Philippines muốn Mỹ trở lại cảng hướng ra Biển Đông
Một cảng hướng ra Biển Đông của Philippines có thể đóng vai trò quan trọng đối với tàu Mỹ, trong bối cảnh Washington chủ trương tăng cường sự hiện diện tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Các tàu thương mại trong cảng Subic, nơi từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Ảnh: salvtug.com.
Một quan chức cao cấp của Philippines hôm nay khẳng định rằng, trong bối cảnh Mỹ muốn đưa phần lớn số tàu chiến tới Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2020, Washington sẽ cần những vịnh nước sâu tự nhiên để neo đậu tàu nổi và tàu ngầm.
Video đang HOT
“Số lượng khí tài và máy bay của Mỹ ở phía tây Thái Bình Dương sẽ tăng trong tương lai. Chỉ vài cảng có khả năng chứa khí tài và tàu của hải quân Mỹ. Subic là một cảng như thế. Trong bối cảnh Mỹ bắt đầu thực thi chiến lược quân sự mới, cảng Subic sẽ đóng một vai trò quan trọng”, AFP dẫn lời Edilberto Adan, một cựu tướng quân đội và đang đứng đầu Ủy ban Hiệp định Thăm viếng Quân sự (VFA) của Philippines, bình luận.
Những lời bình luận của Adan được đưa ra khi ông đứng trên tàu USS Bonhomme Richard của Mỹ trong vịnh Subic. Đây là một trong những tàu tham gia cuộc tập trận hải quân chung của Mỹ và Philippines trong 10 ngày tới.
Vào năm 1999, chính phủ Philippines phê chuẩn một hiệp định quân sự với Mỹ, theo đó hai nước sẽ nối lại các cuộc tập trận chung quy mô lớn. Từ đó tới nay, quân đội Mỹ tiến hành nhiều đợt tập trận với quân đội Philippines hàng năm.
Ông Adan cho rằng mức độ hiện diện ngày càng tăng của quân Mỹ tại Philippines có thể góp phần vào việc bảo đảm an ninh cho những vùng biển xung quanh.
“Mối quan tâm của Philippines và mọi quốc gia trong khu vực là tự do hàng hải. Chúng tôi muốn các hoạt động thương mại và vận tải trên biển diễn ra thuận lợi. Philippines nằm ở vị trí mang tính chiến lược trong khu vực, vì thế chúng tôi phải đảm nhiệm một vai trò nào đó trong bàn cờ địa lý của khu vực”, ông phát biểu.
Cảng Subic, nằm trên vịnh Subic và cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 80 km về phía đông bắc, từng là căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Sau khi quân Mỹ rút vào năm 1992, nó trở thành cảng tự do và điểm du lịch.
Theo VNE
VN muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần 3 và Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF) lần thứ nhất đã diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines từ ngày 3-5/10.
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Phát biểu tại các diễn đàn, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã trình bày lập trường quốc gia của Việt Nam về tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển, vì lợi ích của mỗi quốc gia và của cả khu vực.
Ông nhấn mạnh tới việc thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) cũng như các văn kiện, thỏa thuận khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)... sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cũng đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong điều phối hợp tác khu vực về biển, nhất là trong việc chỉ đạo xây dựng chương trình nghị sự và xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong khu vực này. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đã nhấn mạnh việc tích cực phối hợp triển khai các sáng kiến có liên quan của ASEAN về hợp tác môi trường biển, hợp tác ứng phó thiên tai, các sự cố trên biển, đặc biệt là sáng kiến về hợp tác giúp đỡ người và tàu thuyền đi biển gặp nạn.
Tại cả hai diễn đàn, các nước ASEAN và các nước đối tác Đông Á đã trình bày quan điểm quốc gia về an ninh biển, trao đổi về tăng cường hợp tác biển tại khu vực, trong đó có việc phối hợp, hợp tác liên ngành về an ninh, an toàn hàng hải phòng chống cướp biển tăng cường kết nối xây dựng hạ tầng biển nâng cao năng lực, đào tạo thủy thủ bảo vệ môi trường biển và hợp tác về nghề cá, du lịch sinh thái biển...
Các nước đều nhất trí tranh thủ tăng cường các cơ hội hợp tác và xây dựng lòng tin, đi đôi với bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho hợp tác biển.
Theo đó, đối với các tranh chấp trên biển, các nước một lần nữa nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), cũng như các văn kiện, thỏa thuận khu vực có liên quan như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về 6 Nguyên tắc trên Biển Đông... đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tránh để tranh chấp leo thang thành xung đột.
Tại AMF, các nước ASEAN đã điểm lại những hoạt động hợp tác khu vực về an ninh biển, trong đó có kết quả của AMF 1 và 2, nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực về biển nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường hợp tác biển khu vực nhất là trong Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng.
Tại EAMF, các nước đã thảo luận nhiều về luật pháp quốc tế, vai trò của UNCLOS, coi đây là cơ sở pháp lý căn bản trong bảo đảm ứng xử của các quốc gia, xác định cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp cũng như trong hợp tác biển.
Một số nước đã đưa ra các đề xuất cụ thể như tổ chức các khóa đào tạo, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho nghề cá, tăng cường hợp tác về pháp lý trong phòng chống cướp biển, bảo vệ môi trường, tăng cường kết nối và thúc đẩy hợp tác du lịch biển
Theo Dantri
Philippines muốn Trung Quốc kiềm chế Ngoại trưởng Philippines hôm qua đề cập tới những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng các quy định của luật pháp cũng như kiềm chế sử dụng vũ lực. Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario. Ảnh: AFP "Ngày nay, đất nước chúng tôi đang đối mặt với thách thức...