Philippines kỳ vọng giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc
Tổng thống Philippines Benigno Aquino bày tỏ kỳ vọng sẽ có một giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc trên biển Đông sau cuộc hội đàm giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC hồi tuần rồi.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino – Ảnh: Reuters
Ông Aquino đã gặp gỡ ông Tập bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) hồi tuần rồi, khi đó hai lãnh đạo đã bàn thảo nhiều vấn đề bao gồm tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông giữa hai nước, theo đài Channel News Asia (Singapore) ngày 18.11.
Tại sự kiện Thế giới năm 2015 do tạp chí The Economist tổ chức tại Singapore ngày 18.11, ông Aquino cho biết Philippines và Trung Quốc đang tìm kiếm các biện pháp để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong hòa bình.
Ông Aquino cho hay cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập bên lề APEC cho thấy ông Tập đã bày tỏ kỳ vọng hai bên sẽ có cùng định hướng để cùng giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Cuộc hội đàm này được cho là do Bắc Kinh khởi xướng.
Video đang HOT
Mặc dù Tổng thống Aquino hoan nghênh Bắc Kinh cam kết phối hợp với Philippines để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng ông Aquino thừa nhận vẫn không có kết quả cụ thể sau cuộc hội đàm với ông Tập. Nhưng Tổng thống Aquino nói ông kỳ vọng cuộc hội đàm với ông Tập thể hiện một sự thay đổi về đường đối của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ.
Philippines đã làm đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS) vào năm 2013. Theo đơn kiện này, Philippines cáo buộc các tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, nuốt trọn gần cả biển Đông. Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại thành phố The Hague (Hà Lan) đã yêu cầu Bắc Kinh phản hồi vụ kiện do Manila đứng đơn trước giữa tháng 12 năm nay.
Ông Aquino nói ngày 15.12 tới là hạn chót để Trung Quốc gửi phản hồi về vụ kiện này. Nhưng Bắc Kinh từng tuyên bố không tham gia phiên phân xử, khẳng định chỉ thương lượng trực tiếp với Manila.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Điểm nóng Ukraina: Báo Pháp đồng loạt trưng bằng chứng tố Nga
Hầu hết các tờ báo lớn của Pháp như Le Figaro, Le Monde, Libération, Les Echos, La Croix... hôm qua (17.11) đều báo động tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina và đưa ra những bằng chứng cho việc can thiệp của Nga vào chiến trường này.
Khói bốc lên phía trên sân bay quốc tế Donetsk khi quân nổi dậy chạm trán với quân chính phủ Ukraina hôm 9.11
Nhóm quan sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) trên hiện trường báo cáo có nhiều xe tải không biển số chở nhiều vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga vào lãnh thổ miền đông Ukraina. Đặc biệt, nhóm này nhìn thấy 9 xe tăng chiến đấu loại T-72 và T-64 của Nga. Nhật báo La Croix đăng kèm theo hình ảnh xe tăng Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina để minh chứng.
Theo nhóm quan sát, hàng chục xe tải hạng nặng ZIL được phát hiện và không có biển số. Phe nổi dậy ở vùng Donetsk tuyên bố rằng vũ khí của họ có được là nhờ vào việc họ chiếm được các kho vũ khí của quân đội Ukraina trong khu vực. Nhưng La Croix cho hay quân đội Ukraina xưa nay không sở hữu loại xe tăng T-72, còn xe tải Zil thì chỉ được sản xuất ở Mátxcơva.
Chỉ huy trưởng liên quân NATO tại Châu Âu cũng đã tuyên bố: "Chúng tôi đã nhìn thấy nhiều đoàn xe vận chuyển trang thiết bị quân sự của Nga, xe tăng Nga, thiết bị phòng không Nga, những khẩu pháo Nga, và những đoàn quân chiến đấu Nga xâm nhập lãnh thổ Ukraina". La Croix nhắc lại, đây là lần đầu tiên kể từ tháng 8, NATO đưa ra những chỉ trích như vậy.
Phía Nga đã lên tiếng bác bỏ những thông tin trên. Còn chính phủ Kiev đã lên tiếng tố cáo Nga xâm phạm lãnh thổ Ukraina từ một tuần nay. La Croix cho rằng những cáo buộc này là có thể đúng bởi nó giống với những gì từng diễn ra ở Crưm và đó cũng là chiến lược của Nga.
Bàn thêm về chiến lược của Nga, La Croix nhắc lại, hồi đầu năm 2013, tham mưu trưởng liên quân Nga là tướng Valéry Guerassimov đã cho đăng bài báo bàn về chiến lược quân sự sắp tới của Nga. Theo đó sẽ không còn là những trận chiến đối đầu trực diện hay những trận đánh lớn, mà sẽ sử dụng đặc công hay các lực lượng đặc nhiệm hành động một cách không kèn không trống, sẽ sử dụng và trang bị cho những người địa phương. Và ông Guerassimov gọi đó là "chiến tranh phi tuyến tính" hay "chiến tranh lai tạp".
Quan điểm này cũng được tờ Le Figaro chia sẻ. Tờ báo nhận định, rất ít có khả năng xảy ra chiến tranh trực diện giữa Nga và Ukraina.
Có thông tin cho rằng, quân nổi dậy sẽ mở đợt tấn công tổng lực vào ngày 23.11 tới, các tờ báo cho hay.
Theo Nam Anh
Lao Động
Obama cảnh báo nguy cơ xung đột lãnh thổ ở châu Á Trong bài phát biểu bên lề Hội nghị G20 hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo về nguy cơ xung đột nhãn tiền ở khu vực châu Á, khi Trung Quốc tranh giành chủ quyền với các nước láng giềng. Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Đại học Queensland, Australia, bên lề hội nghị thượng đỉnh lần 8 Nhóm...