Philippines cứu 12 thủy thủ bị hải tặc bỏ trôi trên bè
Quân đội Philippines cho biết đã cứu được 12 thủy thủ bị cướp biển Indonesia bỏ trôi trên một chiếc bè sau khi đã cướp tàu của họ.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
The Star, ngày 02/8, dẫn lời Đại tá Alexander Balutan, Chỉ huy một lữ đoàn hải quân Philippines, cho biết các dân quân vũ trang đóng tại một tiền đồn giám sát biển đã cứu được các thủy thủ, bao gồm sáu người Indonesia, năm người Malaysia và một người Myanmar, khi bè của họ đang trôi ở vùng biển ngoài khơi miền Nam Philippines vào cuối ngày 31/7.
Ông cho biết những người này là thủy thủ trên một chiếc tàu kéo và sà lan của Malaysia.
Tàu kéo và sà lan của họ đã bị cướp biển tấn công ngoài khơi đảo Borneo khi họ đang trên hành trình đến Indonesia để lấy quặng để chuyển về thành phố Davao của Philippines.
Đại tá Balutan nói rằng những tên cướp biển Indonesia đã đánh tàu tới biển Celebes nằm giữa Borneo và Philippines và bỏ rơi các thủy thủ tại đây vào ngày 30/7.
Trong khi đó tại Kuala Lumpur, Giám đốc Trung tâm báo cáo cướp biển của Cục Hàng hải Quốc tế Noel Choong cho biết trung tâm đã không nhận được bất kỳ thông tin nào về vụ cướp này.
Video đang HOT
Ông cho biết việc cướp sà lan và tàu kéo, đặc biệt ở ngoài khơi của đảo Pulau Tioman của bang Sabah, Malaysia, thường phổ biến những năm trước đây.
Tuy nhiên, gần đây ít xảy ra cướp biển ở khu vực này hoặc đôi khi, các vụ cướp biển đã không được báo cáo với trung tâm./.
Theo TTXVN
Thủy thủ Trung Quốc 'như được tái sinh'
Nở nụ cười trên gương mặt hằn sương gió, ngư dân Zhang Leilei nói anh như được tái sinh khi đặt chân đến Bắc Kinh chiều qua, sau 19 tháng không biết sẽ sống hay chết trong tay hải tặc.
Ngư dân Trung Quốc trên tàu đánh cá Đài Loan FV Shiu Fu No1 chiều qua đến Bắc Kinh sau khi được hải tặc Somalia thả hôm 17/7. Ảnh: ChinaDaily
Zhang là một trong số các thuyền viên Trung Quốc đại lục, cùng 12 bạn nghề Việt Nam và một người Đài Loan trên tàu đánh cá FV Shiu Fu 1. Con tàu bị hải tặc Somalia cướp cuối tháng 12/2010 ngoài khơi bờ biển Madagascar và sau đó bị đưa tới Somalia.
Các ngư phủ phải duy trì sự sống bằng khẩu phần ăn nghèo nàn, có khi chỉ được một bữa mỗi ngày, trong suốt 19 tháng bị giam giữ. Cuối cùng, họ cũng được đưa ra khỏi tay hải tặc và trở về quê hương chiều qua.
Zhang biết chắc anh sẽ làm gì khi về được đến nhà. "Tôi sẽ quỳ xuống trước mặt cha mẹ mà tỏ lòng thành kính. Tôi không gặp cha mẹ gần 5 năm rồi", anh nói.
Zhang ký hợp đồng với một công ty địa phương để làm thủ thủ cho một tàu Đài Loan, đi làm từ tháng 7/2007 để kiếm tiền nuôi gia đình ở quê.
Bà Zhang Qian, 56 tuổi, mẹ của Zhang, từ quê nhà ở tỉnh Hà Nam cho China Daily biết bà cảm thấy "trời đất sập xuống" khi nghe tin con trai bị hải tặc bắt cóc gần hai năm trước. Trong suốt ngần ấy ngày trời, bà Zhang chỉ nhận được hai cuộc điện thoại từ con mình.
