Philippines “có quyền hợp pháp” kiện Trung Quốc
Đó là tuyên bố của quan chức Thái Lan và Singapore về việc Philippines đưa tranh chấp chủ quyền tại biển Đông với Trung Quốc ra tòa án LHQ.
Kênh Channel NewsAsia (CNA) ngày 24.1 dẫn lời Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul khẳng định việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về luật Biển (ITLOS) là “ quyền hợp pháp” của Manila. Phát biểu được ông đưa ra bên lề Chương trình giao lưu quan chức dân sự Singapore – Thái Lan thường niên. Trước đó, Ngoại trưởng Singapore Kasiviswanathan Shanmugam cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Cả hai ông đều nhấn mạnh rằng tất cả các bên liên quan nên theo đuổi những biện pháp hòa bình nhằm giải quyết cuộc tranh chấp chủ quyền đang ngày một căng thẳng tại biển Đông.
Dân chúng Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc hồi tháng 5.2012 – Ảnh: Reuters
Ngoài ra, Ngoại trưởng Thái Lan khẳng định ông hy vọng vấn đề này sẽ được thảo luận tại Hội nghị các quan chức cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc vào tháng 3 tới. CNA dẫn lời ông Surapong nói Thái Lan, trong vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN – Trung Quốc, sẽ “tiến hành các cuộc tham vấn chặt chẽ với các bên liên quan”, bao gồm giữa Bắc Kinh với Manila. Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Shanmugam tuyên bố ông tin chắc Philippines “đã xem xét kỹ vấn đề quyền lợi quốc gia” trước khi đi đến hành động trên.
Cũng vào ngày 24.1, Đài GMA dẫn lời Đại sứ Trung Quốc tại Manila Mã Khắc Khanh đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương. Tuy nhiên, đây chẳng phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa đề nghị như thế nhưng Bắc Kinh chưa hề thuyết phục được dư luận về thiện chí này. Đáp lại tuyên bố của bà Mã, tờ Philippine Daily Inquirer hôm qua dẫn lời ông Edwin Lucerda, phát ngôn viên của Tổng thống Philippines, khẳng định đề nghị của Trung Quốc đến quá trễ.
Video đang HOT
Theo đó, “hai bên chỉ nên gặp nhau ở tòa” vì Manila “đã nộp đơn kiện”. Ngoài ra, báo The Philipppine Star đưa tin hạ viện Philippines vừa nhất trí thông qua một nghị quyết ủng hộ quyết định của tổng thống kiện Bắc Kinh ra ITLOS. Hồi đầu tuần, Manila đã thông báo cho các nhà ngoại giao Đông Nam Á về quyết định trên.
Lập trường của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Biển Đông
Ngày 24.1, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) 1982, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia – Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982″.
Trả lời về việc Tân Hoa xã và Nhân dân nhật báo vừa đưa tin Cục Đo vẽ bản đồ quốc gia Trung Quốc công bố đã hoàn thành và sắp phát hành “Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và “Bản đồ địa hình Trung Quốc” khổ dọc mới vào cuối tháng 1.2013, trong đó vẽ yêu sách “đường lưỡi bò” và các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở biển Đông theo UNCLOS 1982. Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở biển Đông là phi pháp và vô giá trị”. (Theo TTXVN)
Theo TNO
Cảnh sát hiếp dâm, Nepal sục sôi biểu tình
Trước làn sóng biểu tình giận dữ của người Ấn Độ sau vụ hiếp dâm tập thể ở New Delhi, những người hàng xóm phía bắc là Nepal cũng đổ xuống đường đòi chính phủ phải hành động để bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực.
Trong gần 2 tuần qua, các đoàn biểu tình trên khắp Nepal giương cao biểu ngữ và tụ tập quanh các tòa nhà của chính phủ, bao gồm cả nơi ở của Thủ tướng, để yêu cầu sự bảo vệ tốt hơn cho phụ nữ và chỉ trích phản ứng chạm chạp của chính phủ khi giải quyết các vụ hiếp dâm và lạm dụng.
Người Nepal nói rằng nhờ những cuộc biểu tình ở Ấn Độ mà vấn đề an toàn cho phụ nữ mới thu hút được sự chú ý đáng kể.
Tại Ấn Độ, những đoàn biểu tình giận dữ sau khi cô gái 23 tuổi bị hiếp dâm tập thể và hành hung đến mức thiệt mạng đã đạt được những thay đổi ban đầu, như số lượng phụ nữ làm việc trong các đồn cảnh sát ở New Delhi cao hơn, còn chính phủ đã cam kết sẽ củng cố hệ thống luật pháp liên quan tới hiếp dâm và bạo hành phụ nữ.
Người biểu tình ở Nepal tụ tập trước nơi ở của Thủ tướng tại Kathmandu hôm 7/1.. Nguồn: CNN
Dân chúng Nepal bắt đầu sôi sục sau khi báo chí nước này đưa tin một cảnh sát bị cáo buộc tội cưỡng hiếp nữ lao động di cư.
Ngày 18/11, người phụ nữ nói trên trở về nhà ở Nepal sau chuyến đi tới Ả-rập-xê-út, nơi cô đang làm việc. Các cán bộ ở sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu phát hiện ra người phụ nữ này đang sử dụng hộ chiếu giả nên đã giữ cô lại sân bay qua đêm. Theo luật sư, 3 cán bộ sân bay đã lấy số tiền tiết kiệm 8.500 riyal (khoảng 2.300 USD) của cô.
Một cán bộ đã đưa cô đến nhà nghỉ gần bến xe buýt để trấn hết đồ và cưỡng hiếp cô nhiều lần rồi mới thả cô về.
Vụ việc cũng gây ầm ĩ tương tự như vụ ở Ấn Độ. Parsuram Basnet, đối tượng trong vụ cưỡng hiếp đã phải ra tòa và đang chờ bị kết án trong khoảng 5 -6 tháng tới, nhưng có thể sẽ sớm hơn vì vụ án được người dân cực kỳ chú ý.
Thủ tướng Baburam Bhattarai nói rằng ông "cực kỳ xấu hổ" khi quan chức của chính phủ lại hành động như vậy, và hứa sẽ có biện pháp thích hợp để trừng trị những kẻ phạm tội bạo lực với phụ nữ.
Theo 24h
Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đàm phán Liên quan đến việc tranh chấp lãnh hải, phía Trung Quốc đã điều 11 tàu hải giảm tới gần quần đảo Điếu Ngư, trong khi đó phía Nhật Bản tuyên bố sẽ cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp có thể... Làn sóng các cuộc biểu tình chống Nhật để biểu thị sự phẫn nỗ trước việc Tokyo quốc hữu...