Phiêu giữa đất trời Lào Cai
Tâm hồn ta như mở được rộng để thưởng ngoạn một không gian choáng ngợp và ngút ngàn tầm mắt giữa bao la trùng điệp của núi non hùng vĩ.
Ta như được phiêu với cảnh đẹp và không gian của nơi này.
Du khách sẽ rất ấn tượng khi được ngằm nhìn toàn cảnh Lào Cai từ trên cao đẹp như tranh đẹp
Hướng tới kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa (1903 – 2023), các lễ hội đã được địa phương tổ chức công phu, hoành tráng, thu hút lượng lớn khách đến tham quan, trải nghiệm như: “Sa Pa – Thổ cẩm và Hoa năm 2023″, “Carnaval văn hóa Tây Bắc Sa Pa – Xứ sở tình yêu”…. Và nhiều chương trình độc đáo như: “Sắc mận Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Xuân”, “Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè 2023″ với giải đua ngựa truyền thống đã mang đến cho tôi cơ hội khám phá, tìm hiểu nét đẹp văn hóa dân tộc trên địa bàn thông qua những lễ hội, di tích lịch sử, trang phục, nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc Lào Cai.
Sắc màu văn hóa đồng bào các dân tộc Lào Cai là nguồn cảm hứng ấn tượng trong mỗi tác phẩm nghệ thuật ảnh du lịch
Mảnh đất này chính là nguồn cảm hứng cho mỗi tác phẩm của tôi, giúp tôi được phiêu với cảnh đẹp thiên nhiên và đất trời, cho tôi được hòa mình với không gian văn hóa của đồng bào bản địa, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo riêng có mà tôi không thể nào quên. Sắc màu văn hóa đồng bào các dân tộc Lào Cai cũng là nguồn cảm hứng ấn tượng trong mỗi tác phẩm nghệ thuật ảnh du lịch.
Thắng cố – món ăn độc đáo không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của đồng bào nơi đây
Video đang HOT
Phóng tầm mắt trừ trên cao nhìn xuống thị trấn Sapa như một bức tranh thu nhỏ giữa làn mây trắng bềnh bồng. Tâm hồn ta như mở được rộng ra để thưởng ngoạn một không gian choáng ngợp và ngút ngàn tầm mắt giữa bao la trùng điệp của núi non hùng vĩ. Ta như được phiêu với cảnh đẹp và không gian của nơi này.
Trong 6 tháng đầu năm vừa qua, lượng khách du lịch đến Lào Cai đã tăng gấp 2 lần, tổng doanh thu từ du lịch tăng 90%… Đây chính là sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo, chính quyền và người dân địa phương đã chung sức, đồng lòng vì một hình ảnh du lịch Lao Cai ấn tượng trong mắt du khách trong và ngoài nước.
Điều đáng chú ý nhất chính là hiệu quả rõ rệt từ “phát triển du lịch thông minh” của đồng bào dân tộc thiểu số. Các ứng dụng các nền tảng mạng xã hội được sử dụng thành thạo và tối ưu hóa công năng cho du lịch như: facebook, tiktok, twitter, instagram… để quảng bá du lịch.
Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương sẽ góp phần phát triển du lịch bền vững
Tôi cho rằng, để phát triển ngành Du lịch hiệu quả, bền vững; vừa giúp tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân, vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh thì việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch và liên kết, hợp tác phát triển du lịch; tích cực tham gia các hội chợ, hội nghị, kết nối quảng bá du lịch tại các tỉnh, thành trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch, sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp để thu hút du khách là việc quan trọng.
Nơi gặp gỡ đất trời
Tôi đã thầm yêu Sa Pa (Lào Cai) qua ca khúc "Sa Pa - Nơi gặp gỡ đất trời" của nhạc sĩ Phùng. Và chính nơi ta đã qua, người ta đã gặp tại đây càng tiếp thêm tình yêu trong tôi đối với vùng đất biên cương đầy quyến rũ.
Cái đẹp, cái hay thật khó có ngôn ngữ hay hình ảnh nào tả hết song nơi đó vẫn còn những góc khuất, những phận đời lặng lẽ và vấn đề nổi cộm chưa dễ gì giải quyết, đọng lại trong du khách những khắc khoải trở trăn.
Trên đỉnh sương mờ
Khi thu đã chạm ngõ, nắng đã hanh hao và lòng người thêm se sắt, gió trên đèo hiu hiu lạnh và tâm hồn tôi cũng bỗng nhiều cung bậc cảm xúc đến lạ. Sa Pa đón chào chúng tôi sau chặng đường dài gần 400km từ Thủ đô Hà Nội, với những rung động nhẹ nhàng mà tha thiết. Chúng tôi cảm nhận vẻ đẹp nơi ấy khi bằng đám sương mờ còn bay lả lướt quanh ngọn núi cao ngất trời thu.
Mây bao phủ một thung lũng ở Sa Pa.
Bất chợt lời ca da diết đã lại về trong tâm trí lữ khách:
"Bồng bềnh, bồng bềnh mây trắng, thấp thoáng lô nhô rừng cây
Long lanh trong xanh dòng suối, dập dìu sắc màu chợ phiên ....
Vang tiếng khèn chàng xuống chợ, hẹn gặp ai mà sao vui thế
Tiếng đàn môi em nói điều gì cho ta ngồi bên nhau đêm nay"...
Lời ca ấy mỗi khi vang lên lại khiến tâm hồn ta thêm xốn xang, dặt dìu như đang lạc vào những chợ phiên đầy sắc màu của thổ cẩm, những đêm chợ tình đầy mộng mị, cả những sương khói huyền ảo của đất trời vùng cao độ thu sang. Sa Pa có nhiều địa chỉ đáng để viếng thăm. Trong bức tranh đẹp đẽ ấy, núi Hàm Rồng là nơi mà ai cũng muốn chinh phục để được thưởng lãm một bức họa Sa Pa với bố cục, màu sắc hài hòa.