"Tay cầm điện thoại, tôi ngất xỉu khi nghe tin móng tay con trai tôi bị hải tặc rút ra", bà cho biết và nói thêm rằng mỗi lần điện thoại đổ chuông, bà lại thấy căng thẳng, sợ tin xấu đang đến.
Sau khi được giải thoát, các ngư dân được đưa lên một trong các tàu hải quân của Trung Quốc thường tuần tra ngoài khơi Somalia. Sau đó họ tới cảng Dar es Salaam ở Tazania để quá cảnh hôm 21/7.
Họ cho biết được kiểm tra sức khỏe hàng ngày và một đội y tế khẩn cấp 24 giờ luôn ở trạng thái thường trực. "Hiện các thủy thủ trong tình trạng sức khỏe tốt, tuy còn hơi yếu", Wang Teng, phó giám đốc Trung tâm Bảo vệ và Hỗ trợ Lãnh sự, thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết.
Các ngư dân Việt Nam được đưa đến đại sứ quán tại Tanzania, còn thủy thủ người Đài Loan cũng được trở về thành phố Cao Hùng.
Nói về tương lai, ngư dân Liu Renxiong, 33 tuổi, cho biết anh không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục đi biển do hoàn cảnh kinh tế khó khăn. "Gia đình của chúng tôi đã tốn kém rất nhiều tiền trong hai năm qua, và điều kiện tài chính của chúng tôi không tốt", Liu nói. Anh cũng thể hiện sự biết ơn đối với chính phủ và chủ tàu vì đã không bỏ rơi thủy thủ.
Cuộc chiến chống hải tặc
Tàu FV Shiu Fu 1 chỉ là một trong rất nhiều tàu bị hải tặc Somalia bắt giữ. Trong năm 2008, khoảng 20% số tàu thương mại Trung Quốc đi qua khu vực vịnh Aden trên Ấn Độ dương bị hải tặc tấn công. Một lượng dầu mỏ nhập khẩu lớn của Trung Quốc phải đi qua khu vực này.
Hải tặc Somalia có thể lưu lại trên biển trong thời gian dài, dùng tàu thương mại bị bắt giữ làm tàu mẹ, và sử dụng đảo Socotra của Yemen làm trạm tiếp nhiên liệu.
Những tàu đánh cá nhỏ với đường đi không cố định thường rất khó theo dấu, và những người bị bắt đến từ các vùng và quốc gia khác nhau cũng có thể làm chậm lại những nỗ lực thương lượng, Zhou Qing"an, một chuyên gia về ngoại giao công tại đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho biết.
"Các tàu có thể giảm thiểu nguy cơ bị cướp biển tấn công bằng cách nâng cấp hệ thống an ninh. Họ cũng nên đi đánh cá theo nhóm thay vì làm việc một mình", ông Zhou nói.
Ông Wang Teng cũng khuyên các tàu tránh những vùng nước nguy hiểm.
Các tàu hải quân Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống hải tặc ngoài khơi Somalia kể từ cuối năm 2008, và đã tháp tùng 4.700 lượt tàu từ các nước trên thế giới. Đầu năm 2010, Bắc Kinh cũng đồng ý tham gia vào nỗ lực đa quốc gia nhằm bảo vệ tàu thuyền qua lại ở vịnh Aden và các tuyến đường thủy gần đó.
Theo VNExpress
Hải tặc Somalia thả tàu Đài Loan có thủy thủ VN Tàu cá Shiuh Fu No. 1 của Đài Loan vừa được cướp biển Somalia thả sau 18 tháng bị giam cầm, trang Channel News Asia của Singapore đưa tin ngày 18-7. Tàu Shiuh Fu No. 1 bị bắt vào tháng 12-2010 khi đang hoạt động trên vùng biển phía tây nam của Ấn Độ Dương. Trên tàu có 26 người, gồm 1 thuyền...