Philippines đòi tàu Việt Nam Ocean 3 bồi thường rạn san hô
Manila đòi chủ tàu MV Ocean 3 treo cờ Việt Nam bồi thường sau khi tàu này làm hỏng một rặng san hô trong vùng bảo vệ sinh thái biển của Philippines.
Manila đòi chủ tàu MV Ocean 3 treo cờ Việt Nam bồi thường sau khi tàu này làm hỏng một rặng san hô trong vùng bảo vệ sinh thái biển của Philippines.
Tàu MV Ocean 3 treo cờ Việt Nam với 21 thủy thủ đoàn trên khoang rời cảng ở thành phố Legazpi ở miền trung nước Philippines khi bốc dỡ mặt hàng gạo thì bị mắc cạn tại khu vực bảo tồn rộng 3 héc ta có tên gọi Denson Reef.
Tàu MV Ocean 3 treo cờ Việt Nam bị mắc cạn tại khu vực bảo tồn rộng 3 héc ta có tên gọi Denson Reef.
Theo Inquirer News, các quan chức địa phương ở Legazpi yêu cầu chủ tàu Việt Nam phải trả gần 100.000 USD để khôi phục lại 1.000 mét vuông san hô cũng như bồi thường cho ngư dân.
Video đang HOT
Dự kiến sẽ phải mất tới 5 năm để phần san hô bị phá hủy mới có thể hồi phục. Trong quá trình này, việc đánh bắt cá bằng hình thức thả câu tại đây sẽ bị cấm và sẽ ảnh hưởng tới kế sinh nhai của ngư dân địa phương.
Trước đó, các giới chức thành phố Legazpi và cảnh sát biển nói tàu MV Ocean 3 sẽ không được rời đi cho đến khi nào những thiệt hại được giải quyết.
Hồi tháng Hai năm nay, Washington Mỹ đã phải trả gần 2 triệu USD tiền đền bù cho Philippines sau khi một chiến hạm của Mỹ gây hư hại cho vùng bảo tồn sinh thái biển này.
Minh Châu (Theo Inquirer News)
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc cải tạo đất ảnh hưởng môi trường Việt Nam
Việt Nam và Philippines sẽ là những quốc gia đầu tiên chịu tác động môi trường do ảnh hưởng từ hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông.
Các tàu hút đang chuyển cát ở mép phía bắc đá Vành Khăn, một khu vực đang bị Trung Quốc cải tạo trên Biển Đông. Ảnh vệ tinh chụp ngày 1/2. Ảnh: CSIS/AMTI.
"Tác động sẽ làm giảm đa dạng sinh học", Phil Star hôm qua dẫn lời ông Angel Alcala, cựu bộ trưởng môi trường Philippines, phát biểu tại Hội thảo dành cho Truyền thông Khu vực do Đại sứ quán Mỹ tổ chức ở Palawan. "Tôi tự hỏi tại sao giới khoa học Trung Quốc lại không chỉ ra điều này?"
Ông Alcala lý giải hoạt động cải tạo đất sẽ phá vỡ quá trình phân bố cá con hoặc trứng cá đã phát triển. Những rạn san hô giữ vai trò rất quan trọng trên Biển Đông bởi giữa chúng là các vũng có cá và cá con. Cá con sau đó theo dòng chảy để tới các nước khác nhau.
"Nếu vũng bị vây quanh hoàn toàn bởi những con đường hoặc sân bay, cá con sẽ giảm khả năng thoát ra ngoài", cựu bộ trưởng này nói. Điều đó dẫn đến giảm nguồn cung cá do cá con không thể phát triển.
Ông lưu ý rằng Philippines và Việt Nam, nằm gần khu vực xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông nhất, sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng đầu tiên. Hành động của Trung Quốc còn phá hoại đời sống của các cộng đồng ven biển. Ông Alcala kêu gọi thế giới nên "ép" Trung Quốc dừng lại.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết dự án của Trung Quốc đang "gây ra thiệt hại không thể khắc phục và ngày càng lan rộng đối với đa dạng sinh học cũng như cân bằng sinh thái" ở Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế, trong đó có nhóm nước công nghiệp thuộc G7, đã phản đối hoạt động cải tạo đất và yêu cầu duy trì trật tự Biển Đông dựa trên các nguyên tắc, luật pháp. Tuy nhiên, Trung Quốc phớt lờ chỉ trích từ quốc tế, ngang nhiên khẳng định hoạt động trên Biển Đông nằm trong "phạm vi chủ quyền quốc gia".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam và Philippines. Nhằm củng cố yêu sách trên biển, Trung Quốc thực hiện chương trình cải tạo đất quy mô lớn tại những khu vực nước này chiếm đóng.
Như Tâm
Theo VNE
Đối tác gìn giữ an ninh tại Biển Đông Malaysia và Nhật Bản khi nhất trí nâng cấp mối quan hệ song phương lên đối tác chiến lược đã khẳng định tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải trên Biển Đông. Thủ tướng Malaysia Najib Razak (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) nhất trí nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược...