Philipines được khen ngợi vì ứng phó tốt với bão Hagupit
Bão Hagupit đã rời Philippines vào sáng 9/12 sau khi làm 27 người thiệt mạng và phá hủy nhiều thị trấn ven biển nước này. Chính phủ Philippines được biểu dương vì tổ chức phòng chống bão nhanh chóng, kịp thời.
Một người dân Philippines ở phía Đông tỉnh Samar – nơi gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Hagupit – đang cố gắng nhặt nhạnh các vật liệu từ ngôi nhà đã bị bão tàn phá.
Sáng hôm nay 9/12, cơn bão Hagupit đã rời Philippines sau khi phá hủy các thị trấn ven biển. Khi ra tiến ra Biển Đông vào trưa nay, bão Hagupit chính thức chỉ còn là một cơn áp thấp nhiệt đới với sức gió khoảng 60 km/h.
Thấm thía những bài học vô giá từ cơn bão Haiyan từng khiến hơn 7.000 người chết và mất tích, chính quyền Philippines đã tổ chức các cuộc sơ tán toàn bộ dân cư ra khỏi các thị trấn và các làng quê từ nhiều ngày trước khi cơn bão kéo đến.
Tổng thống Philippines Benigo Aquino đã tiến hành thành công kế hoạch mà Liên Hợp Quốc gọi là “nỗ lực sơ tán lớn nhất trong thời bình”. Bên cạnh đó, sự suy yếu của Hagupit khi cơn bão này di chuyển cũng đã góp phần làm giảm những thiệt hại.
Sau những cơn mưa vừa phải và không có dấu hiệu của lũ lụt, khu vực bão đi qua hiện chỉ còn mưa nhỏ. Cũng trong ngày hôm nay, người dân Philippines đã trở về nơi ở và bắt đầu khắc phục hậu quả sau cơn bão.
“Tôi cảm thấy biết ơn vì tôi vẫn còn có nhà để ở.Thật đáng tiếc cho những người ở Samar và các khu vực khác đã mất nhà trong cơn bão”, một người dân Manila chia sẻ.
Video đang HOT
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AFP
Bão Hagupit làm 21 người Philippines thiệt mạng
Hội Chữ thập đỏ Philippines cho biết, số người chết do cơn bão Hagupit gây ra đến hôm nay đã tăng lên 21, đồng thời phá tan nhiều nhà cửa, cây cối và dây điện.
Theo tin tức từ Reuters, thủ đô Manila như đóng cửa vì cơn bão Hagupit nhắm vào hòn đảo Luzon, phía nam thành phố, nơi có 12 triệu dân sinh sống.
Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Philippines, ông Gwendolyn Pang cho biết "Chúng tôi đã xác nhận rằng có 21 người thiệt mạng ở phía Đông Samar, 16 trong số họ ở Borongan". Và hầu hết những người này bị chết đuối do nước lũ.
Dù con số thiệt hại này không phải là nhỏ nhưng may mắn thay nó không hủy diệt như siêu bão Haiyan hồi năm ngoái khiến hàng ngàn người chết.
Cơn bão Hagupit từ Thái Bình Dương đổ về đảo Samar và một số đảo nhỏ của vùng Masbate từ tối thứ Bảy. Ảnh hưởng của nó lan rộng ra khắp miền trung Philippines, bao gồm cả đảo Leyte và miền nam Luzon.
Rút kinh nghiệm từ siêu bão Haiyan khiến hơn 7.000 người chết và mất tích, các nhà chức trách lần này đã mở một chiến dịch sơ tán khỏi khu vực gần bờ biển và vùng đất dễ bị sạt lở khi cơn bão xảy ra.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Manuel Roxas nói trong một cuộc họp chính phủ ở Samar rằng: "Với sự chuẩn bị và cảnh giác, chúng ta đã ngăn chặn được thảm kịch xảy ra nhưng thật buồn khi nghe đến cái chết của những người xấu số đã qua".
Delia Monleón, thị trưởng thành phố Jipapad cho biết, 7.000 người trong một thị trấn ở phía đông tỉnh Samar vẫn chưa thể về nhà vì nước lụt dâng cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - Proceso Alcala, ước tính thiệt hại bạn đầu do cơn bão Hagupit gây ra là khoảng 1 tỷ peso (tương đương với 14,3 triệu bảng). Trong đó lúa là loại cây bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Cục khí tượng Philippines thông báo rằng cơn bão Hagupit đang dần suy yếu nhưng sức gió vẫn lên tới 105 km/h, thậm chí có lúc lên tới 135 km/h. Cơn bão này sẽ chuyển hướng đến tỉnh Batangas đêm nay và sau đó đi qua vịnh Manila, cách khoảng 50 km về phía tây thành phố.
Trường học, thị trường tài chính và nhiều văn phòng khác ở thủ đô Manila hiện tại đã đóng cửa. Nhân viên cứu hộ cũng đang trong tình trạng sẵn sàng đáp ứng với các trường hợp rủi ro xảy ra.
Dưới đây là một số hình ảnh về cơn bão Hagupit tại Philippines:
Theo NTD
Hội thảo về Biển Đông qua cuốn sách của một phóng viên BBC Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, chiều 25/11, tại thủ đô Brussels, Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) đã tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu cuốn sách về Biển Đông của nhà báo Bill Hayton, phóng viên hãng thông tấn BBC tại London. Gần 100 đại biểu bao gồm học giả các nước Mỹ, Nhật Bản, Philipines, Australia,...