Philippines giữ chức chủ tịch ASEAN năm 2017
Tổng thống Rodrigo Duterte hôm qua nhận cương vị chủ tịch hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2017.
Tổng thống Philippines (trái) tiếp nhận cây búa từ Thủ tướng Lào tại Vientiane, biểu tượng cho sự chuyển giao cương vị chủ tịch ASEAN. Ảnh: AP
“Chúng tôi sẽ theo đuổi sáng kiến và tăng cường hợp tác với các đối tác toàn cầu, nhằm đảm bảo các công dân ASEAN được sống trong hoà bình, ổn định, an ninh và phát triển, đồng thời chúng tôi sẽ duy trì sự đoàn kết, thống nhất của ASEAN trong mọi thời điểm”, GMA News dẫn lời ông Duterte hôm qua bài phát biểu nhận vị trí chủ tịch ASEAN.
Thời điểm Philippines giữ chức chủ tịch luân phiên trùng với dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.
Trong bài phát biểu, ông Duterte nói vị trí chủ tịch ASEAN của Philippines sẽ làm nổi bật hiệp hội với tư cách một mô hình của chủ nghĩa khu vực và một người chơi toàn cầu, lấy lợi ích người dân làm cốt lõi. “Philippines sẵn sàng và nguyện quan sát, dẫn đường cho hiệp hội, nhưng việc hợp tác và ủng hộ tất cả các nước thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại của chúng ta có ý nghĩa then chốt nhằm hiện thực hoá mục tiêu của chúng ta”.
Video đang HOT
Chủ đề của hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2017 tương đồng với khẩu hiệu trong chiến dịch tranh cử của ông Duterte: “Hợp tác để Thay đổi, Cam kết với Thế giới”.
Trọng Giáp
Theo VNE
Lãnh đạo châu Á dự kiến không ra tuyên bố về phán quyết Biển Đông
Bản thảo tuyên bố sẽ được đưa ra sau hội nghị ở Lào hôm nay cho thấy các lãnh đạo châu Á vẫn tránh đề cập đến phán quyết "đường lưỡi bò".
Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ngày 8/9. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, các lãnh đạo châu Á thận trọng khi đề cập đến tranh chấp Biển Đông trong dự thảo tuyên bố sẽ được đưa ra tại Vientiane, Lào hôm nay, mặc dù trước đó người đứng đầu 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng 6 lãnh đạo khác, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã "tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông".
"Một số nhà lãnh đạo vẫn lo ngại trước diễn biến gần đây ở Biển Đông", bản dự thảo có đoạn viết.
Bản thảo tuyên bố này không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài tại The Hague vào tháng 7, nói rằng Trung Quốc không có quyền lịch sử với nguồn tài nguyên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.
Ông Obama hôm nay khẳng định phán quyết đã giúp làm rõ các quyền hàng hải. "Tôi công nhận có sự gia tăng căng thẳng", ông Obama nói, nhắc đến phán quyết. "Tôi mong chờ được thảo luận về làm thế nào để cùng nhau giảm căng thẳng, thúc đẩy ngoại giao và ổn định".
Các quan chức nói rằng cuộc họp hôm qua giữa các lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường diễn ra suôn sẻ.
Ông Lý tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN trong việc "xóa tan can thiệp và xử lý một cách đúng đắn" vấn đề Biển Đông, ám chỉ không cho phép các nước khác bên ngoài khu vực, không liên quan trực tiếp đến tranh chấp, tham gia.
ASEAN hôm qua cũng ra tuyên bố, liệt kê 8 điểm liên quan đến Biển Đông, nhưng không đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài.
Theo Reuters, khối này tránh đưa ra lập trường về các vấn đề ngoại giao gai góc, đặc biệt khi liên quan đến Trung Quốc , do ảnh hưởng của nước này trong khu vực và sự cần thiết cân bằng mối quan hệ với Mỹ.
"Cả Trung Quốc và Mỹ đều nằm trong số những đối tác quan trọng nhất của ASEAN và ASEAN không muốn phải lựa chọn giữa các đối tác", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Ông Duterte vắng mặt trong cuộc họp với Mỹ, Ấn Độ Tổng thống Philippines không dự cuộc họp giữa lãnh đạo ASEAN với Mỹ và Ấn Độ, trong ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh ở Lào. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại hội nghị hôm qua. Ảnh: Reuters Báo Inquirer của Philippines hôm nay đưa tin ông Rodrigo Duterte không xuất hiện tại các cuộc họp, mà Ngoại trưởng Perfecto Yasay Jr....