Philippines: Ngư dân khốn đốn vì Trung Quốc chiếm bãi cạn
Dọc bờ biển Tây Bắc Philippines, ngày càng nhiều tàu cá nằm phơi khô, trở thành chỗ chơi cho trẻ em sau khi ngư trường bãi cạn Scarborough bị tàu Trung Quốc chiếm.
Theo hãng tin AP, những cảnh tượng trên đang trở nên quen thuộc với người dân tại nhiều làng chài của Philippines, nơi ngư dân phải từ bỏ nghề đánh bắt sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát ngư trường chính của họ hồi năm ngoái.
Nhiều tàu cá Philippine nằm phơi nắng vì không ai dám ra khơi
Các ngư dân cho biết tàu hải giám Trung Quốc liên tục xua đuổi mỗi khi họ lại gần bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, trên biển Đông. Phía Trung Quốc còn chăng dây thừng quanh lối vào khu phá rộng lớn vốn là ngư trường của người Philippines hàng thập kỷ qua.
Một số ngư dân đã tìm cách quay trở lại đây bằng canô nhỏ để đột nhập vào trong đánh bắt các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá ngừ vây vàng, cá ngừ vân, cá mú đỏ, cá mác lin và tôm hùm trong khi các tàu mẹ phải ẩn náu ngoài xa.
Tuy nhiên, nhiều ngư dân Philippines tại các thị trấn Masinloc và Infanta ở phía Tây Bắc nước này đã bán thuyền hoặc đơn giản là để chúng phơi nắng để quay sang làm nghề khác trong đó có chăn nuôi lợn.
Joey Legazpi, một lái buôn cá cho biết ông đã bán hầu hết đội thuyền 12 chiếc của mình và mở một cửa hàng thực phẩm nhỏ tại Infanta, tỉnh Pangasinan.
Video đang HOT
“Bãi cạn mất rồi”, Legazpi nói và nhận định rằng các lực lượng được trang bị thiếu thốn của Philippines không thể làm gì trước quân đội khổng lồ của Trung Quốc. “Chúng tôi đã mất hy vọng với việc giành lại Scarborough”.
Vụ việc diễn ra hồi nắm ngoái sau khi tàu hải giám Trung Quốc tiến vào chiếm bãi cạn Scarborough với nguồn cá dồi dào sau 2 tháng đối đầu với tàu của chính phủ Philippines.
Manila khẳng định dải đá ngầm và đá này nằm cách tỉnh Zambales ở phía Tây Bắc Philippines 125 hải lý và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.
Legazpi cho biết những tranh chấp liên quan đến bãi cạn đã khiến cuộc sống của ngư dân Philippines lâm vào cảnh khốn khó khi những đợt gió mùa mạnh suýt chút nữa khiến tàu của họ bị lật hồi năm ngoái. Nhưng họ không thể vào khu bãi cạn có diện tích 130 km vuông, nơi sóng yên ả hơn bởi tàu hải giám Trung Quốc luôn đứng canh chừng
Legazpi bỏ biển ở nhà mở tạp hóa
“Làm sao họ có thể làm điều đó khi luật biển đã quy định rõ những người gặp hoạn nạn cần được giúp đỡ?”, Legazpi đặt câu hỏi. “Những người làm của tôi đã về nhà và bỏ dở chuyến đánh cá. Không ai muốn mất tích trên biển bởi sẽ không có giấy chứng tử nào và gia đình họ sẽ chẳng được bù đắp gì”. Ông cho biết 7 ngư dân của mình đã mất tích khi bão ập vào bãi cạn năm 2005.
Trong khi đó Macario Forones, một lái buôn cá tại Masinloc thì cho biết ông đang phải nuôi lợn để kiếm sống. “Tôi từng có 60 ngư dân làm việc cho mình. Giờ họ bỏ đi hết rồi”, Forones nói. Ông từng điều nhiều canô vào bãi cạn nhưng đã phải dừng lại khi tàu Trung Quốc tiến tới xua đuổi.
Theo Dantri
Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa quốc tế
Philippines vừa chính thức đưa tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông lên tòa án quốc tế để giải quyết.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: allvoices
Theo AFP, thông tin trên được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đưa ra trong cuộc họp báo hôm nay.
Ông Rosario cho hay, Bộ Ngoại giao Philippines đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh để thông báo về quyết định đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, văn bản mà hai nước đều đã tham gia ký kết.
Theo ông Rosario, trong đệ trình của mình, Manila tuyên bố yêu sách "đường 9 đoạn" của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông bao gồm cả vùng biển và các đảo gần các nước láng giềng, là bất hợp pháp.
Nước này cũng yêu cầu Trung Quốc "chấm dứt các hoạt động phi pháp xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Philippines theo UNCLOS 1982".
"Philippines đã tìm hết mọi giải pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp hàng hải với Trung Quốc một cách hòa bình thông qua đàm phán. Chúng tôi hy vọng các thủ tục tố tụng sẽ mang lại cho cuộc tranh chấp một giải pháp bền vững", ông nói.
"Kể từ năm 1995, Philippines đã nhiều lần nêu quan điểm với Trung Quốc về giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đến hôm nay, việc đưa ra giải pháp vẫn bị lảng tránh", ông nói thêm.
Quá trình pháp lý dự kiến kéo dài 3 đến 4 năm, theo kinh nghiệm các vụ tranh chấp trước kia. Các bên ký UNCLOS có nghĩa vụ trải qua một tiến trình phân định và chấp nhận kết quả giải quyết. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ khi bàn đến vấn đề chủ quyền quốc gia, BBC dẫn thông tin trên trang web về công ước cho hay.
Căng thẳng giữa hai nước lên cao từ tháng 4 năm ngoái khi Philippines chặn các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú này. Hai nước liên tục điều các tàu tuần tra và cả tàu chiến tới bãi đá trong nhiều tháng liền, gây lo ngại xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp. Căng thẳng chỉ dịu lại vào tháng 6 khi hai bên bắt đầu rút bớt tàu khỏi khu vực.
Trên Biển Đông có các nước tuyên bố chủ quyền đang chồng lấn là Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Malaysia và Brunei.
Theo VNE
"Philippines có lý về chủ quyền bãi cạn Scarborough" Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng số ra ngày 19/7, giới chuyên gia luật pháp nói rằng một vụ kiện trước đây của Philippines đã tăng cường củng cố cho tuyên bố chủ quyền của nước này đối với bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, hiện đang xảy ra tranh chấp giữa Manila với Bắc Kinh. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Một...