Phiên xử ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Hồng Trường trong tuần đầu: Những phát ngôn đáng chú ý
Phiên tòa xét xử vụ sai phạm tại cao tốc TP.HCM – Trung Lương, liên quan đến ông Đinh La Thăng, ông Nguyễn Hồng Trường (cựu lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải – GTVT) cùng các đồng phạm diễn ra từ 14/12, đã có những phát ngôn đáng chú ý.
Những phát ngôn đáng chú ý đến từ Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân, luật sư bào chữa… cho đến các bị cáo.
Bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Đinh Ngọc Hệ liên tục phản bác kết luận buộc tội của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa. Bị cáo Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT) thì nhẹ nhàng nhận ra sai phạm của bản thân.
Toàn cảnh phiên xét xử. Ảnh: Quang Phương
Trong khi đó, các bị cáo là thuộc cấp của bị cáo Đinh Ngọc Hệ liên tục kêu oan và nói rằng: Bản thân là người làm công ăn lương, chỉ làm việc theo sự chỉ đạo của ông chủ.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng liên tục phản bác kết luận buộc tội của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa. Họ cho rằng các bị cáo không phạm tội như cáo trạng cáo buộc.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa vẫn khẳng định kết tội các bị cáo là đúng người đúng tội.
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh: Quang Phương
Những phát ngôn ấn tượng:
Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT):
“Bị cáo không chỉ đạo trực tiếp dự án này! Đa phần cáo trạng quy kết tội cho bị cáo là không đúng!”.
“Các câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát mang tính áp đặt. Viện kiểm sát chứng minh bị cáo sai đi!”.
“Mặc dù bị cáo chưa bị tuyên là có tội, nhưng bản thân đã phải bị tạm giam, phải chịu tù đày, hàng ngày bị tra tay vào còng, mặt phơi trên mặt báo…”.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Hồng Trường
Bị cáo Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT):
“Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại Bộ GTVT, bị cáo luôn tâm niệm rằng phải làm sao đừng để ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, tập thể, nhân dân, đừng để ảnh hưởng đến danh dự gia đình. Tuy nhiên, lúc đó lần đầu tiên Bộ GTVT thực hiện quyền bán đấu giá nên trong quá trình làm còn có thiếu sót. Thiếu sót đó giờ đây bị cáo phải trả giá. Bị cáo chưa bao giờ cố ý làm trái quy định nào cả. Mong Hội đồng xét xử xem xét lại”.
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ. Ảnh: Quang Phương
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, thuộc Bộ Quốc phòng):
“Bị cáo không phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Số tiền hơn 725 tỷ đồng là tiền có được từ thu phí. Tiền đó là tiền của Công ty Yên Khánh, là của bị cáo. Tại sao bị cáo lại phải đi chiếm đoạt tiền của mình?”.
Bị cáo Phạm Văn Diệt. Ảnh: Quang Phương
Bị cáo Phạm Văn Diệt (nguyên Tổng giám đốc điều hành Công ty Đức Bình):
“Bị cáo là người làm công ăn lương, làm mọi việc theo sự chỉ đạo của ông Hệ”.
Bị cáo Vũ Thị Hoan.
Bị cáo Vũ Thị Hoan (nguyên Giám đốc Công ty Yên Khánh):
“Bị cáo là cháu ông Hệ. Bị cáo giữ chức Giám đốc Công ty Yên Khánh và là người đại diện theo pháp luật nhưng thực chất không tham gia góp vốn, không tham gia họp Hội đồng quản trị Công ty Yên Khánh. Bản thân chỉ là giám đốc trên hồ sơ, đứng tên giùm ông Đinh Ngọc Hệ”.
“Bị cáo chỉ nhớ là có ký hợp đồng với Công ty Xuân Phi. Khi ký hợp đồng, bị cáo không đọc hợp đồng khi ký. Bị cáo không biết hợp đồng đó mua quyền thu phí vì bị cáo đang nghỉ sinh và lên ký chỉ có 15 phút nên không biết gì về nội dung hợp đồng”.
Bị cáo Nguyễn Xuân Hiền. Ảnh: CTV
Bị cáo Nguyễn Xuân Hiền (nguyên Giám đốc Công ty Xuân Phi, người bán phần mềm can thiệp làm giảm doanh thu cho Công ty Yên Khánh):
“Bị cáo là người làm việc để mưu sinh. Bị cáo bán phần mềm theo nhu cầu của khách hàng. Bán xong bị cáo không quan tâm đến việc sử dụng ra sao. Việc sử dụng là do chủ sở hữu phần mềm. Đến khi làm việc với Cơ quan cảnh sát điều tra, bị cáo mới biết mình bị lừa”.