Từ Sa Pa ngắm dãy Hoàng Liên Sơn.
Men theo những lối mòn nhỏ, đôi lúc phải trèo qua vách đá chênh vênh, đi qua những thung lũng hoa muôn sắc màu tươi đẹp sẽ đến được đài vọng cảnh - địa điểm thuận lợi nhất để quan sát thị trấn cổ nhỏ xinh ẩn hiện trong sương khói, nhắm mắt hít hà thật sâu để cảm nhận khí đất, hương trời nơi biên viễn xa xôi. Trên đỉnh cao hơn 1.500m ta có thể ngỡ như "chân chạm mây, tay với tới trời". Ở đó là gió, sương và cả một biển mây trắng xóa. Người dân bản địa kể, Sa Pa theo tiếng cổ địa phương có nghĩa là bãi cát vàng. Vùng đất thuộc cao nguyên Lồ Suối Tủng và được đoàn thám hiểm người Pháp khám phá vào năm 1903 và sau đó trở thành "kinh đô nghỉ hè" của người phương Tây.
Cuối chiều, sương mờ thêm dày đặc bay lơ lửng khắp chốn, chúng tôi tìm đường xuống núi và ghé thăm nhà thờ đá Sa Pa - một tu viện cổ kính, đẹp nguy nga, huyền bí, được người Pháp xây vào cuối thế kỷ XVIII mà dấu ấn kiến trúc Pháp còn lại khá nguyên vẹn. Ban đêm, không khí lạnh bao trùm, sương vẫn bay mịt mờ quanh quẩn. Thị trấn nhỏ xinh rực rỡ ánh đèn, những nhà hàng cửa hiệu sáng rực như sao, từng đoàn du khách dạo quanh các lối nhỏ, chợ đêm đầy ắp tiếng nói cười, bán mua huyên náo.
Trong cái ồn áo vẫn thấp thoáng đâu đó những chàng trai, cô gái Mông, Dao đang thao thức với câu chuyện tình còn dang dở. Tiếng khen môi lại được cất lên đầy tâm trạng, tha thiết.
Nốt trầm phố núi
Sa Pa đang có sức vươn mạnh mẽ, điều đó được thể hiện ở ở tốc độ xây dựng cực lớn. Nhiều khách sạn, nhà nghỉ, resort, hàng quán tập trung dày đặc xung quanh trung tâm thị trấn cổ. Sa Pa có những nét đẹp chung của cảnh vật, lẫn con người của vùng cao Tây Bắc nhưng cũng có sự khác biệt và quyến rũ riêng đáng để ta dành thời gian trải nghiệm, khám phá. Sự khác biệt của cảnh vật, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực, sinh hoạt cộng đồng cho đến cái cách làm du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số.
Du lịch đã làm thay đổi các bản làng, cuộc sống đồng bào đã khấm khá hơn và có lẽ Sa Pa đã "hội nhập" từ rất lâu khi người Tây vẫn tấp nập đổ dồn về đây cả trăm năm qua. Đồng bào thật thức thời, họ đã biết làm du lịch, dịch vụ song đáng mừng là đồng bào vẫn còn bảo tồn được những bản sắc truyền thống ngàn đời.
Đồng bào dân tộc bán thổ cẩm ở Sa Pa.
Ấn tượng với tôi là những em bé người Mông, người Dao, người Thái và cả cánh thợ làm thuê cho các nhà hàng, khách sạn, người già bán thổ cẩm trong các chợ phiên, dù chẳng qua trường lớp nào mà họ nói tiếng Anh "như gió", giao tiếp với người nước ngoài đầy tự tin.
Dù vậy, bên cạnh vẻ đẹp tuyệt vời thì đâu đó Sa Pa vẫn để lại trong tôi những nốt trầm và khoảng lặng khó lý giải. Du lịch phát triển song những vấn đề nổi cộm chưa dễ dàng giải quyết được ở "thị trấn sương mờ". Ám ảnh với tôi là đâu đó, ở góc này góc kia có những em bé địu em trong tiết thời giá rét, quần áo mỏng manh đi ăn xin hoặc bám theo du khách bán hàng lưu niệm.
Các em còn quá nhỏ để phải vướng bận cuộc mưu sinh. Có em bé người Mông ngủ quên trên lưng mẹ trong hành trình đeo bám du khách ăn xin. Một điều đáng buồn nữa là trai làng, gái bản, người già, trẻ thơ các dân tộc dù chất phác đến mấy cũng không thoát khỏi những cám dỗ vật chất. Có người lại bảo Sa Pa đang bị đô thị hóa một cách chóng mặt, mọi thứ bị thương mại hóa. Mỗi chút đồng bào đều đưa ra yêu sách với du khách, là phải có tiền, đưa tiền để được chụp ảnh, được xem múa khèn... Rồi vấn đề vệ sinh công cộng, rác thải... thực sự là những bài toán khó chưa lời giải ở Sa Pa...
Tìm về Non thiêng Yên tử - Dấu ấn Phật Hoàng Trần Nhân Tông Hàng năm cứ đến ngày 1/11 âm lịch (là ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn), người dân thập phương tìm về cõi thiêng Yên Tử dâng hương tưởng niệm Đức phật và cầu bình an. Bảo tượng Phật Hoàng có trọng lượng 138 tấn, được đúc bằng đồng nguyên khối, theo phương pháp thủ công của các làng nghề truyền...