‘Philippines không nên chạy đua vũ trang với Trung Quốc’
Một nhà làm luật Philippines đặt nghi vấn về kế hoạch mua mới 2 trực thăng chống tàu ngầm của nước này. Ông cũng cho rằng Philippines không nên chạy đua vũ trang với Trung Quốc.
Một binh sĩ đứng trước trực thăng quân sự Z-9WZ do Trung Quốc sản xuất – Ảnh: Reuters
Phát biểu trước Hạ viện Philippines, nhà làm luật Rodolfo Albano III đặt nghi vấn về kế hoạch sắm 2 trực thăng chống tàu ngầm trị giá 5,4 tỉ peso (trên 120 triệu USD) của Bộ Quốc phòng Philippines, theo tờ The Philippine Star (Philippines) ngày 30.3.
“Chúng ta cần những trực thăng chống tàu ngầm vì mục đích gì? Có phải các phiếu quân và các phần tử Hồi giáo ly khai ở Philippines sở hữu tàu ngầm? Hay là chúng ta đang chuẩn bị đối đầu với Trung Quốc?”, ông Albano nói.
Ông Albano cho rằng Philippines không nên chạy đua vũ trang với Trung Quốc và không nên xem việc chạy đua vũ trang là một biện pháp bổ sung cho các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp biển đảo với Bắc Kinh ở biển Đông.
Video đang HOT
Philippines rõ ràng không có tiền để chạy đua trang, sắm tàu chiến, máy bay và các loại vũ khí khác như Trung Quốc, theo ông Albano.
Ông Albano cho biết chính quyền Philippines nên tập trung vào các biện pháp ngoại giao cũng như việc Philippines kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông ra Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật biển (ITLOS).
Dự kiến biên bản ghi nhớ các luận chứng cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật quốc tế sẽ được Chính phủ Philippines đệ trình lên ITLOS vào đúng hạn chót là hôm nay 30.3.
Theo ông Albano, số tiền 5,4 tỉ peso nên dùng để mua sắm các trang thiết bị cho các binh sĩ Philippines.
Trước đó, vào ngày 28.3, Philippines ký hợp đồng mua 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc với tổng trị giá 420 triệu USD, theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap.
Theo TNO
Philippines trình biên bản ghi nhớ vụ kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế
Chính quyền Philippines chính thức đệ trình một biên bản ghi nhớ các luận chứng cáo buộc những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở biển Đông lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật biển (ITLOS) theo đúng hạn chót là hôm nay 30.3.
Tàu vận tải quân sự BRP Siera Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: AFP
Trong buổi họp báo ngày 30.3, ông Herminio Coloma, người phát ngôn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, xác nhận chính quyền Philippines đã chính thức đệ trình biên bản nghi nhớ lên ITLOS, theo tờ Inquirer (Philippines) ngày 30.3.
ITLOS đưa ra hạn chót cho Philippines trình biên bản ghi nhớ là vào ngày 30.3, sau khi Philippines làm đơn kiện Trung Quốc vào năm 2013.
Ông Coloma cho biết trong đơn kiện Trung Quốc vào năm 2013, Philippines cáo buộc các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, cách xa Trung Quốc đến 870 hải lý (tức 1.611km) đều là phi pháp lẫn phi lý, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà hai bên đều ký kết năm 1982.
Trong biên bản ghi nhớ đệ trình lên ITLOS, Philippines cũng đề cập rõ lập trường của Manila đối với "đường chín đoạn", hay còn gọi là "đường lưỡi bò", của Trung Quốc trên biển Đông.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu như toàn bộ biển Đông, phớt lờ các tuyên bố chủ quyền của các bên như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và lãnh thổ Đài Loan, theo AFP.
Cũng trong ngày 30.3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario xác nhận thông tin Philippines đã đệ trình văn bản ghi nhớ dài 4.000 trang lên ITLOS, bao gồm 40 bản đồ làm bằng chứng kiện Trung Quốc.
Hôm 29.3, binh sĩ Philippines trên một tàu tiếp tế của chính phủ Philippines đã có cuộc đối đầu kịch tính với các tàu tuần duyên của Trung Quốc gần bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).
Theo TNO
Hàn Quốc bán 12 chiến đấu cơ cho Philippines Hàn Quốc hôm nay 28.3 ký hợp đồng xuất khẩu 12 máy bay chiến đấu FA-50 cho Philippines, với trị giá 420 triệu USD, theo hãng tin Yonhap. FA-50 do Hàn Quốc sản xuất - Ảnh: KAI Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở của Bộ Quốc phòng Philippines, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Ủy...