Philippines phản ứng việc TQ kéo 5 chiến hạm 48 tên lửa ra biển Đông
“Tất cả các bên, không riêng gì Philippines, sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta không xác định rõ vai trò, chỗ đứng của mình”, ông Rosario nhận định, “Nếu bạn quan sát kỹ, chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang muốn đặt ra luật chơi (cho tất cả các bên trên biển Đông – PV). Rõ ràng điều đó mang ý nghĩa tiêu cực với tất cả các bên, không riêng gì Philippines.”
Việc hạm đội Nam Hải, Trung Quốc triển khai 5 chiến hạm hiện đại nhất kéo theo 48 quả tên lửa áp sát vùng biển Philippines gần bãi cạn Scarborough trong lúc căng thẳng đang leo thang giữa Manila và Bắc Kinh hơn một tháng qua, lại đúng thời điểm tàu ngầm tấn công USS North Carolina – Mỹ bất ngờ xuất hiện trên cảng Subic là động thái đáng chú ý.
5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải mang theo 48 quả tên lửa kéo qua eo biển Okinawa đi xuống phía Philippines bị Cục Phòng vệ Nhật Bản phát hiện, chụp lại
Bộ Quốc phòng Philippines ngày hôm qua 20/5 đã chính thức lên tiếng phản ứng về sự kiện này, theo đó động thái trên của Trung Quốc “chưa phải là vấn đề nghiêm trọng cần quan tâm đặc biệt” miễn là nó (chiến hạm Trung Quốc) vẫn còn trong vùng biển quốc tế, quyền tự do hàng hải của các quốc gia cần được tôn trọng.
“Không nên tô vẽ thêm thắt bất kỳ màu sắc nào (đối với sự kiện Trung Quốc kéo 5 chiến hạm 48 quả tên lửa ra biển Đông – PV), khu vực này cũng vẫn có các tàu nước khác ngoài Trung Quốc qua lại”, Peter Galvez người phát ngôn bộ Quốc phòng Philippines cho hay, “Điều đó không phải để chúng ta suy đoán về các hành động của các quốc gia khác ( Trung Quốc – PV)”.
Người phát ngôn bộ Quốc phòng Philippines, Peter Galvez
Thông tin 5 chiến hạm Trung Quốc gồm khu trục hạm Quảng Châu 168, khu trục hạm Vũ Hán 169, tàu đổ bộ Côn Lôn 998, tàu hộ vệ Sào Hồ 568 và tàu hộ vệ Ngọc Lâm 569 mang theo 48 quả tên lửa vòng qua eo biển Okinawa qua Đài Loan đi xuống phía Philippines lần đầu tiên được Tân Hoa Xã loan báo ngày 8/5, trích dẫn nguồn tin và ảnh đính kèm do Cục Phòng vệ Nhật Bản phát hiện, chụp lại.
Cũng chính Tân Hoa Xã ngày 8/5 đưa tin, hạm đội Nam Hải triển khai diễn tập đổ bộ không – hạm – ngầm tại một vùng biển không xác định thuộc biển Đông, tuy nhiên không có thông tin chi tiết nào về thời gian, địa điểm, nội dung cụ thể của cuộc diễn tập được phản ánh.
Hạm đội Nam Hải diễn tập đối kháng trên biển Đông (hình minh họa, nguồn Quân giải phóng)
Khi giới phân tích quân sự Đài Loan, Singapore, Nhật Bản vẽ lại đường cơ động của 2 cánh quân này thì nhìn thấy rất rõ một “gọng kìm” đang siết lấy Philippines.
Trong khi đó, bộ Quốc phòng, Ngoại giao Philippines cũng như báo giới nước này vẫn kiềm chế và tránh đưa ra bất cứ bình luận nào xung quanh sự kiện này. Một sự kiềm chế cần thiết và phù hợp trong bối cảnh Trung Quốc gây sức ép về mọi mặt đối với Philippines.
Phát biểu của người phát ngôn bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez như trên là điều có thể hiểu được, đồng thời nó thể hiện rõ thiện chí muốn giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán hòa bình và không làm phức tạp thêm tình hình. Bản chất sự kiện như thế nào, công luận quan sát diễn biến đều hiểu rõ.
