Philippines không chấp nhận ngôn từ của TQ về Scarborough
Philippine Daily Inquirer dẫn lời Hạ nghị sĩ Harry Roque cho biết, Bắc Kinh và Manila đã tìm được “giải pháp phù hợp” để ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở bãi cạn Scarborough.
Roque là thành viên trong đoàn tháp tùng Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thăm Trung Quốc từ 18 đến 21/10 vừa qua.
Ông hé lộ song phương đã có phương án “nhất cử lưỡng tiện” để ngư dân Philippines trở lại đánh cá ở vùng biển quanh bãi cạn Scarboroguh, nhưng hai nước vẫn chưa ký kết văn kiện thỏa thuận chính thức. Nguyên nhân xuất phát từ bất đồng trong yêu cầu của mỗi bên về cách hành văn trong văn kiện.
Roque cho hay, phía Trung Quốc muốn thể hiện trên văn bản rằng họ “cho phép” ngư dân Philippines đánh cá, nhưng các quan chức Philippines không chấp nhận lối diễn đạt này.
“Lý do [thỏa thuận] chưa được công bố chính thức và chưa được đưa lên văn bản là do chúng tôi không muốn sử dụng từ &’cho phép’ hoặc &’chấp thuận’, bởi điều đó sẽ đi ngược lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague,” Roque nói với giới báo chí tại Hạ viện Philippines hôm 26/10.
Video đang HOT
Theo ông, Trung Quốc muốn dùng cách này để nhấn mạnh lập trường của họ trong tranh chấp với Philippines, nhưng ông khẳng định điều này “không thể chấp nhận được”.
Nghị sĩ Philippines cho biết nước này đang thương lượng với phía Trung Quốc để tìm kiếm từ ngữ thay thế. Ông Roque đề xuất sử dụng từ “xác nhận” để đề cập quyền đánh cá của ngư dân Philippines tại ngư trường khu vực.
“Nhưng đó cũng có thể là một rắc rối bởi từ này được &’mượn’ trong phát ngôn của tòa án quốc tế,” Roque nói.
Theo Soha News
Trung Quốc hoãn cải tạo Scarborough vì Philippines xa Mỹ?
Bãi cạn Scarborough từ lâu được cho là mục tiêu cải tạo tiếp theo của Trung Quốc sau hàng loạt đảo khác ở Biển Đông, nhưng tình hình có thay đổi từ khi ông Duterte lên nắm quyền.
Theo báo New York Times ngày 24-9, trong vài năm trở lại đây, tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở bãi cạn Scarborough làm xuất hiện nhiều tin đồn một căn cứ quân sự sắp được xây dựng tại đó.
Tuy nhiên, việc ông Rodrigo Duterte được bầu làm tổng thống Philippines và thái độ "chống Mỹ" của ông này đã thay đổi tính toán của Bắc Kinh.
Điều này không có nghĩa Trung Quốc từ bỏ mục đích ban đầu nhưng hiện tại dường như kế hoạch xây căn cứ tại Scarborough đang bị hoãn lại.
Các nhà phân tích cho rằng điều quan trọng hơn với Bắc Kinh bây giờ là "tình bạn" với ông Duterte và việc lôi kéo Manila ra khỏi đồng minh Washington. Việc cải tạo bãi Scarborough ngay dưới mũi ông Duterte có nguy cơ sẽ phá đi mọi cơ hội.
"Sẽ là phi lý nếu xây dựng Scarborough vào thời điểm này. Chính phủ Bắc Kinh muốn Philippines ít nhất giữ trung lập trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ. Cơ hội đang ở trước mặt họ" - giáo sư Trương Bảo Huy thuộc Đại học Lingnan (Hong Kong) nhận xét.
Quân đội Mỹ cho biết 3 trong số 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây cải tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã được thiết kế như căn cứ quân sự.
Đá Subi có một cầu cảng lớn hơn cả Trân Châu Cảng, còn Đá Vành Khăn có diện tích sau cải tạo có chu vi gần bằng thủ đô Washington.
Những đồn đoán về kế hoạch của Trung Quốc ở Scarborough dấy lên hồi tháng 3-2016 khi tại một cuộc gặp ở Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo ông Tập Cận Bình về hành động có thể kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.
Học giả Trung Quốc Jin Canrong thuộc Đại học Renmin (Bắc Kinh) cũng cho rằng thái độ sẵn sàng đối thoại của Tổng thống Duterte và tâm lý ghét Mỹ của nhà lãnh đạo mới có thể sẽ trì hoãn kế hoạch cải tạo Scarborough của Trung Quốc.
Hôm 23-9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng vừa qua thông báo "trông đợi" ông Duterte sẽ sớm có chuyến thăm đến Bắc Kinh
Tuy nhiên, dù kết quả đàm phán vào tháng tới giữa Trung Quốc và Philippines có ra sao, mục tiêu dài hạn kiểm soát toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc vẫn không thay đổi - giáo sư Shi Yinhong thuộc Đại học Renmin khẳng định.
Ông Shi cho rằng lôi kéo được Philippines, như cách đã làm với Lào hoặc Campuchia, là một điều khó khăn, nên chỉ cần Manila giữ "một chút khoảng cách" với Mỹ đã là "quá tốt".
Theo Tuổi Trẻ
Scarborough - mảnh ghép cuối của tam giác Trung Quốc muốn dựng ở Biển Đông Bãi cạn Scarborough được đánh giá là "quân bài thay đổi cuộc chơi" đối với tham vọng kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc. Một tàu tuần duyên Trung Quốc trong ảnh do Philippines chụp được gần bãi cạn Scarborough. Ảnh: ABS-CBN Trong tất cả những điểm nóng tranh chấp ở Biển Đông, bãi cạn Scarborough, rộng hơn 150 km2, nằm cách bờ...