Philippines nhức nhối nạn buôn lậu vàng
Do giá vàng leo cao, nhiều thợ mỏ Philippines vẫn mạo hiểm chui xuống những hầm ngầm sâu hun hút để tìm kiếm quặng vàng. Nhưng số vàng mà người Philippines khai thác được bị đưa lậu ra thị trường “chợ đen”, rồi xuất sang nước ngoài tới 90%.
Các bao quặng được đưa ra khỏi mỏ ở thị trấn Diwalwal,
tỉnh Compostela Valley, miền Nam Philippines
90% lượng vàng bị xuất lậu
Ông Erich Mulato, 53 tuổi, bước vào một cửa hàng vàng ở ngôi làng miền núi Mt. Diwata, trên tay cầm một nhúm vàng mới được tách lọc từ quặng. Sau nhiều giờ mót quặng tại một trong hàng trăm mỏ quy mô nhỏ ở vùng Mindanao, miền Nam Philippines, người cha có 6 con này bán được 5,49gram vàng với giá 8.260 peso (200USD). Số tiền này nhiều hơn gấp 16 lần thu nhập mỗi ngày của một người lao động chân tay ở Manila.
“Ở đây, chúng tôi có thể kiếm tiền một cách dễ dàng”, ông Mulato nói trong khi đợi lấy tiền từ cửa hàng vàng. Công việc này có lợi cho những người như ông Mulato, nhưng Chính phủ Philippines thì không. Rất có thể số vàng trên sẽ tới tay trung gian rồi được bán lại cho khách du lịch hay thị trường “chợ đen” ở Manila.
Philippines là một trong những nước có trữ lượng khoáng sản lớn nhất châu Á với đủ các loại như vàng, đồng, niken, cromit, mangan, bạc và sắt trị giá tổng cộng khoảng 1 nghìn tỷ USD. Do có nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao: 6,4% trong quý I năm nay, đứng thứ 2 châu Á chỉ sau Trung Quốc, nên Philippines được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến. Nhưng việc đầu tư cho khai mỏ lại bị trì hoãn vì nhiều lý do, vì thế nhiều chủ mỏ đã móc nối với các quan chức địa phương để xuất lậu khoáng sản. Các quan chức và thương nhân ước tính, 90% lượng vàng trên đang được đưa lậu ra khỏi nước này, hầu hết là tới Hồng Kông (Trung Quốc).
Theo dữ liệu từ chính quyền Hồng Kông, nguồn vàng nhập khẩu hàng đầu của đặc khu này giai đoạn 2005-2010 là từ Philippines. Trong đó, năm 2010 đạt mức đỉnh 81.471kg, còn năm 2011 là 81.192kg, tăng mạnh so với vỏn vẹn 11kg trong suốt 9 năm trước đó. Theo quy định của hải quan Hồng Kông, tất cả các chuyến hàng chở vàng thương mại đều phải đăng ký với chính quyền, nhưng họ không hạn chế số lượng vàng “xách tay”.
Năm ngoái, Trung Quốc đã soán ngôi Ấn Độ trở thành nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Lượng vàng xuất khẩu trong quý I năm nay từ Hồng Kông tới Trung Quốc đại lục tăng 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục Thống kê và điều tra dân số Hồng Kông, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2012, Trung Quốc đã nhập hơn 380 tấn vàng từ đặc khu này.
Thất thu thuế – khó ngăn chặn
Philippines là nước sản xuất vàng lớn thứ 18 thế giới với sản lượng hơn 1 triệu ounce vàng trong năm 2011, tương đương 1,6 tỷ USD theo mức giá hiện tại. Trong đó, khoảng 56% sản lượng đến từ các mỏ quy mô nhỏ. Tình trạng buôn lậu trên diễn ra khiến cho Chính phủ Philippines thất thu số tiền thuế khá lớn. “Gần như tât cả số vàng sản xuất tại các mỏ quy mô nhỏ đều tới thị trường chợ đen nhằm trốn thuế”, Rex Banggawan, một kế toán cho công ty chuyên mua bán vàng ở thành phố miền núi Baguio, phía bắc Philippines cho biết.
Theo dữ liệu mới nhất của Chính phủ Philippines, lượng vàng được những chủ mỏ quy mô nhỏ và thương nhân bán cho Ngân hàng Trung ương trong quý II năm nay đã giảm 98% so với một năm trước đó. Một quan chức cấp cao tại Ngân hàng Trung ương Philippines nói với hãng tin Reuters rằng việc áp đặt mức thuế mới đối với hoạt động bán vàng hồi năm ngoái có lẽ là yếu tố chính khiến tình trạng buôn lậu gia tăng một cách đáng báo động. Nhưng người đứng đầu cơ quan thuế cho biết, mức thuế 7% sẽ không được chỉnh sửa đồng thời cho rằng cần kiểm soát khu vực biên giới tốt hơn.
Video đang HOT
Trong thập kỷ qua, giá vàng liên tiếp thiết lập các kỷ lục mới đã thúc đẩy các chủ mỏ quy mô nhỏ, hầu hết là trái phép, lao vào khai thác. Hội đồng vàng Artisanal có trụ sở ở Canada ước tính, Philippines hiện chiếm khoảng 15% nguồn cung vàng toàn cầu, với ngành công nghiệp 20,5 tỷ USD sử dụng 10-15 triệu lao động.
Tagum, thủ phủ tỉnh Davao del Norte, là trung tâm mua bán vàng gần khu mỏ Mount Diwata nhất. Đây là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Philippines nhờ sự bùng nổ các mỏ vàng quy mô nhỏ. Các tay buôn ở Tagum cho biết nếu không do thuế cao, họ thích bán cho ngân hàng trung ương hơn là thị trường “chợ đen” giá cả lên xuống thất thường.