Video đang HOT
Tàu ngầm hải quân Trung Quốc diễn tập trên biển (ảnh minh họa, nguồn CCTV)
Trong một diễn biến khác có liên quan, Manila một mặt nỗ lực thúc đẩy các hoạt động đối thoại với Trung Quốc, kiểm soát tình hình trong nước không để vấn đề rối càng thêm rối, một mặt đang tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để nâng cao năng lực quốc phòng, khả năng phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ trước các nguy cơ đang ngày một hiện hữu.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 20/5 cho hay, ngoài Mỹ hiện tại đã có ít nhất 3 nước lên tiếng hỗ trợ Philippines nâng cao năng lực phòng thủ cho quân đội trong bối cảnh nguy cơ xung đột, căng thẳng trên biển Đông (với Trung Quốc) ngày càng leo thang.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
“Nhật Bản đang xem xét bán cho Philippines 10 chiếc tàu tuần tra loại dài 40 m theo hình thức viện trợ ODA và viện trợ không hoàn lại cho Manila 2 chiếc tàu tuần tra cỡ lớn hơn”, Ngoại trưởng Philippine cho hay, “Đối với Hàn Quốc, chúng tôi có một thỏa thuận hậu cần và chúng tôi đã nhận được các trang thiết bị như áo khoác và mũ bảo hiểm cho lực lượng vũ trang Philippines từ phía Hàn Quốc”.
Bộ Quốc phòng Philippines cũng đang nỗ lực đàm phán mua các chiến đấu cơ của Hàn Quốc theo đề xuất của Tổng thống Aquino với người đồng nhiệm Hàn Quốc, Lee Myung-bak hồi tháng 11 năm ngoái. Ông Lee Myung-bak không tiết lộ bất kỳ phản ứng nào về yêu cầu này nhưng cho biết Seoul mong muốn giup Manila giải quyết các vấn đề trên biển.
Tổng thống Aquino đề nghị người đồng nhiệm Hàn Quốc Lee Myung-bak bán cho Philippines chiến đấu cơ, tàu chiến để giúp Manila tăng năng lực phòng thủ quốc gia trong chuyến công du Manila của Tổng thống Hàn Quốc tháng 11 năm ngoái
Từ Australia, Ngoại trưởng Philippines cho hay Canberra đang xem xét khả năng cung cấp cho Philippines một số tàu nghiên cứu và tăng hỗ trợ đào tạo cho lực lượng quân đội Philippines.
Ngoại trưởng Anbert del Rosario bày tỏ hy vọng viện trợ quân sự từ Australia sẽ tăng lên sau khi Hiệp định hợp tác quân sự giữa Manila và Canberra được thông qua, dự kiến trong tuần này.
Quay trở lại quan hệ đồng minh Mỹ – Philippines, Ngoại trưởng Rosario tiết lộ, trong năm nay Manila sẽ nhận dược khoản viện trợ quân sự trị giá 144,66 triệu USD từ Mỹ.
Đồng thời Philippines vẫn tiếp tục theo đuổi hướng tiếp cận, giải quyết tranh chấp trên bãi Scarborough và biển Đông thông qua luật pháp và trọng tài quốc tế, dựa theo Luật công ước biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).
Chiến hạm cũ lớp Hamilton đầu tiên, BRP del Pilar Philippines mua của Mỹ
Tháng trước, Manila đã yêu cầu ASEAN hãy cùng đứng về phía Philippines trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc xung quanh căng thẳng trên bãi Scarborough.
“Tất cả các bên, không riêng gì Philippines, sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực nếu chúng ta không xác định rõ vai trò, chỗ đứng của mình”, ông Rosario nhận định, “Nếu bạn quan sát kỹ, chúng ta thấy rằng Trung Quốc đang muốn đặt ra luật chơi (cho tất cả các bên trên biển Đông – PV). Rõ ràng điều đó mang ý nghĩa tiêu cực với tất cả các bên, không riêng gì Philippines.”
Khi được hỏi về khả năng đề nghị Mỹ giúp đỡ Philippines trong xử lý căng thẳng với Trung Quốc trên bãi Scarborouhg, Ngoại trưởng Philippines cho biết:
“Chúng tôi mong tất cả các quốc gia liên quan cần lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình về những gì đang xảy ra ở đây, và mối liên hệ (của sự kiện này) đối với chính quốc gia đó”, đồng thời ông Rosario nhấn mạnh, “Washington đóng một vai trò rất mang tính xây dựng trong việc giải quyết tranh chấp biển đảo khi Mỹ thúc đẩy việc áp dụng luật pháp quốc tế vào giải quyết tranh chấp.”
Philippines đánh giá cao vai trò của Mỹ và kêu gọi các nước liên quan trên biển Đông đứng về phía mình trong việc giải quyết tranh chấp với Trung Quốc vì điều đó sẽ tốt cho các bên liên quan
Biển Đông đang ngày một nóng lên sau sự kiện Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough. Với vị trí địa chiến lược của mình, biển Đông đang ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
Ngoài các bên tranh chấp, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc đều đặc biệt quan tâm đến an ninh trên biển Đông vì các quốc gia này ít nhiều đều có lợi ích ở đó.
Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng lấn lướt các bên tranh chấp trên tất cả các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao và kinh tế thì việc các bên liên quan đoàn kết thống nhất, tận dụng tối đa nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như những gì Philippines đã và đang làm là điều cần thiết để góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính quốc gia đó.
Theo GDVN
Nga đang ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông?
