Philippines nhắc nhở Trung Quốc về giới hạn lãnh hải
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) ông Raul Hernandez viện dẫn các điều khoản trong UNCLOS để nhắc nhở Trung Quốc về các giới hạn lãnh thổ của họ.
“Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc không thể vượt quá phạm vi 370 km tính từ đại lục Trung Quốc và đảo Hải Nam. Các quốc gia ven biển cũng có quyền lãnh thổ đối với vùng EEZ của họ”, ông Hernandez dẫn các điều khoản trong trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines (DFA), ông Raul Hernandez.
Ngoài ra, theo phát ngôn viên này, còn có một vùng ở Biển Đông không thuộc chủ quyền của nước nào cả.
Video đang HOT
Hồi đầu tuần này, Trung Quốc công bố rằng, họ sẽ trang bị tàu 5.000 tấn để tuần tra thường xuyên khu vực Biển Đông với mục đích “đảm bảo các quyền lợi và lợi ích chủ quyền quốc gia, tăng cường hỗ trợ trên biển và đảm bảo an toàn hàng hải”.
Trước đó, nước này cũng thông báo các quy định đánh bắt cá mới áp dụng ở Biển Đông, trong đó yêu cầu tàu thuyền nước ngoài phải xin phép Bắc Kinh trước khi đánh cá hay thăm dò ở Biển Đông.
Theo Kiến thức
TQ ráo riết đóng thêm tàu tuần tra Biển Đông
Trung Quốc đang đẩy nhanh đóng tàu tuần tra cỡ lớn nhằm chuẩn bị cho những động thái phức tạp hơn trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Ngày 16/1, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết họ đang tăng cường sức mạnh cho đội tàu tuần tra cảnh sát biển của mình nhằm "bảo vệ quyền lợi trên biển" của nước này.
Ông Liu Gigui, Cục trưởng Cục Hải dương Quốc gia tuyên bố Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc đóng thêm 20 tàu tuần tra trong năm này và lên kế hoạch mua thêm tàu và máy bay để trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc.
Hôm 10/1, Trung Quốc đã biên chế thêm một tàu tuần tra mới vào hạm đội Cảnh sát biển trên Biển Đông, và thêm nhiều tàu nữa sẽ được trang bị trong thời gian tới. Đây là chiếc tàu cỡ lớn 4000 tấn đầu tiêu được trang bị cho Cảnh sát biển Trung Quốc kể từ khi lực lượng này được thành lập từ hồi tháng 7 năm ngoái.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Cảnh sát biển Trung Quốc được thành lập dựa trên việc sáp nhập 4 lực lượng hành pháp trên biển của nước này gồm Cục Hải giám, lực lượng cảnh sát biển của Bộ Công an, Cục Kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Cục Chống buôn lậu trên biển của Tổng cục Hải quan.
Việc sáp nhập này đã đặt 16.300 nhân viên hành pháp trên biển của Trung Quốc dưới sự quản lý thống nhất của một cơ quan nhằm thực hiện tham vọng bành trướng trên biển của nước này.
Hồi năm ngoái, Cục Hải giám Trung Quốc đã triển khai 36 tàu tuần tra suốt 262 ngày trên biển, huy động 402 chuyến bay để giám sát biển tại cả khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Giới phân tích Trung Quốc thì cho rằng năng lực hành pháp trên biển của các lực lượng chức năng nước này vẫn còn thua kém rất nhiều so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Đó là lý do mà Wang Hanlig, chuyên gia luật biển tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tuyên bố nước này cần phải tăng cường sức mạnh cho cảnh sát biển và đóng thêm tàu tuần tra để "đối phó với sức ép ngày càng tăng".
Cục Hải dương Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ xây dựng nhiều khu vực giam giữ để nhốt những tàu nước ngoài "vi phạm" các quy định trên biển do Trung Quốc đơn phương ngang ngược đặt ra trên Biển Đông.
Qi Jianguo, cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cho rằng những động thái trên thể hiện rằng Trung Quốc đang quyết tâm sẵn sàng cho những tranh chấp chủ quyền trên biển phức tạp hơn, sau một loạt các động thái gần đây của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế lo ngại như thiết lập khu vực nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông và ban hành quy định cấm đánh cá mới trên Biển Đông.
Theo Eastday
Philippines: Phải có siêu cường ra mặt chống TQ Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho rằng các siêu cường như Mỹ phải đứng lên để chống lại những hành động "hung hăng" của Trung Quốc. Ngày 16/1, phát biểu với báo giới bên lề lễ kỷ niệm ngày thành lập Bộ Tư lệnh Đặc nhiệm Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho rằng thế giới phải có một cường quốc như...