Luật sư Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Quang Phương
Luật sư Trương Trọng Nghĩa (Đoàn luật sư TP.HCM):
“Cáo trạng nêu ông Thăng có vai trò quyết định bán quyền thu phí, nghe thì có lý vì ông Thăng là Bộ trưởng. Nhưng việc bán quyền thu phí là do 1 hội đồng tiến hành. Ông Thăng là Bộ trưởng nhưng không thể quyết định bán cho ai, bán ra sao, như thế nào. Bộ trưởng chỉ quản lý chung. Không có chứng cứ thể hiện ông Thăng có vai trò quyết định với kết quả bán đấu giá. Các cáo buộc của Viện kiểm sát đối với ông Đinh La Thăng là không phù hợp với chứng cứ thu thập được. Đề nghị áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội cho ông Đinh La Thăng”.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang. Ảnh: Quang Phương
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (Đoàn luật sư TP.HCM):
“Bị cáo Hệ phạm tội “Lưa đao chiêm đoat tai san” va “Lơi dung chưc vu quyên han gây anh hương đôi vơi ngươi khac đê truc lơi”, đề nghị HĐXX trả hồ sơ vụ án để điều tra lại”.
Đại diện VKS.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa:
“Trong hồ sơ có rất nhiều tài liệu chứng minh ông Đinh La Thăng biết rõ quá trình thực hiện đề án mua bán quyền thu phí, hành vi cố ý làm trái của nhóm ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường và các bị cáo tại Bộ GTVT với hành vi chiếm đoạt tài sản của Đinh Ngọc Hệ có mối quan hệ với nhau. Từ hành vi của ông Thăng và các bị cáo này, Đinh Ngọc Hệ có thể chiếm đoạt được tài sản Nhà nước. Truy tố và kết luận ông Đinh La Thăng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và phải chịu trách nhiệm chính là có cơ sở”.
Ông Đinh La Thăng 'nổi đóa' khi bị thẩm vấn về 22 cuộc gọi với Đinh Ngọc Hệ
Khi đại diện VKS đặt nghi vấn về 22 cuộc gọi với Đinh Ngọc Hệ, ông Đinh La Thăng tỏ thái độ bức xúc "Có ai yêu cầu hạn chế cuộc gọi cho từng người đâu".
Chiều 16/12, phiên xét xử ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường (nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT) và các đồng phạm tiếp tục với phần tham gia thẩm vấn của đại diện VKS.
Trước phần trả lời sáng nay của ông Đinh La Thăng về mối quan hệ với Đinh Ngọc Hệ là mối quan hệ xã hội bình thường, không có mối quan hệ dòng họ, thân tín. Tuy nhiên, theo hồ sơ vụ án, giữa bị cáo và bị cáo Hệ có tới 22 cuộc điện thoại với thời lượng của các cuộc gọi "đặc biệt".
"Vậy, nội dung những cuộc gọi này chỉ là quan hệ xã hội hay có vấn đề gì khác?", đại diện VKS đặt câu hỏi.
Ông Đinh La Thăng và Đinh Ngọc Hệ
Trước câu hỏi này, ông Đinh La Thăng đặt ngược câu hỏi trở lại với đại diện VKS "Ý VKS về 22 cuộc là nhiều? Thế nào là nhiều, thế nào là ít? Có người tôi gọi hàng trăm cuộc. Có ai yêu cầu hạn chế cuộc gọi cho từng người đâu".
Về trình tự tiếp nhận chỉ thị từ Thủ tướng, ông Thăng cho hay, nếu Thủ tướng gửi đích danh Bộ trưởng thì ông sẽ là người tiếp nhận, còn nếu chỉ gửi Bộ GTVT thì văn thư xem xét rồi ghi trực tiếp cho ai hoặc cơ quan liên quan để tiếp nhận.
Trước câu hỏi của đại diện VKS về mục đích thành lập các công ty, bị cáo Đinh Ngọc Hệ khai, mục đích là nhằm tạo việc làm cho con cháu, đem lại lợi nhuận và đóng thuế cho Nhà nước.
Về việc thành lập một loạt công ty nhưng không trực tiếp kiểm tra, giám sát bất kỳ 1 công ty nào, bị cáo Hệ khai do tin tưởng giám đốc điều hành và thấy các công ty vẫn phát triển nên không để ý tới.
Hệ cũng cho biết, chỉ sau khi bị khởi tố, bị cáo mới biết Công ty Yên Khánh lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp (2013-2014).
Theo truy tố, với vai trò là người đứng đầu được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương tại Bộ GTVT, ông Đinh La Thăng đã ký văn bản đề nghị tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán quyền thu phí.
Sau khi được Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương cho bán quyền thu phí, ông Thăng đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh (TGĐ Tổng công ty Cửu Long) giới thiệu công ty của ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") là công ty kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí.
Sau khi trúng đấu giá quyền thu phí, Đinh Ngọc Hệ có nhiều hành vi cắt giảm, che giấu doanh thu nhằm chiếm đoạt, gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng của Nhà nước.
Sai phạm tại cao tốc TPHCM - Trung Lương: Ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa Liên quan đến những tiêu cực xảy ra tại dự án cao tốc TPHCM - Trung Lương, ông Đinh La Thăng - nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT và Nguyễn Hồng Trường - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT cùng 18 bị cáo chuẩn bị ra tòa Bị cáo: Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường, Đinh Ngọc Hệ (từ trái qua). Ảnh: CTV. 20 bị...