Philippines sẽ dùng chính sách ‘bàn tay sắt’ với người không tiêm vaccine COVID-19
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa bỏ tù những ai đủ điều kiện nhưng từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19, trong bối cảnh nước này đẩy nhanh nỗ chiến dịch tiêm chủng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh Philstar
Phát biểu trên truyền hình tối 21/6, ông Duterte cho rằng Philippines đang rơi vào một cuộc khủng hoảng y tế và đối diện với tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Ông lệnh cho lực lượng thực thi pháp luật bắt giam, bỏ tù những người từ chối tiêm vaccine. “Các bạn hãy chọn đi: Tiêm vaccine hoặc là chúng tôi phải tống giam bạn. Tôi muốn nói rằng trại giam không sạch lắm đâu, cảnh sát họ cũng không chăm chỉ dọn dẹp lắm. Mọi thứ trong trại giam là vậy và bạn sẽ phải ở đó”, ông Duterte nói.
Tổng thống Duterte không đưa ra cơ sở pháp lý cho việc bắt người, nhưng khẳng định ông suy nghĩ rất nhiều về biện pháp này, bởi đó là việc thực thi chính sách trong thời điểm đất nước đối diện với khủng hoảng y tế. Bộ trưởng Tư pháp Philippines Menardo Guevarra chưa đưa ra bình luận, giải thích rõ ràng về việc từ chối tiêm vaccine sẽ phạm phải tội gì và hình phạt tương ứng ra sao.
Video đang HOT
Ông Duterte cũng nói rằng những người từ chối tiêm vaccine nên rời khỏi Philippines. “Các bạn có thể đến Ấn Độ, đến Mỹ hay nơi nào đó. Nhưng một khi chọn ở đây và là một con người có thể mang mầm virus thì bạn phải tiêm vaccine”, Tổng thống Philippines bày tỏ quan điểm cứng rắn.
Nếu tuyên bố trên được triển khai trong thực tế, đây sẽ là biện pháp mạnh tay nhất của chính quyền Philippines trong nỗ lực đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng khi còn một bộ phận khá lớn dân chúng nước này thiếu tin tưởng vào vaccine, từ chối tiêm vaccine.
Tại Đông Nam Á, Indonesia trước đó cũng từng đưa ra các biện pháp như phạt tiền, cắt trợ cấp với đối tượng không chịu tiêm ngừa vaccine.
Song song với biện pháp cứng rắn trên, nhằm giúp người dân vượt qua nỗi lo ngại hay tâm lý kén chọn vaccine ngừa COVID-19, Philippines đang áp dụng nhiều sáng kiến, trong đó có treo thưởng những món quà thiết thực. Một khu vực ở ngoại ô thủ đô Manila đã đưa ra ý tưởng tặng các bao tải gạo lớn nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng.
Cứ mỗi tuần, vùng Sucat lại treo thưởng 25kg gạo cho 20 người đã tiêm vaccine may mắn bốc thăm được phần thưởng. Quan chức địa phương Jeramel Mendoza cho biết sáng kiến này chủ yếu hướng tới những cư dân thuộc nhóm nghèo hơn vốn không quá quan tâm đến việc tiêm chủng. Theo ông, khi chiến dịch tiêm chủng được tiến hành, có rất ít người đăng ký, chủ yếu là những người giàu hoặc có điều kiện.
Giới chức Sucat cho biết kể từ khi sáng kiến tặng gạo để khuyến khích tiêm chủng được triển khai vào cuối tháng 5 vừa qua, số liều vaccine được sử dụng hàng ngày đã lên tới 2.000 liều, trong khi trước đó họ chỉ tiêm được khoảng 400 liều/ngày.
Anh Almond Gregorio, một lính cứu hỏa và cũng là chủ nhân tấm vé trúng thưởng, cho biết: “Đó là một sáng kiến hay và tôi cảm thấy an toàn hơn sau khi đã tiêm phòng. Tôi rất vui vì đã tiêm phòng đồng thời có được được một ít gạo”.
Hồi đầu tháng này, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên tiếng kêu gọi công chúng đi tiêm phòng, sau khi dữ liệu cho thấy nước này đã tụt lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng. Trong bối cảnh Philippines đang vật lộn với một trong những đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng nhất tại châu Á với hơn 1,3 triệu ca mắc và hơn 23.000 ca tử vong, Tổng thống Duterte ngày 21/6 đã cảnh báo phạt tù những người từ chối tiêm vaccine phòng COVID-19.
