Philippines điều trần lần hai trong vụ kiện ‘đường lưỡi bò’
Tòa Trọng tài Thường trực yêu cầu Philippines điều trần lần hai vào đầu tuần tới trước khi quyết định có đủ thẩm quyền xem xét vụ kiện “đường lưỡi bò”.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario (giữa) trong buổi điều trần hôm 8/7. Ảnh: Phil Star.
Philippines “đã có sự chuẩn bị cần thiết để trả lời một cách tốt nhất cho những câu hỏi từ tòa án trong phiên điều trần thứ hai”, Phil Star hôm nay dẫn lời bà Abigail Valte, phó phát ngôn viên tổng thống Philippines đang ở The Hague, Hà Lan, nói. Phiên điều trần thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 13/7.
Trong thông báo trước đó, bà Valte cho biết tòa trọng tài đã nhóm họp để trao đổi về nội dung Philippines trình bày trong hai ngày 7 và 8/7. Tòa trọng tài quyết định cần lắng nghe thêm ý kiến về vấn đề thẩm quyền của tòa trong vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông này.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông dựa trên bản đồ “đường lưỡi bò” hay “đường 9 đoạn” nước này tự đưa ra. “Đường lưỡi bò” đi sát vào bờ của các nước láng giềng như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia. Philippines đã đệ đơn kiện lên tòa án Liên Hợp Quốc từ tháng 1/2013 nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh là vô giá trị và trái với luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, đòi giải quyết tranh chấp theo hướng song phương và tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn đẩy mạnh “vận động hành lang” để giành lợi thế nhất định.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc ráo riết vận động hành lang vụ kiện 'đường lưỡi bò'
Dù tuyên bố không chấp nhận phán quyết của Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc và không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng Trung Quốc vẫn đẩy mạnh "vận động hành lang" để giành giật lợi thế, chuyên gia nhận định.
Tàu Trung Quốc hồi tháng 4 hoạt động tại bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Từ ngày 7/7, Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) tại The Hague, Hà Lan, bắt đầu mở phiên tranh tụng đầu tiên về vấn đề thẩm quyền của tòa và xem xét vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường 9 đoạn" hay "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố có chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông dựa trên "đường 9 đoạn" nước này tự đưa ra, đi vào sát bờ của các nước như Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia.
Dù Trung Quốc liên tục tuyên bố không tham gia vụ kiện cũng như không chấp nhận phán quyết của PCA nhưng theo giới phân tích, Bắc Kinh vẫn tích cực "vận động hành lang" hòng giành về cho mình thật nhiều lợi thế. Đại sứ quán Trung Quốc tại The Hague còn thành lập hẳn một đường dây liên lạc chính thức với tòa án.
Sau khi kiểm tra lại các tuyên bố và quy định của PCA, hãng thông tấnReuters xác định Trung Quốc có thể liên lạc với tòa án thông qua đại sứ quán ở The Hague. Tòa án này cũng thường cập nhật cho phía Trung Quốc các diễn biến mới nhất của quá trình xét xử cũng như những cơ hội để nộp tờ trình.
Chuyên gia pháp lý quốc tế và học giả nghiên cứu về Biển Đông cho biết, từ tháng 1/2013, khi Philippines đệ đơn lên PCA, đến nay, Trung Quốc vẫn theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của vụ kiện, đồng thời triển khai một cách hiệu quả những động thái không chính thức để xử lý tình hình.
"Có những dấu hiệu cho thấy hội đồng xét xử đang nghiêng sang hướng cân nhắc các lợi ích của Trung Quốc và dường như sẽ đưa ra một phán quyết ngang ngửa" cho cả đôi bên, ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore, nhận định.
Philippines cách đây hơn hai năm nộp đơn lên PCA đề nghị xác nhận "đường 9 đoạn" của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Nhưng Trung Quốc lại lập luận rằng bản chất của vụ kiện là về chủ quyền vì thế vấn đề trên không thuộc thẩm quyền của PCA. Do đó, phiên tranh tụng lần này trước hết nhằm giải quyết khúc mắc quanh việc PCA có quyền hạn xét xử đơn kiện của Manila hay không.
Theo ông Storey, quá trình tranh tụng về thẩm quyền của PCA nhiều khả năng sẽ khiến phán quyết cuối cùng của tòa án bị trì hoãn từ 6 tới 12 tháng, thậm chí là đến khi nhiệm kỳ của Tổng thống Phillipines Benigno Aquino kết thúc vào tháng 6 năm sau.
Điều này mang tới một bất lợi khác cho Philippines bởi ông Aquino là người ủng hộ mạnh mẽ và có vai trò rất quan trọng trong vụ kiện của Manila đối với Bắc Kinh. Ông từng khiến giới lãnh đạo Trung Quốc vô cùng tức giận khi so sánh hành vi bành trướng của nước này ở Biển Đông giống với hành động của phát xít Đức trong Thế chiến II. Tuy nhiên người được dự đoán sẽ kế nhiệm ông Aquino dường như có thái độ mềm mỏng hơn về ván đề này.
Trung Quốc được cho là sẽ bác bỏ đến tận cùng mọi phán quyết có lợi cho Philippines. Theo ông Zha Daojiong, nhà khoa học chính trị tại Đại học Bắc Kinh, chiến lược không theo vụ kiện sau đó phủ nhận mọi quyết định của tòa đã được Bắc Kinh lên kế hoạch từ trước. "Nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, mọi phán quyết cũng chỉ như một ý kiến mà thôi", ông Zha bình luận.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng việc "vận động hành lang" của Trung Quốc không thể khiến các thẩm phán ủng hộ Bắc Kinh hoàn toàn. "Họ sẽ công bằng hết mức có thể. Có lẽ họ đều hiểu rằng Trung Quốc sẽ soi mói từng câu chữ trong bản phán quyết cuối cùng", Reuters dẫn lời một chuyên gia pháp lý am hiểu vụ kiện, nhận xét.
Vũ Hoàng
Theo Reuters
Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông "Chúng tôi không lựa chọn đứng về phía nào trong các tuyên bố chủ quyền, chúng tôi lựa chọn đứng về cách họ giải quyết tranh chấp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi được hỏi về phiên điều trần vụ Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Một chiếc xuồng của ngư dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến đấu cơ Mỹ chặn máy bay ném bom chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân của Nga