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải "đơn thương độc mã" đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng Philippines - Trung Quốc trên bãi Scarborough gần đây cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu chương trình "hành chính hóa" cái gọi là "hoạt động quản lý" đối với bãi cạn Scarborough sau khi giành quyền kiểm soát nó trên thực tế từ 10/4 vừa qua.
Màn kịch dựng sẵn đã lộ rõ bản chất
Không chỉ tăng cường "hoạt động quản lý" bởi các tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 như bộ Ngoại giao nước này đã thông báo, Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" để cản trở mọi hoạt động của tàu thuyền nước ngoài (chủ yếu là Philippines) trên bãi cạn Scarborough.
Thạch Thanh Phong, Chủ nhiệm văn phòng kiêm người phát ngôn cục Hải dương quốc gia Trung Quốc
Hôm qua 20/5 cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là "Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển", có hiệu lực triển khai thực hiện từ ngày 1/6 tới đây Trung Quốc sẽ thực thi hoạt động quan trắc, dự báo đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông và đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Cái văn bản điều lệ "quái gở" này thực chất là một nước cờ hiểm đã được tính trước của Bắc Kinh. Đằng sau nó sẽ là hoạt động xây dựng các trạm quan trắc hoặc lắp đặt trang thiết bị trên bãi cạn Scarborough, một động thái khẳng định cái gọi là "chủ quyền" một cách nghiễm nhiên nhưng ít gây căng thẳng nhất so với việc thiết lập một điểm chốt quân sự.
Điều đó càng cho thấy cái lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" cộng với kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát và xua đuổi tàu nước ngoài, triển khai "điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển" thực tế là một màn kịch đã được Trung Quốc dàn dựng sẵn, Manila vô tình mắc bẫy Bắc Kinh mà không hề hay biết.
Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?
Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 20/5 website CNTV của đài phát thanh internet Trung Quốc đưa tin (chưa xác nhận - PV), ngày 20/5 lần đầu tiên Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev đại diện cho Kremlin chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của Nga về biển Đông, không hiểu vô tình hay hữu ý, quan điểm của Nga là điều Trung Quốc đang mong muốn và theo đuổi và là một khó khăn mới cho các bên khác có tranh chấp trên biển Đông.
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines
"Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên biển Đông", Đại sứ Nikolay Kudashev bày tỏ, "Đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp."
Đại sứ Nga nhấn mạnh thêm, cũng giống như Mỹ, Nga bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông để đảm bảo cho các hoạt động thương mại của các nước, trong đó có Nga diễn ra bình thường. Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp "song phương" giữa các bên, điều Bắc Kinh đang mong muốn và tìm mọi cách đạt được.
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough khiến Trung Quốc lo ngại. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông để họ có thể tự tung tự tác
Về vai trò của các bên ngoài tranh chấp như Mỹ, EU hay Nga, ông Nikolay Kudashev đánh giá, các đối tượng này đều giàu kinh nghiệm về mặt pháp lý, thậm chí có những ý tưởng mới (giải quyết tranh chấp), nếu hai bên tranh chấp (trên biển Đông) cùng nhất trí tham vấn ý kiến của Kremlin, Nga luôn sẵn sàng.
Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga - Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông. Trước đó, 2 nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.
Nếu các bên tranh chấp trên biển Đông không đoàn kết và tìm kiếm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà để Trung Quốc lấn lướt, sẽ không có gì để đàm phán vì "luật chơi" Bắc Kinh đặt ra: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, phải thừa nhận điều đó rồi muốn đàm gì thì đàm
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải "đơn thương độc mã" đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông.
Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, giao thiệp ngoại giao cố nhiên là sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do xung đột quân sự hay chiến tranh gây ra cho các bên.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán thì việc đầu tiên cần làm là bảo vệ được hoạt động kiểm soát trên thực địa, không để cho Trung Quốc lấn lướt rồi chiếm quyền kiểm soát như những gì đã và đang diễn ra đối với Philippines trên bãi Scarborough.
Tàu chiến hạm đội Nam Hải - sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng gia tăng
Trung Quốc một mặt đã và đang tìm mọi cách tăng cường hoạt động, lấn lướt và chiếm quyền kiểm soát với các vùng biển có tranh chấp trên thực địa, đồng thời cố gắng tối đa hóa hoạt động "phân tách" các bên có tranh chấp (nội khối ASEAN) cũng như ngăn cản sự can dự của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ vào biển Đông theo chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa", cái ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đối phó với nó như thế nào lại là một bài toán không đơn giản.Theo GDVN
Biển Đông: Tàu chiến TQ mang theo tên lửa vẫn áp sát Philippines Hôm nay báo giới Philippines loan tin, 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải vẫn đang "lởn vởn" gần vùng biển Philippines. 5 chiếc tàu chiến kéo theo 48 quả tên lửa này đã kéo sát tới vùng biển Philippines trong những ngày tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất ngờ xuất hiện tại cảng Subic gần...