Philippines lo Trung Quốc xây đảo nhân tạo tại bãi Scarborough
Nhiều quan chức Philippines cho rằng Trung Quốc đang cố xây dựng tiền đồn quân sự tại bãi cạn Scarborough.
Theo National Interest ngày 4-8, các lãnh đạo Philippines rất lo ngại tương lai của bãi cạn vốn chỉ cách Vịnh Subic của nước này có 193 km về phía Tây.
Bãi cạn Scarborough gần như chìm trong sóng lớn. Tuy nhiên bãi cạn đầy đá này có thể mang lại nhiều lợi ích chiến lược nếu được bàn tay của con người bồi đắp thành đảo nhân tạo, như cái cách mà Trung Quốc đang làm ở các thực thể khác trên Biển Đông.
Phía Manila lo ngại rằng Trung Quốc đang có mưu tính dài hạn nhằm chiếm cứ và quản lý trái phép Biển Đông.
Philippines lo ngại Trung Quốc sẽ quân sự hóa luông cả bãi cạn Scarborough (ảnh: Philstar)
Thẩm phấn tòa án tối cao Philippines ông Antonio Carpio tháng qua đã cùng đoàn đại biểu Philippines tranh luận về các tuyên bố chủ quyền đầy mập mờ của Trung Quốc đối với hơn 3 triệu km2 trên biển Đông.
Video đang HOT
Vụ việc diễn ra trước khi tòa án trọng tài tại Hague (Hà Lan) của Liên Hiệp Quốc diễn ra.
Tuần qua trong văn phòng của mình, thẩm phán Carpio cảnh báo rằng bãi cạn Scarborough rồi đây cũng sẽ thành nơi Trung Quốc xây đảo nhân tạo và tiến hành nhiều động thái quân sự hóa.
Theo ông, Bắc Kinh đang cố tạo ra tam giác tiền đồn quân sự trên biển Đông với Hoàng Sa, Trường Sa và Scarborough.
Vùng tam giác này lại là trung tâm vận tải chính của tàu thuyền quốc tế tỏa hướng đến nhiều khu vực và qua các vùng biển lân cận. Khu vực này nắm giữ lượng lưu thông hàng hóa lên đến 5 nghìn tỉ USD mỗi năm.
Những khu quân sự này còn giúp Trung Quốc tăng khả năng thiết lập vùng Nhận diện phòng không AIDZ trên biển Đông, vốn đang được giới chính trị gia và học giả quan tâm lo ngại.
(Theo National Interest)
Hồng Phạm
Theo_PLO
Mỹ lo ngại Trung Quốc "quân sự hóa" biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc cải tạo đất và xây dựng phi pháp trên các đảo nhân tạo ở biển Đông trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm 5-8.
Những phát biểu của ông Kerry được đưa ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các hội nghị liên quan tại thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia, nơi tình hình biển Đông là tâm điểm của các cuộc thảo luận.
Theo một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Kerry đã nói với ông Vương rằng Washington dù không đứng về bên nào trong những tuyên bố chủ quyền ở biển Đông nhưng vẫn muốn thấy các bên liên quan giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Ông Kerry tái khẳng định mối lo ngại của Mỹ đối với hành động "quân sự hóa" những hòn đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. "Ông Kerry khuyến khích Trung Quốc cùng các bên tranh chấp khác ngừng những hành động gây rắc rối để tạo không gian cho giải pháp ngoại giao" - quan chức nói trên cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Trung tâm Thương mại Thế giới Putra ngày 5-8 Ảnh: REUTERS
Trong bài phát biểu ngắn trước báo giới sau cuộc hội đàm với ông Kerry, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẽ theo đuổi "các cuộc thảo luận hòa bình" để giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Tuy nhiên, ông Vương không công bố thêm chi tiết về phát biểu này.
Các ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc gần như đã hoàn thành một đường băng quân sự dài 3.000m tại một trong 7 hòn đảo nhân tạo mà nước này xây trái phép ở Trường Sa. Theo tin tức từ các chuyên gia an ninh, đường băng này đủ cho hầu hết các máy bay quân sự của Trung Quốc hoạt động, giúp Bắc Kinh dễ dàng kiểm soát các tuyến hàng hải ở Đông Nam Á.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 5-8, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Minoru Kiuchi bày tỏ lo ngại sâu sắc về những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng ở biển Đông, trong đó có hoạt động cải tạo đất quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn để phục vụ mục đích quân sự.
H.Bình (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Tiền đồn giám sát Trung Quốc của Ấn Độ Một quần đảo hẻo lánh đang trở thành cơ sở quan trọng để Ấn Độ theo dõi các động thái của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương lẫn Biển Đông. Một đường băng quân sự của Ấn Độ tại Andaman-Nicobar - Ảnh: Indian Defence Review Hồi đầu tháng 7, sau khi thăm một số nước Đông Nam Á và tham gia tập trận...