Philippines: Máy bay do thám Mỹ giúp theo dõi Trung Quốc trên Biển Đông
Philippines ngày 31/7 cho hay máy bay do thám Mỹ đã cung cấp những thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân sự của Trung Quốc trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Máy bay do thám P-3 Orion của hải quân Mỹ được phát triển vào những năm 1960 và được dùng chủ yếu để do thám chống tàu ngầm và trong chiến trận.
Thông tin được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tiết lộ sau khi hãng thông tấn Kyodo của Nhật ngày 30/7 đưa tin tài liệu mật của Philippines cho thấy máy bay P-3 Orion của Mỹ đã thực hiện các cuộc tuần tra trên quần đảo Trường Sa. Còn theo ông del Rosario, các máy bay do thám P-3 Orion của hải quân Mỹ đã bay thường xuyên trên các vùng biển mà Philippines cho là thuộc lãnh thổ của nước này nhưng Trung Quốc cũng cho triển khai các tàu quân sự.
“Tôi cho rằng đây là điều rất quan trọng cho chúng tôi”, ông Del Rosario cho biết với các phóng viên khi được hỏi về giá trị của thông tin do các máy bay do thám Mỹ thu thập. “Chúng tôi có quyền lợi xét về những gì đang diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, trong các bãi đá thuộc lãnh thổ của chúng tôi và chúng tôi muốn biết xem liệu có sự xâm nhập nào hay không”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí ăn cả vào sát bờ biển Philippines và các nước láng giềng khác. Giới phân tích từ lâu đã cảnh báo những tuyên bố chủ quyền chồng lấn của Trung Quốc với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và với hòn đảo Đài Loan có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang.
Căng thẳng đã tăng cao trong những năm gần đây, khi Trung Quốc có những “chiêu bài” quân sự và ngoại giao hiếu chiến nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển giàu tiềm năng này. Philippines liên tục kêu gọi Mỹ, đồng minh quân sự thân cận của mình, giúp đỡ để chống lại Trung Quốc.
Trong khi Mỹ khẳng định sẽ không đứng về phía bên nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông, nhưng đã giúp Philippines nâng cấp khả năng quân sự.
Video đang HOT
Khi được hỏi liệu các máy bay do thám Trung Quốc có đi ngược với quan điểm trung lập của Mỹ trong cuộc tranh chấp Biển Đông hay không, ông del Rosario nhấn mạnh tới mối quan hệ thân thiết giữa Mỹ và Philipppines. Ông chỉ ra hai đồng minh Mỹ-Philippines đã có một hiệp ước quân sự chung, theo đó các bên sẽ giúp đỡ nhau trong thời điểm có sự hiếu chiến từ bên ngoài.
Ông cũng cho rằng Mỹ muốn duy trì hòa bình ở châu Á-Thái Bình Dương và đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. “Tôi cho rằng trong bối cảnh đó chúng tôi tin họ có quyền ở đây”, Ngoại trưởng Philippines khẳng định.
“Đó cũng là vì chúng tôi muốn họ ở đây, đó là điều cốt lõi”.
Khi được hỏi các máy bay do thám bay trên các vùng biển Philippines tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông từ khi nào, ông del Rosario cho biết ít nhất là từ khi ông làm ngoại trưởng vào năm 2010.
Tuy không cho biết thông tin thêm về khung thời gian, nhưng ông cho biết các máy bay do thám hoạt đồng hầu hết trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines.
Theo Dantri
Tướng Mỹ: Quan hệ Mỹ-Trung là chiến tranh vô hình
Tướng Scott Swift cho rằngquan hệ Mỹ-Trunghiện nay là một kiểu chiến tranh lạnh mới hay còn gọi "là chiến tranh mát".
Phó đô đốc Scott Swift, một tướng 3 sao là chỉ huy cao cấp của hạm đội 7 Hải quân Mỹ tại Nhật Bản, đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mối quan hệ quân sự với Trung Quốc tại Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy có trụ sở tại Sydney, Austrailia.