Động đất ở Myanmar khiến một công trình cổ phát lộ

Châu Âu trong kịch bản không có Mỹ và hậu cần quân sự

EU xem xét không ký hợp đồng mới mua năng lượng của Nga

ASEAN, Mỹ tổ chức Đối thoại thường niên lần thứ 37

WSJ tiết lộ giải pháp Anh, Pháp ủng hộ để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Các trường đại học Mỹ phản đối chính sách giáo dục của Tổng thống Trump

Tấn công nhằm vào khách du lịch ở Ấn Độ, 27 người thiệt mạng

Cuộc chiến chống tội phạm công nghệ cao: EU siết chặt quản lý nền tảng tin nhắn mã hóa

Houthi tấn công 2 tàu sân bay Mỹ

Axios: Tổng thống Trump đưa ra 'đề xuất cuối cùng' để chấm dứt xung đột Ukraine

Điều gì xảy ra khi Mỹ rút khỏi tiến trình hòa bình giữa Nga và Ukraine?
Có thể bạn quan tâm

Vũ Văn Lịch khóc nức nở, khai cướp ngân hàng VietinBank để được đi tù
Pháp luật
15:41:40 23/04/2025
Tiếng ồn trắng có thật sự giúp bạn ngủ ngon hơn?
Sức khỏe
15:24:40 23/04/2025
Lộ đoạn ghi âm cuộc gọi cuối của Kim Sae Ron, bất ngờ với chi tiết sau khi chia tay Kim Soo Hyun
Sao châu á
15:22:47 23/04/2025
Con trai cả nhà "ông hoàng nhạc đỏ" Trọng Tấn: Sở hữu visual nổi bật, điều đặc biệt là giọng hát cực kỳ hay
Sao việt
15:19:53 23/04/2025
Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ
Thế giới số
15:07:39 23/04/2025
Yoo Ah In được đề cử giải Nam chính xuất sắc nhất bất chấp bê bối ma túy
Hậu trường phim
15:04:58 23/04/2025
Bán chạy trên thế giới, iPhone 16e lại "mờ nhạt" ở Việt Nam
Đồ 2-tek
14:58:55 23/04/2025
15 phim 18+ Hàn Quốc gây tranh cãi nhất thế kỷ 21 (P.2): Siêu sao hạng A cũng sụp đổ hình tượng
Phim châu á
14:43:37 23/04/2025
Tiểu đội "sĩ" nhất lúc này: Được NSND Tự Long đặt biệt danh riêng, từ hôm nay hãy gọi SOOBIN là "cục cưng hay lườm"
Nhạc việt
14:31:58 23/04/2025
Lộ diện 30 tân binh Việt sẽ thi "sống còn" để được debut, bản lĩnh thế nào mà khiến SOOBIN nức nở?
Tv show
14:27:31 23/04/2025