Phiên tòa vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước diễn ra thế nào?
Phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Dương cùng đồng phạm vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước được tổ chức tại khu đất có diện tích 4ha. Tòa án Bình Phước đề nghị lực lượng chức năng cắt cử hàng trăm chiến sĩ công an bảo vệ.
Theo ông Nguyễn Hữu Trí, Chánh án TAND tỉnh Bình Phước, ngày 17.12, đơn vị này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử lưu động Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê quê An Giang), Vũ Văn Tiến (24 tuổi, quê Bình Phước) và Trần Đình Thoại (27 tuổi, tạm trú TP.HCM) tại huyện Chơn Thành, Bình Phước. Cả ba bị truy tố về các tội danh Giết người, Cướp tài sản trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước.
Chánh án TAND tỉnh Bình Phước Nguyễn Hữu Trí.
Thưa ông, phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Dương cùng 2 đồng phạm đang được dư luận quan tâm. Vậy phiên tòa chính thức diễn ra vào thời gian nào trong ngày? Dự kiến trong bao lâu và hội đồng xét xử gồm những ai?
- Dự kiến, phiên tòa sẽ bắt đầu vào 7h ngày 17.12 và kết thúc vào chiều cùng ngày. Hội đồng xét xử gồm 5 người, trong đó có 2 thẩm phán, 3 hội thẩm và tôi là chủ tọa phiên tòa.
Phiên tòa có sự tham gia của 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo và bị hại. Trong đó, 2 luật sư được lực lượng chức năng chỉ định bào chữa choNguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến. Bị cáo Trần Đình Thoại không được chỉ định luật sư nhưng gia đình đã mời 2 người bào chữa.
Về phía bị hại, do những người trong gia đình ông Lê Văn Mỹ đã tử vong, chỉ còn con gái gần 2 tuổi nên lực lượng chức năng mời người đại diện.
Vụ thảm sát 6 người do Dương và đồng phạm gây nên có nhiều điểm phức tạp, vậy có tình tiết nào trong vụ án chưa được làm rõ không?
- Để phục vụ phiên xét xử, các vật chứng liên quan vụ án như dao, súng cùng các công cụ gây án khác mà các nghi phạm sử dụng đều được đưa ra tòa.
Về vụ thảm sát ở Bình Phước, cơ bản các tình tiết đều đã được lực lượng chức năng làm rõ. Tuy nhiên, một số mốc thời gian gây án của các nghi phạm vẫn chưa thực sự trùng khớp do họ khai lúc thế này, lúc thế khác. Khi ra tòa, chúng tôi phải làm rõ những chi tiết này. Cái nào chưa rõ thì phải thẩm định thật kỹ để đảm bảo minh bạch trong xét xử.
Video đang HOT
3 nghi can vụ thảm sát chấn động ở Bình Phước. Ảnh: N.A
Thưa ông, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ vụ việc, TAND Bình Phước có tiếp xúc trực tiếp với các nghi phạm không?
- Chức năng điều tra là thuộc thẩm quyền công an và Viện kiểm sát. Tòa án có trách nhiệm thẩm định hồ sơ vụ việc. Trước khi đưa ra xét xử, đại diện tòa án đã gặp trực tiếp các nghi phạm để tống đạt quyết định xét xử. Các bị can, bị cáo có yêu cầu gì đều được ghi nhận để báo cáo cho thẩm phán.
Qua tiếp xúc với Dương và 2 đồng phạm, chúng tôi thấy các nghi phạm có tâm lý bình thường. Trong quá trình điều tra truy tố, nghi phạm được đưa đi giám định tâm thần. Cho đến nay chưa nghe báo cáo gì thêm. Các nghi phạm đủ năng lực sức khỏe để chịu trách nhiệm hình sự.
Vụ thảm sát do Nguyễn Hải Dương và đồng phạm gây nên khiến dư luận bức xúc. Do vậy, nhà chức trách có phương án bảo vệ phiên tòa và các bị cáo thế nào?
- Đây là vụ án nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho gia đình nạn nhân và làm rúng động trong dư luận. Để bảo vệ phiên tòa, chúng tôi phải nhờ lực lượng công an hỗ trợ tư pháp và cảnh sát giao thông, công an xã, huyện, tỉnh và lực lượng dân phòng địa, phương thậm chí có sự tham gia của lực lượng quân đội.
