Philippines sản xuất thương mại ‘gạo vàng’ biến đổi gene
Ngày 23/7, Philippines đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt việc sản xuất thương mại giống “ gạo vàng” biến đổi gene (GMO) – loại lương thực được giới chuyên gia đánh giá mở ra hy vọng chống bệnh mù lòa ở trẻ em và có thể cứu nhiều mạng người ở các nước đang phát triển.
Philippines sản xuất thương mại gạo vàng biến đổi gene. Ảnh: theconversation.com
Giấy phép an toàn sinh học do các cơ quan quản lý của Chính phủ Philippines cấp đã mở đường cho nông dân trên khắp nước này gieo trồng loại gạo nhiều dinh dưỡng, giàu beta-carotene (tiền chất của vitamin A), giúp người dùng phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa, lành mạnh hóa hệ miễn dịch, thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất…
Chuyên gia Russell Reinke của Viện Nghiên cứu gạo quốc tế (IRRI) – có trụ sở tại Philippines – cho biết: “Đây là một bước thực sự quan trọng đối với dự án của chúng tôi, vì điều này có nghĩa là chúng tôi hoàn tất các bước thủ tục và loại gạo vàng sẽ được công bố là loại thực phẩm an toàn như giống gạo thường”.
Video đang HOT
IRRI đã có 20 năm hợp tác cùng Viện Nghiên cứu lúa Philippines (thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines) để phát triển giống lúa vàng – được đặt tên cho màu vàng tươi của nó. Đây là loại gạo biến đổi gene đầu tiên được chấp thuận cho sản xuất thương mại và quảng bá ở Nam Á và Đông Nam Á.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự thiếu hụt vitamin A là nguyên nhân gây ra 500.000 trường hợp mù lòa ở trẻ em mỗi năm. Có tới 50% trong số này đã tử vong trong vòng 12 tháng kể từ khi mất thị lực.
Trong số đó, IRRI cho biết gần 17% trẻ em dưới 5 tuổi ở Philippines bị thiếu hụt vitamin A.
Mỹ duyệt bán 12 tiêm kích F-16 cho Philippines
Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý bán 12 tiêm kích F-16 cùng tên lửa chống hạm và đối không đi kèm trị giá hơn 2,5 tỷ USD cho Philippines.
"Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định phê duyệt hợp đồng tiềm năng để bán tiêm kích F-16 Block 70/72 và thiết bị đi kèm cho Philippines với mức giá ước tính 2,43 tỷ USD. Chúng tôi đã gửi thông báo đến quốc hội Mỹ về hợp đồng này", Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 25/6.
DSCA cho biết chính phủ Philippines đã đề xuất mua 12 tiêm kích F-16 Block 70/72, gồm 10 chiếc F-16C một chỗ ngồi và hai máy bay F-16D hai chỗ ngồi, cùng vũ khí và phụ tùng kèm theo.
Thiết kế tiêm kích F-16 Block 70/72 được Mỹ công bố. Ảnh: Lockheed Martin .
Trong một thông cáo khác, DSCA cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phê duyệt thương vụ bán cho Philippines 12 tên lửa chống hạm phóng từ máy bay AGM-84L-1 Harpoon và 24 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X Block II với trị giá lần lượt 120 và 42,4 triệu USD.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Joe Biden ký phê duyệt.
Tuy nhiên, thông báo không cho thấy Philippines và Mỹ đã đạt thỏa thuận mua bán với ba thương vụ này. Bộ Ngoại giao Mỹ thường phê duyệt xuất khẩu vũ khí trước khi quá trình đàm phán kết thúc, đây không phải dấu hiệu cho thấy khách hàng của Washington sẽ mua toàn bộ khí tài với mức giá được DSCA công bố.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh Philippines đang tìm mua tiêm kích mới, với hai lựa chọn gồm F-16 Mỹ và SAAB Gripen của Thụy Điển.
Không quân Philippines hiện không có tiêm kích chuyên biệt có khả năng chiến đấu ngoài tầm nhìn thị giác. Nhiệm vụ tuần tra phòng không đang được không quân nước này giao cho phi đội 12 chiến đấu cơ hạng nhẹ FA-50PH phát triển từ máy bay huấn luyện phản lực KAI T-50 do Hàn Quốc chế tạo.
Philippines đặt mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 Philippines ký hợp đồng mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất. Jose Concepcion, cố vấn kinh doanh của chính phủ Philippines, hôm nay cho biết các công ty ở nước này sẽ đứng ra mua số liều vaccine trên và tặng lại một nửa cho chính phủ. Concepcion nói thêm...