Philippines mở cửa toàn bộ căn cứ không quân để đón quân Mỹ
Trung tướng Jeffrey Delgado, tư lệnh Không quân Philippines, tuyên bố đã sẵn sàng mở cửa toàn bộ 8 căn cứ không quân của nước này để cho quân đội Mỹ sử dụng ngay khi tất cả các tiến trình pháp lý trong Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) được hoàn tất.
Tàu đổ bộ USS Tortuga (Mỹ) rời vịnh Subic (Philippines) – Ảnh: Reuters
“Chúng tôi sẽ cung cấp (cho Mỹ) những căn cứ hiện hữu”, ông Delgado nói với tờ Inquirer (Philippines) trong một cuộc phỏng vấn hồi giữa tuần này.
“Tuy nhiên, điều này vẫn đang trong quá trình đàm phán và vẫn cần phải được thảo luận với phía Mỹ”, ông Delgado nói thêm.
Video đang HOT
Vào cuối tháng 4, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Philippines, Manila và Washington đã cùng ký kết EDCA, một hiệp định có hiệu lực trong 10 năm cho phép chiến hạm, chiến đấu cơ và binh sĩ Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự của đảo quốc này.
Tướng Delgado khẳng định toàn bộ các căn cứ không quân hiện đang được cân nhắc để sử dụng trong hợp tác quân sự giữa Philippines và Mỹ trong tương lai sắp tới.
Philippines hiện đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc được cho là đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo gần bãi đá Chữ Thập, tờ South China Morning Post cho hay.
Giới quan sát nhận định rằng với số lượng chiến đấu cơ tầm gần ít ỏi của mình, Philippines khó có thể đối đấu với lực lượng không quân và hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) một khi Trung Quốc đem quân đồn trú tại đảo nhân tạo nói trên.
Do đó, Manila cần sự hậu thuẫn của không quân Mỹ để bảo vệ lãnh thổ trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Theo TNO
Hãng tin Nga: Việt Nam ưu tiên cho Nga dùng cảng Cam Ranh
Đại sứ Việt Nam tại Moscow đã cam kết Việt Nam sẽ ưu tiên cho Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh, nhật báo Nezavisimaya (Nga) dẫn hãng tin Itar-tass cho biết. Thời báo Hoàn Cầu sau đó đã có bài bình luận xuyên tạc rằng Việt Nam muốn dùng cảng Cam Ranh như "mồi nhử" để đổi lấy sự hậu thuẫn giúp chống lại Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Tàu ngầm Kilo HQ183 TP. Hồ Chí Minh vào quân cảng Cam Ranh vào ngày 22.3 - Ảnh: Nguyễn Chung
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Itar-tass (Nga) hôm 19.6, Đại sứ Việt Nam Phạm Xuân Sơn đã thông báo về cam kết nói trên, một ngày trước khi 3 chiếc tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hoàn tất cung cấp hậu cần và sửa chữa tại cảng Cam Ranh.
Đại sứ Sơn nói rằng Việt Nam và Nga vẫn đang thảo luận về việc thành lập một liên doanh cung cấp các dịch vụ bảo trì cho các phương tiện dân sự lẫn quân sự tại cảng Cam Ranh, Nezavisimaya dẫn Itar-tass cho biết.
Ngoài ra, đại sứ Việt Nam cũng nói với truyền thông Nga rằng 95% vũ khí của Việt Nam được mua từ Nga, đồng thời khẳng định 2 nước hiện đang hợp tác trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và sản xuất trực thăng..., theo bản tin của Itar-tass do Nezavisimaya dẫn lại cho hay.
Bình luận về thông tin từ Itar-tass, học giả Trung Quốc Xu Liping nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng Bắc Kinh sẽ không để yên cho Việt Nam mua vũ khí từ Mỹ hoặc để cho Nga kiềm chế Trung Quốc tại biển Đông.
Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn dẫn nhận định được cho là của các chuyên gia giấu tên Nga nói rằng Việt Nam đang cố "hâm nóng quan hệ" với Nga vì Việt Nam "không đủ khả năng tự đối đầu với Trung Quốc" trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa tại biển Đông.
Theo TNO
'Malaysia có thể giúp giảm căng thẳng trên biển Đông' Đó là nhận định của Giáo sư tiến sĩ David Arase, một chuyên gia ngành chính trị quốc tế tại Trung tâm Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), một cơ sở của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), trong cuộc phỏng vấn với tờ The Star (Malaysia) ngày 22.6. Tàu Trung Quốc (trắng) áp sát bên mạn để tìm cách phun vòi rồng vào...