Philippines muốn sửa hiệp ước với Mỹ vì lo ngại chiến tranh với TQ
Lãnh đạo quân đội Philippines cho biết cần xem xét lại hiệp ước quốc phòng hiện nay với Mỹ bởi văn kiện này có thể đẩy Manila vào cuộc chiến tranh không cần thiết với Bắc Kinh.
Theo Channel News Asia, quan điểm trên được Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đưa ra hôm 5/3, vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ can thiệp trong trường hợp Manila bị tấn công trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Ảnh: PNA.
“Tôi không lo lắng vì thiếu các cam kết (từ Mỹ). Cái tôi lo là bị kéo vào cuộc chiến mà chúng tôi không tìm kiếm, không mong muốn”, ông Lorenzana phát biểu.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho rằng việc Washington tăng cường hoạt động qua lại của tàu thuyền trên Biển Đông, thường được gọi với cái tên tuần tra tự do hàng hải (FONOP) có khả năng dẫn tới chiến tranh nóng.
“Trong trường hợp như vậy và với cơ sở là hiệp ước quốc phòng (giữa Mỹ và Philippines), Philippines sẽ tự động bị kéo vào cuộc chiến”, ông Lorenzana cho biết.
Video đang HOT
Bộ trưởng Lorenzana cho rằng môi trường an ninh hiện nay đã có nhiều khác biệt và “hiệp ước quốc phòng cần được xem xét lại”.
Binh sĩ Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận chung năm 2015. Ảnh: VOA.
Mỹ và Philippines ký hiệp ước quốc phòng chung từ năm 1951, chỉ 5 năm sau khi quốc gia Đông Nam Á được trao trả độc lập. Sau hơn 67 năm tồn tại, hiệp ước này hiện đứng trước nhiều chỉ trích do được cho là không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
Trước đó, các quan chức Philippines đã đề xuất không áp dụng hiệp ước quốc phòng chung với Mỹ tại các tuyến hàng hải chiến lược do Washington đã không ngăn chặn Bắc Kinh bồi đắp, xây dựng công trình nhân tạo trên các thực thể ở Biển Đông mà Manila tuyên bố chủ quyền.
Theo Zing
Lo Mỹ trừng phạt, Philippines từ chối vũ khí Nga
Philippines xác nhận họ sẽ mua các trực thăng quân sự của Mỹ mà không ký hợp đồng với Nga dù Moscow đưa ra mức giá tốt hơn, do Manila quan ngại sẽ bị rơi vào "danh sách đen" của Washington nếu mua vũ khí của Nga.
Trực thăng Black Hawk (Ảnh: Reuters)
Sputnik ngày 7/12 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thông báo rằng nước này đã quyết định sẽ mua 16 trực thăng quân sự Black Hawk của Mỹ thay vì mua Mi-171 của Nga. Thương vụ vũ khí này trị giá khoảng 240 triệu USD.
Trước đó, Philippines tính mua trực thăng Bell 412 của Canada nhưng thương vụ đã không thành vì Canada lo ngại Manila có thể sử dụng các vũ khí này tấn công phiến quân địa phương. Tổng cộng, Philippines đã cân nhắc 4 lựa chọn gồm 2 trực thăng kể trên cùng Surion của Hàn Quốc, và AgustaWestland's AW139 do Anh-Italy sản xuất.
Ông Lorenzana nói rằng không quân Philippines sẽ ký hợp đồng với Mỹ dù Nga đưa ra mức giá rẻ thứ 2 khi bán Mi-171.
"Sẽ rất khó để thanh toán cho Nga vì các lệnh trừng phạt của Mỹ", ông Lorenzana thừa nhận.
Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận" (CAATSA) được thông qua hồi năm ngoái. Đây là đạo luật cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống các quốc gia mua vũ khí của Nga.
Dù bị cảnh báo trừng phạt nhưng một số quốc gia, trong đó có đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ hay Ấn Độ vẫn kiên quyết mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất. Indonesia cũng đã ký hợp đồng trị giá 1,154 tỷ USD mua 11 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 dù trước đó có thông tin rằng thương vụ bị tạm hoãn do các ngân hàng không tham gia vào thương vụ, quan ngại sẽ bị Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt.
Black Hawk là một máy bay trực thăng đa dụng bốn cánh quạt, hai động cơ hạng trung. Loạt trực thăng Black Hawk có thể thực hiện nhiều kiểu nhiệm vụ, gồm cả vận tải chiến thuật với quân nhân, thiết bị chiến tranh điện tử và giải cứu đường không. Chiếc UH-60A Black Hawk chính thức trở thành máy bay trực thăng vận tải chiến thuật của Quân đội Mỹ năm 1979. Sau khi đi vào phục vụ, chiếc trực thăng được chuyển đổi cho các vai trò và phi vụ mới, gồm cả rải mìn và cứu thương.
Mi-171 là loại trực thăng do Nga nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở máy bay tiền nhiệm Mi-17. Trực thăng này nổi bật với khả năng hoạt động ổn định ở độ cao lớn. Ngoài ra, tính cơ động là một điểm mạnh của máy bay khi nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau từ vận tải hàng, binh sĩ, trinh sát và tác chiến điện tử.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ nóng ruột khi đồng minh Philippines muốn mua tàu ngầm Nga Mỹ nóng ruột khi đồng minh Philippines muốn mua tàu ngầm Nga, cảnh cáo điều này không có lợi cho liên minh Mỹ-Phi. Philippines, đồng minh của Mỹ ở Đông Á đang quan tâm và muốn mua một số tàu ngầm Nga để tăng năng lực hải quân trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc quanh tranh chấp biển Đông ngày càng...