Theo đó, ông cho rằng, mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung thuộc dạng "cao đẳng" mặc dù ông không so sánh với chiến tranh lạnh trước đây nhưng có thể hiểu rằng đó là một dạng thấp hơn so với chiến tranh lạnh. Hay còn gọi là &'chiến tranh mát", chiến tranh vô hình bởi mối đe dọa cho đôi bên không thực sự hiện hữu.
Tướng Mỹ gọi quan hệ Mỹ-Trung là chiến tranh vô hình.
Phó đô đốc Scott Swift đang có mặt tại Sydney để tham dự cuộc tập trận chung giữa hạm đội 7 và Hải quân Australia. Ông cho rằng, an ninh hàng hải là một vấn đề ngày càng quan trọng đối với khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong bối cảnh thương mại và quân sự đang bùng nổ.
"Quyền lực kinh tế đang được chuyển đổi thành quyền lực quân sự ở nhiều nơi trong khu vực có thể làm gia tăng sự xúi giục để ép buộc hoặc sử dụng các lực lượng để giải quyết sự khác biệt giữa các quốc gia", tướng Swift đã nói tại Viện Lowy.
Ông trao đổi thêm: "Sự gia tăng hoạt động ở các vùng biển cùng với việc mở cửa hành lang phía Bắc (Bắc cực) sẽ tiếp tục tạo ra những thách thức an ninh mới và phải được xử lý thật tốt điều này đang góp phần tác động đến sự nóng lên toàn cầu trong khu vực".
Tướng Swift rất khuyến kích tốc độ của các kết nối quân sự trong khu vực trong vấn đề căng thẳng leo thang về các vấn đề tranh chấp bao gồm cả biển Đông. Trung Quốc đã bày tỏ yêu sách gần như toàn bộ biển Đông đang tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Quan hệ Mỹ-Trung thuộc dạng "cao đẳng"
Một số bên tranh chấp đã bày tỏ sự quan ngại về các hoạt động quân sự và ngoại giao ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình. Tuần trước Tổng thống Obama đã cảnh báo Trung Quốc chống lại việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tranh chấp và kêu gọi một giải pháp hòa bình.
Tướng Swift cho biết trọng tâm của ông là tìm kiếm một hoạt động quân sự toàn diện, tìm kiếm đến mức tối đa có thể các cuộc tập trận đa phương, đặc biệt là các hoạt động với Hải quân Trung Quốc. Ông nói "Chúng ta cần có phương pháp và suy nghĩ về quá trình kéo chúng tôi (Mỹ-Trung) vào mối quan hệ với nhau".
Ông tin rằng sự hợp tác quân sự với Trung Quốc sẽ "đưa chúng ta đến gần nhau" với một sự hiểu biết lẫn nhau tương tự như điều đã tồn tại giữa Hải quân Mỹ-Liên Xô để ngăn chặn xung đột trên biển trong chiến tranh lạnh.
Tướng Swift đánh giá cao vai trò của ASEAN trong khu vực và hoan nghênh các cuộc thảo luận về sự mở rộng ra ngoài các vấn đề kinh tế. Ông cũng đánh giá cao đề xuất xây dựng Bộ quy tắc ứng xữ trên biển Đông COC và coi đây là một sáng kiến có giá trị lớn.
Kết thúc buổi trò chuyện của mình, tướng Swift cho rằng, quan hệ Mỹ-Trung hiện nay khác xa những so với những bế tắc trong quan hệ Mỹ-Xô 40 năm trước và nó ở một hoàn cảnh khác xa so với hiện tại. Thực tế hạm đội 7 hiện nay đã có quy mô lớn bằng cả Hải quân Trung Quốc.
Theo Người đưa tin
Hội nghị "Khói mù xuyên biên giới" Năm quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei dự kiến sẽ tổ chức hội nghị cấp Bộ trưởng tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 20-21 tháng 8-2013 thảo luận tình trạng khói mù. Hội nghị nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để khống chế tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi, và...