Philippines không in bản đồ trên hộ chiếu điện tử vì ‘lý do chính trị’
Bộ Ngoại giao Philippines đã quyết định xóa bỏ các hình minh họa bản đồ nước này trong thiết kế mới của hộ chiếu điện tử ( e-passport ) vì lý do “nhạy cảm chính trị”.
Philippines không in hình bản đồ trên hộ chiếu điện tử sắp phát hành – Ảnh: Inquirer
“Chúng tôi đã gỡ bỏ bản đồ, bởi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề chính trị nhạy cảm”, ông Frank Cimafranca thuộc bộ phận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Philippines phát biểu, theo tờ Inquirer ngày 6.4. Hộ chiếu điện tử sẽ được Manila phát hành vào tháng 4.2016.
Tờ báo cho biết giới chức liên ngành của Philippines đã họp đánh giá, phê duyệt thiết kế của hộ chiếu mới và thấy rằng việc đưa bản đồ vào sẽ không phản ánh chính xác lãnh thổ Philippines như quy định trong Hiến pháp của nước này.
Manila cho biết hộ chiếu điện tử được thiết kế lại nhằm nâng cao tính bảo mật. Các vi mạch đặt trong hộ chiếu đã được nâng cấp để đảm bảo việc đi lại an toàn cho công dân Philippines. Các tính năng bảo mật mới như công nghệ in ống đồng an toàn phù hợp với các tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) của Liên Hiệp Quốc.
Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa trọng tài quốc tế (ở The Hague, Hà Lan) phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh trên Biển Đông. Tòa dự kiến sẽ đưa ra phán quyết trong thời gian tới.
Video đang HOT
Minh Quang
Theo Thanhnien
Thổ Nhĩ Kỳ cứng họng:Tù binh IS giao chứng cứ động trời
Kênh truyền hình Nga RT vừa công bố thông tin độc quyền về những chứng cứ, phơi bày hoạt động tài chính kinh doanh dầu của Thổ Nhĩ Kỳ với IS.
Trang web của kênh truyền hình Nga RT công bố những tài liệu thu được của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS, hay còn gọi là DAESH), chứng minh những cáo buộc là chính quyền Ankara buôn bán dầu lậu với tổ chức khủng bố quốc tế này.
Ngoài ra, còn có những bằng chứng của các tay súng IS bị bắt, kể về việc họ đã từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria như thế nào, cùng với việc khai thác dầu mỏ của những người Hồi giáo ra sao và công đoạn xuất khẩu món "vàng đen" này sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Syria: Cánh cửa mở rộng cho đối lập, khủng bố
Được biết, các tài liệu mà kênh truyền hình Nga công bố đã rơi vào tay đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trong trận tấn công thành phố Shaddad ở miền bắc Syria, và sau đó chúng được chuyển giao cho các phóng viên RT, khi họ đến thăm những địa điểm này.
Trong trong thời điểm đó, các tay súng của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) cũng bắt giữ được các tù nhân là chiến binh mang quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và các nước khác, những đối tượng này đã phanh phui sự thật về mối liên hệ của IS và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ảnh các tay súng Nhà nước Hồi giáo IS ở 1 nhà máy dầu, thu được thu được từ tay một tù binh
Chẳng hạn, các phạm nhân chiến binh gốc Thổ xác nhận rằng phần lớn các đối tượng Hồi giáo tìm đến với IS đều là thông qua lãnh thổ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Cả nhà chức trách nước này lẫn lính biên phòng đều chẳng hề tạo ra bất cứ rào cản nào trên con đường lực lượng khủng bố xâm nhập Syria.
Chống vượt biên và xâm nhập trái phép là điều rất hệ trọng đối với bất cứ nước nào nhưng "...chúng tôi vượt biên giới vào lúc khoảng 10 giờ sáng. Không hề có ai ngăn cản chúng tôi. Chúng tôi cứ thế đi qua biên giới một cách thoải mái" - một tù nhân người Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Theo lời khai của người này, trên đường biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên tập trung khá đông binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng họ không can thiệp vào hành trình của những người muốn sang Syria tham gia đội ngũ khủng bố hoặc các nhóm phiến quân đối lập.
Theo quan điểm của các tay súng này, sở dĩ dòng chảy chiến binh đối lập và các tay súng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS có thể vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và ra-vào Syria như "đi chợ" là vì Ankara đang sử dụng những lực lượng này phục vụ cho lợi ích của mình.
Các báo cáo tài chính cho phép nghiên cứu chi tiết hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, vạch trần quy mô và giá bán dầu lậu.
"Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm phiến quân đối lập, khủng bố IS cùng có một kẻ thù chung là YPG (Tự vệ Nhân dân Kurd). Chính quyền của ông Erdogan không muốn tự mình ra tay mà muốn gạt bỏ kẻ thù bằng bàn tay người khác" - một tù nhân Hồi giáo nhận xét.
Để xác nhận thực tế là các chiến binh di chuyển qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ không gặp trở ngại, dân quân người Kurd đã cho các nhà báo xem tập hộ chiếu của nhiều chiến binh xuất thân từ những nước khác nhau như Libya, Tunisia, Bahrain, Kazakhstan, và thậm chí cả từ Nga.
Trong những cảnh quay của ống kính phóng viên RT cho thấy hộ chiếu của những người có đăng ký thường trú ở khu vực Saratov, Volgograd và Dagestan, thêm nữa, bao gồm cả phụ nữ và nam giới. Những cuốn hộ chiếu này đều đã được đóng dấu nhập cảnh Thổ Nhĩ Kỳ.
Những tài liệu này, kể cả hộ chiếu dùng trong nước và hộ chiếu đi nước ngoài của công dân Nga, đã rơi vào tay các dân quân YPG sau trận đánh chiếm Shaddad. Theo giả thiết của dân quân người Kurd, những phần tử gia nhập IS phải nộp lại giấy tờ tùy thân cho chỉ huy để chống chạy trốn.
Theo_Báo Đất Việt
Hộ chiếu của những nước nào tốt và tệ nhất thế giới? Khi nói đến việc vượt qua biên giới quốc tế, nhiều người sẽ nghĩ rằng, có trong tay hộ chiếu Mỹ là có thể giúp mở ra nhiều cánh cửa hơn bất kỳ hộ chiếu của nước nào khác. Nhưng sự thực không như vậy. Theo trang tin CNN, những công dân Đức mới là những người có khả năng đi lại lớn...