Hàn Quốc đẩy mạnh giám sát và phân tích biến thể mới của virus SARS-CoV-2
Ngày 22/6, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành thảo luận phương án đối phó với đại dịch COVID-19 như đẩy mạnh giám sát và phân tích về biến thể mới của virus SARS-CoV-2, chuẩn bị cho việc nới lỏng giãn cách xã hội dự kiến bắt đầu từ tháng 7 tới.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Jecheon, tỉnh Bắc Chungcheong, Hàn Quốc ngày 26/2/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Kwon Deok-cheol cho rằng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là yếu tố đe dọa nghiêm trọng tới công tác phòng dịch của Hàn Quốc. Mặc dù những ảnh hưởng từ biến thể mới này tới công tác phòng dịch hiện vẫn ở mức hạn chế song Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình lây nhiễm của loại biến thể này ở các nước. Bộ trưởng Kwon Deok-cheol cho biết thêm hiện Chính phủ Hàn Quốc đang áp dụng biện pháp cách ly tập trung với người nhập cảnh từ các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao, nếu phát hiện có virus biến thể thì nhóm đối phó chung liên ngành và chính quyền địa phương sẽ hợp tác để ngăn chặn sự lây lan.
Số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho thấy tính đến 0 giờ ngày 22/6, Hàn Quốc ghi nhận 395 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 351 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 151.901 ca. Cũng theo KDCA, tính đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc đã hoàn tất việc tiêm mũi thứ nhất vaccine ngừa COVID-19 cho hơn 15,03 triệu người (tương đương 29,3% dân số). Số người đã hoàn tất việc tiêm chủng (đủ số mũi theo khuyến nghị tùy từng loại vaccine) là 4,16 triệu người (khoảng 8,1% dân số).
KDCA cho rằng mặc dù số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc đang có chiều hướng giảm dần song tuyệt đối không được lơ là, mất cảnh giác trước sự lây lan của biến thể Delta được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ vốn có mức độ lây nhiễm mạnh hơn nhiều. Theo cơ quan chức năng Hàn Quốc, hầu hết các trường hợp nhiễm biến thể Delta ở Hàn Quốc đều đến từ nước ngoài và phần lớn trong số đó là những người Hàn Quốc trở về từ Ấn Độ trong tháng 5 vừa qua. Tính đến ngày 22/6, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 2.225 ca nhiễm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, trong đó số ca nhiễm biến thể Delta là 190 ca.
Dự kiến, từ tháng 7 tới, Hàn Quốc sẽ bắt đầu thực hiện quy tắc giãn cách xã hội sửa đổi song KDCA nhấn mạnh rằng việc tuân thủ quy tắc phòng dịch cơ bản và tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 vẫn là hai yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho người dân trước dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc tuân thủ đúng quy tắc phòng dịch như đeo khẩu trang, xét nghiệm ngay nếu có triệu chứng nghi mắc COVID-19 cũng là yêu cầu không thể lơ là. Hàn Quốc hiện đặt mục tiêu hoàn tất tiêm chủng cho khoảng 36 triệu người với ít nhất một mũi tiêm vào tháng 9 để đạt được miễn dịch cộng đồng vào tháng 11 tới.
* Cùng ngày 22/6, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock cho biết nước này đang lên kế hoạch nới lỏng hạn chế đi lại đối với những công dân đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19, tạo điều kiện cho những người này du lịch đến các bãi biển châu Âu vào mùa Hè này. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn đang được thảo luận và chưa được hoàn thiện.
Hiện nay, về cơ bản, công dân Anh bị hạn chế đi du lịch đến hầu hết các quốc gia, trong đó có cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) vì các quy tắc phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt và tốn kém.
Anh hiện là nước có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ 7 thế giới với gần 128.000 ca, nhưng cũng là một trong những quốc gia triển khai tiêm vaccine nhanh nhất thế giới khi có đến 80% dân số là người trưởng thành đã được tiêm chủng, trong đó gần 60% đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.
Sáng kiến tặng gạo để khuyến khích tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Philippines Nhằm giúp người dân vượt qua nỗi lo ngại hay tâm lý kén chọn vaccine ngừa COVID-19, Philippines đang áp dụng nhiều sáng kiến, trong đó có treo thưởng những món quà thiết thực. Một khu vực ở ngoại ô thủ đô Manila đã đưa ra ý tưởng tặng các bao tải gạo lớn nhằm khuyến khích người dân tiêm chủng. Tiêm chủng...