Một người bán đồ trang sức 42 tuổi giấu tên cho biết, các thương nhân nước ngoài đang đổ xô tới Philippines để có thể mua vàng với giá rẻ hơn trên thị trường “chợ đen”. Ông Rozzano Rufino Biazon, người đứng đầu Cục Hải quan Philippines thừa nhận vàng lậu được đưa ra khỏi nước này theo đường “xách tay”. Tuy nhiên, cơ quan chức năng nước này gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chặn do lực lượng mỏng. Ông Biazon lấy ví dụ một vụ việc mới đây 9 tàu hàng chở lậu 75.000 tấn cromit tới Trung Quốc từ một cảng tư nhân ở tỉnh Zambales, cách văn phòng hải quan gần nhất cũng lên tới… 80km.
Trong khi đó, do nhu cầu vàng ổn định và giá vàng leo cao, các thợ mỏ vẫn mạo hiểm chui xuống những hầm ngầm sâu hun hút để tìm kiếm quặng vàng. “Vào thập niên 1980, một mẻ quặng có thể cho 5-10 gram vàng nhưng giá chỉ 160 peso (3,82USD) một gram”, ông George Cantilla, 51 tuổi, một cai mỏ cho biết, “Bây giờ bạn chỉ thu được khoảng 0,2gram quặng nhưng giá bán cao hơn nhiều”.
Theo ANTD
Philippines có kế hoạch mua 24 chiến đấu cơ Super Tucano của Brazil
Máy bay chiến đấu cánh quạt EMB-314 Super Tucano có khả năng bay thấp tốt, tiết kiệm nhiên liệu, thích hợp chi viện đối đất, trinh sát tuần tra.
Máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano của Công ty Chế tạo Máy bay Embraer, Brazil.
Tờ "Phương Đông" dẫn các nguồn tin cho biết, không quân thế giới đang chào đón máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, trong khi Philippines lại vừa ý với máy bay chiến đấu cánh quạt.
Tờ "Janes's Defense Weekly" dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết, sẽ mua máy bay chiến đấu cánh quạt EMB-314 Super Tucano do Brazil chế tạo để đáp ứng nhu cầu bức thiết, thay thế cho máy bay OV-10 của Không quân Philippines - loại máy bay do Mỹ chế tạo, đã phục vụ hơn 40 năm, và đã nhiều lần đến bầu trời bãi cạn Scarborough.
Gazmin cho biết, các cuộc kiểm tra và đàm phán có liên quan đang được thúc đẩy, Philippines và Chính phủ Brazil đều rất có lòng tin vào việc đạt được giao dịch.
Máy bay EMB-314 sẽ được sử dụng cho các lĩnh vực như chống nổi dậy, chi viện cự ly gần và trinh sát hàng không. Không quân Philippines cần khoảng 24 máy bay Super Tucano để thay thế máy bay OV-10 cũ kỹ.
Được biết, là máy bay cánh quạt do Brazil tự nghiên cứu chế tạo, ưu thế của Super Tucano ở chỗ có tính năng bay thấp tốt, đặc biệt thích hợp với nhiệm vụ chi viện đối đất và trinh sát, đồng thời động cơ cánh quạt tiết kiệm nhiên liệu giúp cho loại máy bay này có khả năng bay liên tục hơn 8 giờ, đủ để hỗ trợ cho Philippines tuần tra ở vùng biển xung quanh.
Máy bay EMB-314 Super Tucano có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, có thể mang theo tải trọng 1.500 kg ở bên ngoài, phân bố lần lượt ở 5 vị trí dưới cánh và thân máy bay. Mỗi vị trí có một thiết bị nối dùng để phân biệt vũ khí mang theo.
Ngày 6/7, Gazmin tuyên bố, sẽ phê chuẩn 138 hợp đồng chương trình nâng cấp quân sự tổng trị giá 70 tỷ peso (khoảng 10,6 tỷ nhân dân tệ) trước ngày 31/7.
Nhưng, do kinh phí có hạn nên phải chi tiêu tiết kiệm. Cách đây không lâu, chi phí mua máy bay trực thăng Sokol của Ba Lan tổng cộng không đến 2,8 tỷ peso, nhưng Philippines vẫn chỉ có thể trả tiền theo từng giai đoạn.
Máy bay Super Tucano không chỉ có giá rẻ hơn so với máy bay động cơ phản lực, mà còn tiêu hao ít nhiên liệu, mỗi giờ bay chỉ phải chi phí 430-500 USD, thấp hơn nhiều so với chi phí bay của máy bay chiến đấu hiện đại, đây cũng là nguyên nhân quan trọng Philippines lựa chọn mua Super Tucano.
Trong quá trình thiết kế Super Tucano đã vận dụng nhiều thành quả công nghệ hàng không mới nhất, đồng thời còn trang bị máy tính, radar và thiết bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến.
Máy bay này của Brazil chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ giám sát sông Amazon. Nó có thể dùng hệ thống kết nối dữ liệu để truyền các hình ảnh dữ liệu về bộ chỉ huy và đài kiểm soát ở trên không hoặc dưới mặt đất.
Máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano của Brazil.
Máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano của Brazil.
Máy bay chiến đấu EMB-314 Super Tucano của Brazil.
Theo GDVN
"Hàng đoàn xe Trung Quốc chở gạo cho Triều Tiên" Theo AFP, ngày 31/1, một đoàn dài những xe tải chất đầy gạo viện trợ từ Trung Quốc đã tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Xe chở gạo từ Trung Quốc sang Triều Tiên. (Nguồn: AFP)Theo lời ông Do Hee Yoon thuộc một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Seoul, đoàn xe lên tới hàng nghìn chiếc...