Philippines không khuyến nghị sử dụng thuốc ivermectin trong điều trị COVID-19
Bộ Y tế Philippines không khuyến nghị sử dụng thuốc ivermectin để điều trị COVID-19 do thiếu dữ liệu chứng minh thuốc có tác dụng điều trị bệnh này.
Thuốc Ivermectin. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông tin trên được Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire đưa ra ngày 17/9 sau khi Tổ chức Phát triển nghiên cứu ivermectin (BIRD) của Anh gửi thư kêu gọi chính phủ nước này sử dụng thuốc chống ký sinh trùng như một biện pháp dự phòng và điều trị sớm COVID-19.
Phát biểu họp báo, bà Vergeire khẳng định: “Dựa trên bằng chứng hiện tại từ các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, chúng tôi không khuyến nghị sử dụng ivermectin để điều trị COVID-19″. Bà cho biết thêm chưa có bằng chứng cho thấy ivermectin có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do COVID-19 cũng như cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Quan chức trên cũng cho biết Bộ Y tế Philippines sẽ cập nhật khuyến nghị về thuốc ivermectin khi có thêm dữ liệu từ các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành.
Cho đến nay, Philippines vẫn chưa cấp phép cho bất kỳ loại thuốc dự phòng nào trong điều trị bệnh COVID-19.
Ivermectin là loại thuốc uống, thường dùng trong điều trị chấy và các loại bệnh do nhiễm ký sinh trùng khác. Trước đó, tại một số nước từng trải qua những đợt bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng từ Brazil cho đến Nam Phi hay Liban, nhu cầu thuốc invermectin đã tăng vọt. Tuy nhiên, chính nhà sản xuất Merck đã xác nhận không có cơ sở khoa học nào chứng minh loại thuốc này có tác dụng điều trị COVID-19 đồng thời cảnh báo những nguy cơ nếu dùng thuốc không hợp lý.
Video đang HOT
Các nhà khoa học, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan quản lý dược phẩm cũng nhấn mạnh rằng chưa có bằng chứng thuyết phục về khả năng thuốc có tác dụng điều trị COVID-19. Hồi tháng 3 vừa qua, WHO đã khuyến cáo chỉ nên sử dụng thuốc trong thử nghiệm lâm sàng.
Campuchia phát hiện đột biến của biến thể Alpha, Singapore tiêm đủ cho 70% dân số
Tại Đông Nam Á, Indonesia đã phải kéo dài các biện pháp hạn chế do biến thể Delta lan ra nhiều khu vực, trong khi Campuchia phát hiện đột biến của biến thể Alpha trong các mẫu xét nghiệm. Singapore tiêm ngừa đủ cho 70% dân số.
Người dân đội mưa chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở Philippines ngày 9-8 - Ảnh: REUTERS
Indonesia ngày 9-8 quyết định kéo dài lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) cấp độ 4 (cấp độ cao nhất) đến ngày 16-8 tại 2 hòn đảo đông dân là Java và Bali. PPKM cũng được kéo dài thêm hai tuần từ ngày 10 đến 23-8 tại nhiều khu vực bên ngoài Java và Bali.
Theo Hãng tin Reuters, số ca mắc COVID-19 ở thủ đô Jakarta đang giảm nhưng lại gia tăng ở các nơi khác. Chẳng hạn, bệnh viện ở các đảo như Sulawesi, Sumatra hiện chỉ còn từ 10% đến 20% giường cấp cứu, trong khi số ca ở đảo Borneo cũng tăng mạnh.
Các địa phương bên ngoài Java và Bali chỉ chiếm 34% cả nước trong ngày 25-7 nhưng con số này đã tăng lên 54% ngày 6-8. Thủ đô Jakarta cũng chỉ ghi nhận 727 ca ngày 9-8, giảm mạnh so với hơn 14.600 ca ngày 12-7.
Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 223.940 ca mắc từ ngày 3 đến 9-8, giảm so với mức 268.067 ca trong 7 ngày trước đó, chủ yếu xuất phát từ sự sụt giảm số lượng người được xét nghiệm COVID-19. Số ca tử vong trong giai đoạn này cũng giảm nhẹ từ mức 12.525 ca xuống còn 11.280 ca.
Tại Campuchia , Khmer Times đưa tin nước này cũng phát hiện đột biến E484K của biến thể Alpha trong một số mẫu xét nghiệm cộng đồng.
"Đây không phải là biến thể mới nhưng là một đột biến ở gai protein của virus và dường như có ảnh hưởng lên phản ứng miễn dịch của cơ thể, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin" - đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Li Ailan nói về đột biến E484K. Đột biến này của biến thể Alpha trước đó cũng từng được phát hiện ở Mỹ, Anh.
Xếp hàng chờ tiêm ngừa COVID-19 ở Thái Lan ngày 30-7 - Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, Philippines tiếp tục vật lộn với COVID-19. Bộ Y tế nước này ngày 9-8 cảnh báo "nguy cơ cao" quá tải vì số ca bệnh, hiện gần 9.000 ca mỗi ngày, tăng 25% so với cuối tháng 7-2021.
Theo Reuters, 1/5 bệnh viện của Philippines, tương đương hàng trăm bệnh viện, đã không còn khả năng tiếp nhận bệnh nhân.
Philippines từ ngày 6-8 đã bắt đầu phong tỏa cứng khu vực thủ đô Manila trong 2 tuần và tranh thủ thời gian này để đẩy mạnh tiêm ngừa vắc xin.
Tại Thái Lan , chính quyền ghi nhận hơn 19.800 ca mắc COVID-19 mới và 235 ca tử vong trong vòng 24 giờ. Nước này cũng nằm trong danh sách cảnh báo tránh du lịch mới cập nhật của Mỹ ngày 9-8.
"Do tình hình hiện tại ở Thái Lan, ngay cả hành khách đã tiêm ngừa đầy đủ cũng có thể gặp nguy cơ mắc và lây lan các biến thể (virus gây bệnh) COVID-19" - Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết. Các nước Indonesia, Malaysia và Myanmar cũng đã nằm trong danh sách này.
Người dân chờ tiêm vắc xin ở Đông Java, Indonesia, ngày 6-8 - Ảnh: REUTERS
Trong khi đó, Singapore trở thành điểm sáng tại khu vực với 70% dân số đã tiêm ngừa đầy đủ COVID-19 và 79% tiêm ít nhất 1 liều. Đây được coi là một trong những tỉ lệ tiêm ngừa cao nhất thế giới hiện nay.
Để tăng cường tiêm ngừa, Singapore đã bỏ yêu cầu phải đăng ký trước và người dân có thể đến bất cứ nơi nào trong hàng chục cơ sở được chỉ định để tiêm ngừa. Nước này đang kỳ vọng tiêm được cho 80% dân số vào đầu tháng 9-2021 để nới lỏng các quy định chống dịch.
Tại khu vực Đông Bắc Á, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng ở các nước. Hàn Quốc ngày 10-8 ghi nhận số ca bệnh hằng ngày tăng lên trở lại 1.500 ca và dự báo sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Các cơ quan y tế cho biết dịch giảm ở khu vực thủ đô Seoul nhưng có dấu hiệu gia tăng ở các khu vực khác.
Trung Quốc cũng có thêm 143 ca bệnh mới trong 24 giờ qua, chủ yếu do biến thể Delta. Đây là số ca cao nhất kể từ tháng 1-2021 của nước này. Một số điểm có số ca gia tăng gồm tỉnh Giang Tô và Hà Nam.
COVID-19 tại ASEAN ngày 9/8: Lào tăng gấp đôi thời gian cách ly tập trung; Indonesia kéo dài giãn cách xã hội Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm trên 80.200 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 172.000 người. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân...