Philippines chi đậm mua máy bay, chiến hạm, rada giám sát biển Đông
Tại “Triển lãm phòng vệ và an ninh châu Á 2014″ tổ chức ngày 17-18/7 ở thủ đô Manila, chính quyền Philippines đã công bố hàng loạt hợp đồng lớn mua sắm trang thiết bị quân sự quốc phòng.
Theo đó, một kế hoạch rất quan trọng là Bộ quốc phòng Philippines sẽ ký hợp đồng mua 3 hệ thống rada phòng không EL/M-2288 của công ty hệ thống ELTA – công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (IAI – Israel Aerospace Industries).
Dự kiến, một tổ hợp sẽ được bố trí tại tỉnh Palawan ở phía tây nam của nước này, có khả năng giám sát toàn bộ khu vực biển Đông. Đồng thời Manila còn sẽ tiếp tục mua thêm 4 hệ thống rada loại này vào giai đoạn 2 của hạng mục trong vòng 5 năm tới.
Lực lượng vũ trang Philippines đã tiếp nhận lô hàng súng trường M4 5,56 mm từ công ty Remington, đến cuối năm nay sẽ nhận nốt lô tiếp theo 50.269 khẩu nữa. Công ty sản xuất ô tô Kia Motors của Hàn Quốc cũng xác nhận đã giao cho lực lượng lục quân Philippines 1200 xe ô tô các loại.
Philippines đang nhắm tới máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Mỹ
Ngành công nghiệp trong nước của Philippines cũng có được sự phát triển đáng kể, năm 2010 các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc phòng đã tự sản xuất được các loại vũ khí đạn dược hạng nhẹ, đáp ứng 57% nhu cầu trang bị cho lực lượng vũ trang, đến nay thì con số này đã là 100%.
Ngành công nghiệp quốc phòng nước này còn có kế hoạch sản xuất loại súng trường tấn công M16. Hiện 2 công ty chế tạo vũ khí Colt và Remington cũng đang rất quan tâm đến việc thành lập một công ty liên doanh tại Philippines
Video đang HOT
Nhóm công tác kỹ thuật về phát triển loại máy bay không người lái của Philippines cũng đang tiến hành tìm kiếm hướng phát triển UAV.
Một chiếc UAV thuộc dòng “Jump” của công ty Arcturus
Tại “Triển lãm phòng vệ và an ninh châu Á 2014″, công ty Opcentec – đối tác hợp tác chiến lược trong nước của quân đội Philippines đã mang đến 2 mẫu máy bay cánh quạt là T.Re.X4 và T.Re.X8. Cả hai dòng máy bay này đều có thể sử dụng được tại các địa hình rừng nhiệt đới.
Nhóm công tác đang tiến hành nghiên cứu trang bị vũ khí cho các máy bay không người lái, sử dụng súng phóng lựu đạn để tấn công mục tiêu. Đồng thời họ còn sẽ trang bị cả trên dòng UAV “Jump-15″ của công ty Arcturus, đây là dòng UAV có cả cánh quạt và cánh cố định.
Công ty Opcentec còn mang đến triển lãm loại xe việt dã lưỡng thê dùng trên địa hình ven biển. Dòng xe này có khả năng đem theo 8 binh sỹ, tốc độ đạt 40 km/giờ, được trang bị hệ thống thông tin vệ tinh và trạm vũ khí điều khiển xa để điều khiển UAV.
Tàu tuần tiễu BRP Gregorio del Pilar (PF-15) của Philippines
Chính phủ Philippines cũng đang xem xét mua sắm thêm các loại trang thiết bị quân sự, bao gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 máy bay tuần tiễu tầm xa, 6 máy bay chi viện trên không tầm gần, 2 trực thăng chống ngầm và 3 tàu tên lửa tấn công đa năng.
Tính từ năm 2010 đến nay, chính phủ Philippines đã chi tới 916,9 triệu USD mua sắm trang bị vũ khí hiện đại hóa quân đội. Loạt trang bị mua sắm cỡ lớn đầu tiên là 12 chiếc may bay tân công hang nhe FA-50 của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Han Quôc (KAI – Korea Aerospace Industries).
Thứ 2 là mua sắm 2 tàu bổ trợ hậu cần chiến lược trên biển trọng tải 7200 tấn, chiếc tàu thứ nhất sẽ được khởi công đóng mới vào tháng 2 hoặc tháng 3-2015, dự kiến tháng 8-2016 bàn giao đưa vào sử dụng, chiếc còn lại sẽ hoàn tất sau đó 1 năm.
Theo An Ninh Thu Đô
Ấn Độ chi 3,5 tỷ USD mua sắm vũ khí
Chính phủ mới của Ấn Độ đã thông qua các đề xuất chi gần 3,5 tỷ USD nhằm hiện đại hóa thiết bị quân sự và thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng nội địa.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.
Tờ PTI của Ấn Độ đưa tin, Hội đồng mua sắm quốc phòng ngày 19/7 đã phê chuẩn các đề xuất thu mua quốc phòng trị giá 210 tỷ rupee (3,48 tỷ USD) tại một cuộc họp do Bộ trưởng quốc phòng Arun Jaitley chủ trì.
"Có nhiều đề xuất đang được lên kế hoạch cho các lực lượng vũ trang", ông Jaitley nói tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng mua sắm quốc phòng kể từ khi chính phủ mới nhậm chức hồi tháng 5 sau khi giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử.
"Hôm nay, chúng ta cố gắng xúc tiến một vài đề xuất trong số đó", Jaitley, người cũng là bộ trưởng tài chính, nói thêm.
Động thái trên cho thấy mong muốn của chính phủ do Thủ tướng Narendra Modi đứng đầu nhằm nhanh chóng nâng cấp quân đội trong bối cảnh Ấn Độ tìm cách bảo vệ chính mình trước đối thủ Pakistan và một Trung Quốc ngày càng mạnh lên.
Chính phủ Ấn Độ hồi đầu tháng này đã thông báo tăng chi tiêu quốc phòng 12% trong ngân sách thường niên trong khuôn khổ các nỗ lực nhằm hiện đại hóa các lực lượng vũ trang.
Ấn Độ là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới và thường phụ thuộc vào Nga và Mỹ về thiết bị và công nghệ quốc phòng do ngành công nghiệp quốc phòng nội địa yếu kém.
Nhưng việc ít mua sắm trong vài thập niên qua và sự thất bại của hàng loạt thỏa thuận quốc phòng dười thời chính phủ tiền nhiệm đã khiến quân đội thiếu hụt các trang thiết bị quan trọng.
Chính phủ mới cũng đang thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của Ấn Độ. Trong số các đề xuất lớn được phê chuẩn là một gói thầu trị giá 1,86 tỷ USD để cung cấp 5 tàu hỗ trợ cho hải quân. Tất cả các hãng đóng tàu tư nhân và nhà nước đều được hoan nghênh tham gia gói thầu này.
An Bình
Theo Dantri/PTI
Siêu cường phương Tây chạy đua bán vũ khí cho Ấn Độ Các chính phủ phương Tây vội vã đến thăm tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, với hy vọng sẽ trúng những hợp đồng vũ khí trị giá hàng tỷ USD, khi New Delhi chuẩn bị thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào công nghiệp quốc phòng mới mọc của Ấn. Ảnh: Thủ tướng Modi thị sát tàu sân bay INS Vikramaditya...