Philippines ghi nhận số ca nhiễm mới cao chưa từng thấy
Bộ Y tế Philippines ngày 25/3 thông báo nước này đã ghi nhận thêm 8.773 ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 – mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát hồi tháng 1/2020.
Tính đến nay, tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia Đông Nam Á này lần lượt là 693.048 và 13.095 ca.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên tế tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Thái Lan cho biết có 97 ca nhiễm mới, chủ yếu ở thủ đô Bangkok. Trong số này có 92 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Riêng tại thủ đô Bangkok là 65 ca do dịch bùng phát ở chợ Bang Khae.
Như vậy, Thái Lan có tổng cộng 28.443 ca nhiễm, trong đó 92 người không qua khỏi.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, 5 ngày sau khi tròn 1 tháng xảy ra “sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2″, tình hình dịch bệnh tại Campuchia vẫn diễn biến phức tạp, với 55 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 25/3.
Video đang HOT
Trước tình hình trên, Thủ tướng Campuchia Hun Sen quyết định cấp thêm ngân sách hỗ trợ 11 tỉnh để thiết lập thêm các trung tâm cách ly dịch. Đây là đợt bổ sung kinh phí tiếp theo cho 11 tỉnh của Campuchia nhằm hỗ trợ cho những lao động di cư đang đổ về nước.
Tổng số tiền hỗ trợ cho các tỉnh Battambang, Banteay Meanchey, Pursat, Preah Vihear, Kandal, Svay Rieng, Prey Veng, Kratie, Takeo, Kampong Chhnang và Siem Reap lên tới 1,6 tỷ riel (khoảng 395.000 USD).
Theo hãng thông tấn quốc gia Campuchia AKP, hiện có khoảng 11.000 người lao động di cư Campuchia, chủ yếu từ Thái Lan, đang được cách ly tại các trung tâm phòng dịch COVID-19 ở 11 tỉnh trên cả nước để đề phòng khả năng dòng người lao động đổ về nước vào dịp Tết Khmer truyền thống vào trung tuần tháng 4 tới.
Trên phạm vi cả nước, Chính phủ Campuchia tiếp tục mở rộng chương trình cứu trợ bằng tiền mặt cho người nghèo và người dễ bị tổn thương trong giai đoạn dịch COVID-19. Đây là giai đoạn 2 trong đợt cứu trợ thứ tư do Bộ Công tác xã hội, Cựu chiến binh và Cải tạo thanh niên thực hiện cho tới đầu tháng 4 tới.
Tính từ tháng 6/2020, cơ quan này đã giải ngân hơn 230 triệu USD hỗ trợ 680.000 hộ gia đình nghèo và bị tác động bởi đại dịch. Giám đốc Vụ phúc lợi xã hội thuộc Bộ này, ông Chhour Sopanha cho biết vì tình hình dịch kéo dài tại Campuchia, chính phủ quyết định cung cấp thêm tiền mặt cho đợt cứu trợ từ ngày 25/3 đến 24/4/2021. Tính đến nay, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Campuchia là 1.872 ca, trong đó có 7 ca tử vong.
Trong khi đó, phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời Tiến sĩ John Nkengasong, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) đánh giá làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang xảy ra tại Đông Phi do trong 4 tuần qua, số ca nhiễm mới của khu vực này đã tăng 98%.
Riêng ở Kenya, số ca nhiễm mới đã tăng 400% trong vài tuần qua. Chính phủ Kenya quyết định từ ngày 29/3 tới, các cơ sở công cộng và tư nhân nước này bắt đầu thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội triệt để hơn, tăng thời gian làm việc tại nhà và chỉ lực lượng lao động thật sự cần thiết mới được phép tới nơi làm việc.
Dữ liệu được các chuyên gia Africa CDC công bố cho thấy châu Phi đã ghi nhận hơn 3,2 triệu ca mắc COVID-19. Trong đó, gần 2,8 triệu ca mắc đã hồi phục và số người tử vong do COVID-19 là khoảng 95.000.
Vaccine có hiệu quả khác nhau đối với các biến thể chính của virus SARS-CoV-2
Theo kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford, các loại vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện hành có thể bảo vệ con người trước biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Brazil.
Trong khi đó, biến thể virus phát hiện tại Nam Phi mới là bài toán hóc búa nhất đối với giới khoa học.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu máu của những người có kháng thể, được tạo ra bằng cả hai hình thức: do đã mắc COVID-19 hoặc đã được tiêm 1 trong 2 loại vaccine do Oxford/AstraZeneca và Pfizer/BioNTech bào chế, hiện đang được triển khai tiêm phòng ở Anh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Kết quả cho thấy đối với biến thể được phát hiện đầu tiên tại Brazil, mức độ trung hòa virus (có thể liên kết với virus và ngăn chúng xâm nhập vào tế bào) của kháng thể do vaccine tạo ra thấp hơn gần 3 lần so với kháng thể tự sản sinh.
Đối với biến thể được phát hiện đầu tiên ở hạt Kent (Đông Nam xứ England, Vương quốc Anh), các nhà khoa học cũng thu được kết quả tương tự. Báo cáo của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford khẳng định: "Những dữ liệu này cho thấy kháng thể vẫn có thể vô hiệu hóa các biến thể virus này, dù ở mức thấp hơn".
Trong khi đó, đối với biến thể được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi, mức độ trung hòa virus của các vaccine thấp hơn nhiều, cụ thể là giảm 9 lần đối với vaccine của Oxford/AstraZeneca, và giảm 7,6 lần đối với vaccine của Pfizer/BioNTech.
Hồi tháng trước, Chính phủ Nam Phi đã tạm ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca, sau khi các số liệu cho thấy loại vaccine này chỉ có hiệu quả bảo vệ tối thiểu đối với những bệnh nhân COVID-19 ở thể nhẹ và trung bình khi họ nhiễm các biến thể mới phát hiện tại nước này.
Do đó, theo các tác giả của nghiên cứu trên, việc phát triển vaccine chống lại biến thể tại Nam Phi nên là "ưu tiên lớn nhất của các nhà phát triển vaccine trên toàn cầu".
Australia phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên sau hơn 2 tuần Australia ngày 13/3 đã ghi nhận ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do lây nhiễm cộng đồng đầu tiên trong hơn 2 tuần qua. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Auckland, New Zealand, ngày 14/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo Thủ hiến bang Queensland - bà Annastacia Palaszczuk, một nữ bác sĩ đã cho kết quả xét nghiệm...