Philippines báo cáo ca nhiễm chủng Lambda đầu tiên
Bộ Y tế Philippines hôm nay thông báo nước này đã ghi nhận một ca nhiễm biến chủng Lambda được cho là có khả năng lây lan và kháng vaccine mạnh.
Ca nhiễm biến chủng Lambda đầu tiên của Philippines là một phụ nữ 35 tuổi song Bộ Y tế chưa xác định liệu bệnh nhân này “ở địa phương hay từ nước ngoài trở về”. Bệnh nhân không có triệu chứng và đã hồi phục sau 10 ngày cách ly. Nhà chức trách đang tiến hành truy vết tiếp xúc.
Chủng mới Lambda khiến giới khoa học phải chú ý khi xuất hiện ngày càng nhiều, giữa lúc Delta đe dọa cuộc chiến chống Covid-19 toàn cầu.
Một người dân được tiêm vaccine Covid-19 tại thành phố Makati, Philippines, hồi tháng 5. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Dù con số còn tương đối nhỏ so với số ca nhiễm chủng Delta, nhiều chuyên gia vẫn cảnh giác với biến chủng này. “Tôi nghĩ bất kỳ khi nào một biến chủng được xác định và cho thấy khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, bạn đều phải lo lắng”, tiến sĩ Gregory Poland, giám đốc Nhóm Nghiên cứu Vaccine tại trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận Mayo Clinic ở Mỹ, nói.
Khoảng 29 quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm biến chủng Lambda. Nó lần đầu xuất hiện ở Peru vào tháng 12 năm ngoái và được cho có khả năng lây lan chậm. Nhưng sau đó, nó đã tăng tốc và chiếm tới 90% tổng số ca nhiễm ở đây.
Theo Adam Taylor, nhà nghiên cứu về virus mới nổi tại Viện Y tế Menzies thuộc Đại học Griffith ở Queensland, Australia, bằng chứng sơ bộ cho thấy Lambda có thể xâm nhập tế bào con người dễ dàng và né hệ miễn dịch tốt hơn đôi chút, nhưng vaccine vẫn có hiệu quả.
“Dữ liệu sơ bộ về protein gai của Lambda cho thấy nó làm tăng tính lây nhiễm, đồng nghĩa có thể dễ dàng nhiễm bệnh cho tế bào hơn chủng gốc xuất hiện ở Vũ Hán, cũng như hai chủng Alpha và Gamma”, ông nói.
Người Philippines kỷ niệm 5 năm phán quyết Biển Đông
Nhiều người Philippines hôm nay tuần hành nhân kỷ niệm 5 năm Tòa Trọng tài Thường trực bác yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đám đông hôm nay đem theo quốc kỳ Philippines và biểu ngữ tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, vùng thủ đô Manila, để tổ chức hoạt động đánh dấu 5 năm chiến thắng của nước này trong vụ kiện tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Năm 2013, chính quyền Benigno Aquino, người tiền nhiệm của Tổng thống Philippines Duterte, nộp đơn kiện lên PCA, cho rằng "đường chín đoạn" do Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ.
Sau ba năm xem xét, PCA ngày 12/7/2016 ra phán quyết, tuyên bố yêu sách "đường chín đoạn" bao phủ 3,5 triệu km2 ở Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, phán quyết của PCA không có cơ chế thi hành.
Đám đông tập trung bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati, Philippines, hôm 12/7. Ảnh: ABS-CBN News.
Nhóm người tuần hành không chỉ đánh dấu chiến thắng 5 năm phán quyết của PCA mà còn chỉ trích chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte không hành động để thi hành phán quyết. Những người còn kêu gọi chính phủ hiện đại hóa và trao quyền cho hải quân Philippines, Cảnh sát biển Philippines (PCG) để bảo vệ các khu vực nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Điện Malacanang cùng ngày ra tuyên bố cho biết chính quyền của Tổng thống Duterte đã "làm tất cả những gì có thể" trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
"Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể trong điều kiện không có cơ chế thi hành theo luật pháp quốc tế", Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, nói, thêm rằng một trong những nỗ lực của Duterte chính là bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm ngoái, khi ông khẳng định cam kết với phán quyết của PCA năm 2016.
Tổng thống Philippines từng thể hiện quan điểm mâu thuẫn về phán quyết của PCA. Năm 2018, chính phủ của ông cho rằng phán quyết này "vô dụng" vì không có khả năng thực thi. Một năm sau, Duterte tuyên bố không từ bỏ phán quyết và sẽ tìm kiếm cơ chế thực thi.
Duterte hồi tháng 5 lại gọi phán quyết Biển Đông là "giấy lộn" và sẽ "vứt vào sọt rác" nếu nhận được. Tuy nhiên, người phát ngôn Roque sau đó nói rằng đây "chỉ đơn thuần là câu đùa" của Tổng thống.
Tình hình Biển Đông trở nên phức tạp khi hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Các tàu Trung Quốc sau đó tỏa đi những khu vực khác trong quần đảo Trường Sa rồi rút về.
Philippines cho rằng các tàu cá trên do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc, cho biết đây là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu, bất chấp các tàu này nhiều ngày neo đậu trong khu vực và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Thế giới ghi nhận 186 triệu ca mắc, trên 4 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/7, tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới đã vượt qua 186 triệu ca, trong khi số ca tử vong hiện là 4.020.561 ca. Hơn 170 triệu người đã phục hồi và 77.869 người đang trong tình trạng nguy kịch. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại...