 01/10/2024
Ngọc Hiệp "Cô gái xấu xí" tuổ.i 59: Thích đi phượt, viên mãn bên chồng
19:44:10 01/10/2024
Thông tin chính thức vụ NS Hữu Châu bị gọi tên giữa drama chèn ép, có hành động sai lệch với diễn viên trẻ
20:24:01 01/10/2024

Tin mới nhất

Quan chức Mỹ: Không có 'khả năng kỳ diệu' nào có thể thay đổi cục diện xung đột Ukraine

18:34:05 01/10/2024
Vào tuần trước, theo một báo cáo của Bloomberg, các quan chức phương Tây không tin kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky sẽ tạo ra bước đột phá trong cuộc xung đột do thiếu các yếu tố bất ngờ.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Gói kích thích của Trung Quốc - thuố.c đặc trị hay chỉ là liều giảm đau

17:36:22 01/10/2024
Ông Tianchen Xu, chuyên gia kinh tế của Economist Intelligence Unit, nhận định gói kích thích mới đây là "một dấu mốc cho thấy tư duy chính sách đã thay đổi .

Nhánh chính sông Amazon cạn trơ đáy

16:41:45 01/10/2024
Các nhà môi trường cho biết biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu không chỉ khiến các con sông ở Amazon cạn nước mà còn gây các vụ cháy rừng chưa từng có, phá hủy thảm thực vật khô cằn.

Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba làm Thủ tướng

16:39:06 01/10/2024
Ông Shigeru Ishiba được bầu vào Hạ viện 12 lần, từng đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Tái thiết khu vực và Tổng Thư ký LDP.

Mỹ tăng viện trợ cho liên minh chống IS

16:28:31 01/10/2024
Trong số này, 148 triệu USD hỗ trợ để đảm bảo an ninh biên giới cũng như chống khủn.g b.ố ở khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara và Trung Á; 168 triệu USD dành cho quỹ an ninh tại Iraq và Syria.

Fed đề ngỏ khả năng tiếp tục giảm lãi suất

16:15:59 01/10/2024
Tuy nhiên, ông Powell cũng lưu ý đây không phải là con đường định sẵn và các dữ liệu sẽ được đán.h giá đầy đủ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đồng loạt từ chức

15:48:56 01/10/2024
Đây là động thái mở đường cho việc thành lập chính phủ mới do tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, ông Shigeru Ishiba, dẫn đầu.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Liban có thể làm gì nếu xảy ra xung đột biên giới?

15:35:12 01/10/2024
Nghị quyết 1701 của HĐBA LHQ cho phép các binh sĩ gìn giữ hòa bình giúp quân đội Liban đảm bảo không có giao tranh xảy ra tại khu vực làm nhiệm vụ cũng như không bị xâm phạm bởi các lực lượng vũ trang không thuộc nhà nước Liban.

Bỉ hủy mọi chuyến bay thương mại khởi hành tại 2 sân bay chính do đình công

15:30:48 01/10/2024
Trong khi đó, tại sân bay Charleroi, lệnh hủy chuyến cũng đã được đưa ra với khoảng 100 chuyến bay dự kiến khởi hành. Tuy nhiên, những chuyến bay hạ cánh không bị ảnh hưởng.

Mỹ siết chặt lệnh cấm tị nạn tại biên giới với Mexico

15:25:52 01/10/2024
Tổng thống Biden đã ban hành lệnh cấm tị nạn trong tháng 6 năm nay nhằm giảm số người di cư vượt biên trái phép, vốn đang ở mức kỷ lục.

Chính phủ Yemen lên án cuộc không kích của Israel tại Hodeidah

15:23:12 01/10/2024
Theo thông tin từ Bộ Y tế do lực lượng Houthi quản lý, cuộc không kích của Israel tại Hodeidah đã khiến 5 người thiệ.t mạn.g và 57 người bị thương, trong đó nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.

Có thể bạn quan tâm

Nghệ sĩ Bảo Chung nói thẳng về tin đồn là đại gia bất động sản

Sao việt

23:28:21 01/10/2024
Nghệ sĩ Bảo Chung phủ nhận chuyện là đại gia bất động sản. Ông nói lý do từ Mỹ về Việt Nam vì muốn hết mình với nghệ thuật.