Khu vực mở phiên tòa là khu đất trống, vậy Hội đồng xét xử sẽ tổ chức nghị án tại chỗ hay ở đâu khác thưa ông? – Khu đất mở phiên xét xử không có phòng nên chúng tôi sẽ tổ chức nghị án tại trụ sở một cơ quan hành chính của huyện Chơn Thành. Chúng tôi sẽ di chuyển đến phòng nghị án bằng xe chuyên dụng. Hiện tại, tòa án đang đang bàn bạc để đi đến thống nhất địa điểm nghị án. Có thể sẽ là tòa án huyện mà cũng có thể là ở phòng của đơn vị khác. Quá trình nghị án, các bị cáo sẽ được lực lượng hỗ trợ tư pháp quản lý theo thẩm quyền.
Chúng tôi đang liên hệ với những đơn vị này để phối hợp nên số lượng cụ thể chưa xác định. Lực lượng công an sẽ khảo sát địa điểm mở phiên tòa, sau đó họ sẽ quyết định cử bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ… Tuy nhiên, với phiên tòa này, các lực lượng sẽ điều động hàng trăm người để đảm bảo an toàn.
Địa điểm mở phiên xét xử sơ thẩm là khu đất công gần trung tâm hành chính huyện Chơn Thành. Điểm này chưa được xây dựng công trình nào và có diện tích khoảng 4 ha. Theo đường chim bay, điểm này cách hiện trường vụ án (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) khoảng 2 km, còn đi vòng theo trục đường giao thông chính thì gần 5 km. Địa điểm này có sức chứa hàng vạn người.
Các phóng viên đến tham dự và đưa tin liệu có gặp phải khó khăn hay ràng buộc nào về quy định xét xử không?
- Vấn đề này thì theo quy định của pháp luật, phóng viên, nhà báo cần xuất trình các giấy tờ đúng quy định. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện để phóng viên tác nghiệp tại phiên xét xử được thuận lợi, dễ dàng. Tuy nhiên, vì mở phiên tòa lưu động tại khu đất trống nên không thể sắp xếp phòng, bàn ghế để phóng viên làm việc, đưa tin.
Trong vụ án này, phía bị hại có yêu cầu mức bồi thường thiệt hại như thế nào, thưa ông?
- Tất nhiên là có nhưng chúng tôi chưa thể công bố. Vấn đề này có thể thay đổi hoặc bị hại có ý kiến khác trong quá trình xét xử.
Vào tháng 10.2013, khi học tại TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, ngụ xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước, nạn nhân vụ án) quen Nguyễn Hải Dương qua mạng xã hội. Sau thời gian tìm hiểu, hai người yêu nhau. Khi 2 người chia tay, Dương quen và yêu người khác nhưng cảm thấy sống không thể thiếu Linh nên nhiều lần tìm cách nối lại tình xưa. Tháng 2.2015, trong lúc mẹ Linh yêu cầu con gái chấm dứt tình cảm với Dương thì anh này phát hiện Linh có bạn trai mới. Bị cự tuyệt, thanh niên 24 tuổi thù hận, nuôi ý định sát hại Linh và những người trong gia đình cô gái. Để thực hiện âm mưu, Dương mua súng bắn bi sắt, súng bắn điện, dao bấm, găng tay cao su, dây rút, băng keo, bình xịt hơi cay và sim điện thoại.
Có dụng cụ gây án, kẻ si tình rủ Trần Đình Thoại tham gia giết người. Rạng sáng 5.7, Dương và Thoại mang hung khí, chạy xe máy đến trước cổng nhà Linh. Anh ta nhắn tin cho Dư Minh Vỹ (cháu ông Mỹ) ra mở cổng nhưng Vỹ không ra nên hai người đành quay về nhà trọ. Thời điểm này, Thoại đổi ý định, không tham gia giết người cùng Dương với lý do phải về quê thăm bà ngoại bị bệnh. Trước khi về quê, Thoại đưa cho Dương con dao Thái Lan để gây án. Để có thêm đồng bọn, Dương gọi Vũ Văn Tiến và rủ người này tham gia kế hoạch cướp tài sản. 23h50 ngày 6.7, Dương mang balô đựng hung khí, chạy xe máy chở Tiến từ huyện Hóc Môn (TP.HCM) lên nhà của Linh tại xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành, Bình Phước) để thực hiện kế hoạch. 2h ngày 7.7, khi Vỹ ra mở cửa cổng thì Dương và Tiến bịt miệng, bóp cổ cho đến lúc nạn nhân bất tỉnh. Sau đó, Dương rút dao đâm vào ngực và cổ khiến Vỹ tử vong.
