Philippines bổ sung hồ sơ kiện Trung Quốc về Biển Đông
Philippines đã gửi một tài liệu bổ sung dài 3.000 trang phản bác tuyên bố của Trung Quốc rằng một cơ quan quốc tế không đủ thẩm quyền phán quyết khiếu nại về Biển Đông được Manila gửi lên trước đó. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các tài liệu bổ sung đã được nộp lên Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 16/3/2015.
Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, tuyên bố rằng nước này không chấp nhận quyết định của Toà Trọng tài Quốc tế đối với các tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã công bố một tài liệu làm rõ lập trường, quan điểm phản đối của nước này đối với quá trình xét xử tại Toà Trọng tài.
Trung Quốc lập luận rằng Toà Trọng tài không có thẩm quyền phán quyết vụ kiện của Philippines về Biển Đông. Bắc Kinh cũng bác bỏ lập luận của Manila rằng tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc không phù hợp với các nguyên tắc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Dù không phải là tài liệu chính thức mà Trung Quốc đệ trình lên Tòa Trọng tài, thì tài liệu nàycũng đã được các bên liên quan xem xét, đánh giá – đúng như dự định của Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết Toà Trọng tài (16/12/2014) gửi 26 câu hỏi cho Philippines, chỉ một tuần sau khi tài liệu trên của Trung Quốc được công bố.
Các câu hỏi liên quan đến vấn đề thẩm quyền và giá trị của vụ kiện. Philippines trả lời các câu hỏi với hơn 3.000 trang tài liệu, gồm “200 trang biện luận” và ” một bản đồ 200 trang có chứa thông tin chi tiết về 49 hòn đảo, rạn san hô và các tính năng địa lý khác ở Biển Đông”.
Video đang HOT
Tàu chiến của Trung Quốc quốc tập trận trên biển.
Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố: “Philippines tự tin đã trả lời đầy đủ các câu hỏi của Toà Trọng tài, tin tưởng về thẩm quyền của Toà Trọng tài đối với vụ kiện và tuyên bố chủ quyền của Philippines, đặc biệt là nghi ngờ của Philippines về việc đường chín đoạn có được xây dựng trên cơ sở thực tế và pháp luật”. Tuyên bố này cũng ca ngợi Tòa Trọng tài vì “sự quan tâm và cẩn trọng với các chứng cứ… của vụ kiện, như được thể hiện trong phạm vi, chi tiết của các câu hỏi [mà Toà Trọng tài gửi Philippines] “. Ông Jose nhận định Toà Trọng tài xử lý “các khó khăn tạo ra bởi quyết định của Trung Quốc với tính chuyên nghiệp cao, [qua đó] đảm bảo không bên nào bị ảnh hưởng bởi quyết định của Trung Quốc”.
Trung Quốc sẽ được cho thêm thời gian để đáp lại hồ sơ bổ sung của Philippines, tuy nhiên Trung Quốc gần như chắc chắn không cung cấp bất kỳ tài liệu nào. Trung Quốc liên tục từ chối tham gia vào quá trình tham vấn của Toà Trọng tài.
Ông Jose cho biết các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp không được nêu trong tài liệu của Philippines nộp bổ sung lên Toà Trọng tài do các câu hỏi của Toà Trọng tài không đề cập vấn đề này. Manila đã lên tiếng tố cáo các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc. Các quan chức Philippines cho biết việc cải tạo đất trên là nỗ lực cho thấy “việc chiếm đóng hiệu quả” của Trung Quốc trước khi Toà Trọng tài đưa phán quyết cuối cùng. Báo Manila Times dẫn nguồn một quan chức Chính phủ Philippines nhận định: “Phải làm gì với quyết định [của Toà Trọng tài] khẳng định những tính năng địa lý như bãi đá chỉ có lãnh hải dài 12 hải lý khi mà các tình năng địa lỹ này đã trở thành các căn cứ không quân và hải quân kiên cố?”.
Ông Jose cho biết dù Philippines không thảo luận về vấn đề cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông “một cách chi tiết”, Chính phủ Philippines vẫn hy vọng Toà Trọng tài sẽ xem xét vấn đề này. “Thật tốt nếu Toà Trọng tài xem xét bản chất các tính năng địa lý, tình trạng ban đầu của các tính năng địa lý đó và chúng biến đổi như thế nào sau khi được cải tạo”.
Manila dự kiến vụ kiện sẽ chuyển sang phần tranh tụng trong tháng 7/2015 và Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết vào tháng 3/2016. Tuy nhiên, tiến trình này có thể rút ngắn do Trung Quốc chưa gửi bất kỳ tài liệu nào đến Tòa Trọng tài.
Theo Năng Lượng Mới
Tổng thống Philippines hối thúc tòa quốc tế trong vụ kiện Trung Quốc
Theo AP, ngày 22/10, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng tòa án trọng tài quốc tế mà Manila khởi kiện Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông và "Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông - COC" mang tính ràng buộc pháp lý là những phương tức duy nhất để giải quyết hòa bình các tranh chấp lâu nay tại khu vực này.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III
Theo phía Philippines, Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, trong đó có việc triển khai 2 tàu nghiên cứu thủy văn từ tháng 6 tới gần một giếng dầu ngoài khơi bên trong vùng biển của Philippines.
Phát biểu với các phóng viên nước ngoài tại một diễn đàn, Tổng thống Aquino cho biết Manila không chắc chắn về mục đích hiện diện của những tàu này ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).
Ông còn nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc cải tạo đất tại vùng biển tranh chấp, nếu được sử dụng cho mục đích quân sự, có thể là "sự thay đổi cách chơi" trong việc giải quyết tranh chấp ở tương lai.
Ông cho biết Philippines đang tìm kiếm cách giải quyết bất đồng được quốc tế chấp thuận. Ông nói: "Điều này không chỉ ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, mà còn ảnh hưởng tới các nước phải đi qua vùng biển đặc biệt này".
Manila đã kiện vụ việc này lên tòa án quốc tế ở La Hay song Bắc Kinh từ chối tham gia. Philippines và một số quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang hối thúc thông qua COC để thay thế Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Ông Aquino cho biết: "Ngoài điều đó ra, tôi không biết sẽ phải làm gì khác. Trọng tâm là đạt được một giải pháp thông qua các biện pháp hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế"./.
Theo Vietnam
Philippines lạc quan sẽ thắng kiện Trung Quốc Philippines đã gửi thêm 3.000 trang tài liệu trả lời cụ thể các câu hỏi mà Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) yêu cầu đối với nước này. Theo tạp chí Diplomat, những tài liệu mà Philippines cung cấp chủ yếu phản bác lại tuyên bố của Trung Quốc rằng Tòa án Trọng tài Quốc tế không có thẩm quyền đưa ra...