Diễn viên Lê Giang tuổ.i 52 hóa 'phú bà phông bạt', đắt show phim ảnh bậc nhất

Hậu trường phim

22:50:03 01/10/2024
Lê Giang vui vì tuổ.i 52 vẫn nhận nhiều lời mời đóng phim. Hiện chị là nữ diễn viên trung niên đắt show bậc nhất với vai diễn trong các dự án doanh thu trăm tỷ.

Màn ảnh Việt có 1 phim ngôn tình cực đáng hóng: Nữ chính trong trẻo tựa tình đầu, bối cảnh đẹp như tranh vẽ

Phim việt

22:17:40 01/10/2024
Bộ phim nhận nhiều phản hồi tích cực từ khán giả nhờ màu sắc trong trẻo, tươi mới đậm chất thanh xuân vườn trường mà dàn diễn viên trẻ đem đến.

Thiếu gia nổi tiếng gâ.y số.c khi thú nhận 22 tuổ.i có 10 mối tình

Netizen

22:15:52 01/10/2024
Đảo Thiên Đường đang là show hẹn hò hot nhất hiện tại khi ghép cặp các người chơi trai xinh gái đẹp. Khi chương trình càng về cuối, các cặp đôi dần lộ diện thì có một cái tên vẫn bị coi là mỹ nam lu mờ

Triển khai thành công kỹ thuật chụp động mạch vành qua da

Sức khỏe

22:02:04 01/10/2024
Chụp động mạch vành qua da là thủ thuật cơ bản và sử dụng rộng rãi trong các quy trình can thiệp về tim mạch với mục đích đán.h giá toàn bộ hệ động mạch vành.

Ngôi sao số 1 Việt Nam - người duy nhất không sợ bị vạ miệng hồi "trẻ trâu", nhân cách là thứ không thể phủ nhận!

Nhạc việt

22:01:46 01/10/2024
Ngôi sao này đã luôn được ca ngợi hết mình vì nhân cách vàng và EQ cao xuyên suốt hơn 1 thập kỷ trong showbiz.

Diễn biến mới về cuộc đấu tố giữa NewJeans và tập đoàn giải trí số 1 Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

21:58:17 01/10/2024
Ngày 30/9, Uỷ ban Lao động và Môi trường đã thông qua yêu cầu triệu tập Hanni (người tham chiếu) và CEO đương nhiệm của ADOR là Kim Joo Young (nhâ.n chứn.g) vào hôm 25/10 tới.

Thương vợ đau bụng nên mình tôi về giỗ mẹ, nào ngờ tiếng nhạc chát chúa từ điện thoại của con gái khiến cả nhà 'ngã ngửa'

Góc tâm tình

21:56:14 01/10/2024
Lúc này, cả nhà với ngã ngửa . Hóa ra vợ tôi chẳng đau bụng gì hết. Cô ấy chỉ viện cớ như vậy để không phải về quê ăn giỗ mẹ chồng.

Điểm 10 cho cameraman của Anh Trai Chông Gai: Góc máy quá ảo như đang xem MV bom tấn Hàn Quốc, MXH "phát cuồng"!

Tv show

21:47:05 01/10/2024
Công diễn 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đang làm cộng đồng fan Kpop điên đảo , được ví như EXO, DBSK Việt Nam.

Uyên Endy 'bạn gái' Ngô Kiến Huy, khoe dáng nuột, cơ ngơi 'chanh sả'?

Trẻ

21:32:09 01/10/2024
Uyên Endy tên thật là Nguyễn Thu Uyên, sinh năm 1997. Cô là một hot girl có gần 20 nghìn người theo dõi trên mạng xã hội. Cô không hoạt động nghệ thuật, mà hiện tại, cô nàng đang có công việc kinh doanh riêng.

Phối hợp điều tra nguyên nhân hổ chế.t tại Khu du lịch Vườn Xoài

Tin nổi bật

21:22:34 01/10/2024
Tại tỉnh Long An xác định có 3 nhân viên vườn thú Mỹ Quỳnh tiếp xúc trực tiếp hổ. Tại tỉnh Đồng Nai, thông tin nhanh sơ bộ có khoảng 30 người tiếp xúc với hổ.