Philippines không đàm phán Biển Đông với Trung Quốc trong hai năm
Quan chức Philippines cho biết nước này sẽ không đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông trong hai năm tới.
Trung Quốc bồi lấp, cải tạo trái phép đảo nhân tạo tại Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AFP.
Ngày 17/6, cựu ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho biết Tổng thống mới đắc cử của nước này Rodrigo Duterte đã cam kết sẽ không đàm phán song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trong hai năm tới, theo Inquirer.
Ông Antonio Carpio, phó chánh án tòa án tối cao Philippines, đã xác nhận thông tin trên. Ông Carpio dẫn đầu đoàn Philippines trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan.
Trước đó, hôm 10/6, ngoại trưởng sắp nhậm chức của Philippines, ông Perfecto Yasay, nói trên truyền hình rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là “điều cần thiết” bởi PCA không có cơ chế buộc các nước thực thi phán quyết. “Kể cả khi PCA ra phán quyết có lợi cho chúng ta, thì đàm phán song phương vẫn là biện pháp giải quyết xung đột”, ông Yasay nói.
Video đang HOT
Về việc PCA không có cơ chế buộc Trung Quốc thực thi phán quyết, ông Carpio cho rằng Philippines “sẽ quyết định những biện pháp cần thiết để thi hành phán quyết của PCA” và khẳng định nước này “không đơn độc”.
Năm 2013, chính quyền tiền nhiệm của ông Duterte đã đệ đơn lên PCA, kiện “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng của mình. Bắc Kinh kiên quyết không tham gia vụ kiện, phớt lờ yêu cầu tranh tụng của PCA, và tuyên bố không thừa nhận thẩm quyền xét xử của tòa án quốc tế do Liên Hợp Quốc bảo trợ này.
Trong bối cảnh PCA sắp ra phán quyết, ông Duterte đã khiến dư luận hoài nghi về quyết tâm của chính phủ nước này khi từng tuyên bố Philippines để ngỏ khả năng đàm phán song phương với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Văn Việt
Theo VNE
Tổ chức Hong Kong có thể khiến tòa hoãn ra phán quyết vụ kiện Biển Đông
Một tổ chức về pháp lý ở Hong Kong gửi tài liệu lên Tòa Trọng tài Thường trực, cho rằng tòa không có thẩm quyền xét xử vụ kiện "đường 9 đoạn".
Daniel Fung, chủ tịch Viện Luật quốc tế châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hong Kong. Ảnh: Xinhua
Các nhà phân tích đại lục Trung Quốc tin rằng các ý kiến pháp lý được Viện Luật quốc tế châu Á - Thái Bình Dương, có trụ sở tại Hong Kong, chuyển đến Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague có thể khiến tòa trì hoãn việc ra phán quyết về vụ kiện "đường 9 đoạn", vốn dự kiến đưa ra vào đầu tháng này.
Trong một tài liệu pháp lý 41 trang, viện này cho rằng vụ kiện, trong đó chủ yếu là về tranh chấp giữa các bên tuyên bố chủ quyền chồng lấn bao gồm Bắc Kinh và Manila, nằm ngoài thẩm quyền của tòa.
Tổ chức này được dẫn đầu bởi luật sư Daniel Fung và quan điểm của họ được một số chuyên gia pháp lý từ Hong Kong, Anh và Australia, ủng hộ,Xinhua đưa tin.
"Động cơ của chúng tôi không phải là tranh cãi Philippines hay Trung Quốc đúng. Thay vào đó, chúng tôi muốn duy trì sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật quốc tế và sự hoàn thiện của tòa trọng tài - một trong những công cụ của hệ thống", Fung nói trong cuộc phỏng vấn với Xinhua.
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy hệ thống pháp luật quốc tế bị hủy hoại hoặc mất danh tiếng", ông nói thêm.
Giáo sư Xu Xiaobing, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Thượng Hải Jiao Tong, cho rằng lập trường pháp lý của viện có thể mang đến sự không chắc chắn mới về vụ kiện, đang được cho là nghiêng về phía bất lợi cho Trung Quốc.
"Ngày càng có những dấu hiệu cho thấy phán quyết có thể bị hoãn do những diễn biến mới nhất xung quanh vụ kiện", ông nói.
PCA chưa chính thức trả lời lập luận pháp lý của viện.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Philippines khởi kiện yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đơn phương đưa ra lên PCA vào năm 2013. PCA năm 2015 tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện này. Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia vụ án.
Theo SCMP, Trung Quốc đang tiến hành chiến dịch tuyên truyền chưa từng có trong ba tháng qua để đặt câu hỏi về thẩm quyền của tòa án và tranh thủ sự hỗ trợ từ các quốc gia khác. Ông Basilio Araujo, chuyên gia an ninh biển Indonesia, khẳng định Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập nếu không tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế trong tranh chấp Biển Đông.
Phương Vũ
Theo VNE
Học giả ôn hòa về Biển Đông của Trung Quốc chết vì tai nạn Ngô Kiến Dân, học giả Trung Quốc nhiều lần phản bác quan điểm "diều hâu" về Biển Đông qua đời trong một tai nạn thảm khốc. Học giả Ngô Kiến Dân, người có quan điểm ôn hòa ở Trung Quốc đột ngột qua đời vì tai nạn. Ảnh: Sohu. Giới chức Trung Quốc hôm 19/6 thông báo cựu đại sứ Ngô Kiến Dân...