Tiếp đó, 2 thanh niên lên lại phòng của Linh và Như để hỏi địa điểm giấu tiền nhưng bất thành. Dương sát hại Như trước mắt Linh rồi xuống tay với người yêu cũ. Hung thủ xuống tầng trệt, vào phòng khống chế bà Nga, ông Mỹ, Quốc Anh (con trai ông Mỹ), tra khảo nơi cất tiền rồi lần lượt sát hại các nạn nhân. Sát hại 6 người xong, hai kẻ sát nhân lấy iPad, máy tính xách tay, 5 điện thoại và hơn 4 triệu đồng. Trước khi bỏ trốn, Dương nghe tiếng Bé Na (con út ông Mỹ) khóc trong phòng nên vào ru cho bé ngủ rồi trốn khỏi hiện trường. Tổng trị giá tài sản mà Dương và Tiến chiếm đoạt của gia đình ông Mỹ là trên 49 triệu đồng.
Theo Ngọc An (Zing)
Ngày 17.12 xét xử vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước
Việc đảm bảo an ninh sẽ được nhà chức trách tỉnh Bình Phước lên phương án kỹ lưỡng trong phiên xét xử lưu động 3 bị cáo vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước.
Ông Nguyễn Hữu Trí - Chánh án TAND tỉnh Bình Phước - cho biết cơ quan này đã lên lịch xét xử lưu động Nguyễn Hải Dương (24 tuổi, quê An Giang), Vũ Văn Tiến và Trần Đình Thoại vào ngày 17.12. Ba bị cáo bị truy tố về tội Giết người và Cướp tài sản tại nhà ông Lê Văn Mỹ (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành) khiến 6 người tử vong.
"Phiên tòa sẽ diễn ra tại địa phương xảy ra án mạng. Vụ án gây rúng động dư luận, mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên công tác an ninh được chúng tôi lên kế hoạch cụ thể, đảm bảo phiên xử diễn ra đúng trình tự", ông Trí nói.
Vũ Văn Tiến, Nguyễn Hải Dương và Trần Đình Thoại. Ảnh: Khánh Vinh
Theo cáo trạng vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước: Dương có quan hệ tình cảm với nạn nhân Lê Thị Ánh Linh (con gái ông Mỹ) nhưng bị gia đình cô gái ngăn cản. Mang lòng hận thù, nam thanh niên nảy sinh ý định sát hại cả nhà bạn gái cũ, cướp tài sản.
Dương lên kế hoạch rồi rủ Thoại tham gia. Sau chuyến đi bất thành vào rạng sáng 5.7, Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương. Trưa 6.7, Dương rủ Tiến phối hợp gây án nhưng nói dối là đến đòi vợ chồng ông Mỹ 900 triệu đồng đã góp vốn làm ăn từ hồi còn là người yêu của Linh. Hắn hứa sẽ chia tiền cho bạn.
Rạng sáng 7.7, Dương cùng Tiến đột nhập biệt thự sát hại 6 người, cướp điện thoại, iPad, laptop, tiền... trị giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng bé Na (18 tháng tuổi, con út ông Mỹ) không bị Dương sát hại.
Bốn ngày sau, Dương và Tiến bị bắt. Sau một tháng điều tra, từ lời khai của Dương, cảnh sát bắt thêm Thoại.
Công tác đảm bảo an ninh đã được lên kế hoạch để bảo vệ phiên tòa. Ảnh: Phước Tuấn
Với hành vi này, cả 3 bị cáo bị truy tố về hai tội danh ở khung hình phạt cao nhất là tử hình với nhiều tình tiết tăng nặng như: Giết nhiều người, giết trẻ em, giết để thực hiện một tội danh khác, mang tính chất man rợ, côn đồ, đê hèn.
Trong đó, Thoại dù không trực tiếp thực hiện hành vi giết người nhưng đã bàn kế hoạch với Dương từng chi tiết, đã thực hiện nhưng không thành. Sau đó, Thoại chủ động đề xuất rồi mua thêm dao cho Dương gây án.
Trong quá trình tạm giam chờ xét xử, Cơ quan điều tra cho biết Dương tỏ vẻ không hối hận, còn Thoại và Tiến thì ăn năn, trong đó Tiến thường khóc và muốn gặp cha mẹ.
Theo VNE
Vụ thảm sát Bình Phước: Vì sao nghi phạm thứ 3 'im lặng'? Sau đêm đi cùng Dương lên Bình Phước với để cướp tài sản nhà ông Mỹ, nhưng biết ý định giết người của thanh niên này, Thoại không tham gia nữa và không trình báo công an. Trần Đình Thoại (27 tuổi, ngụ Vĩnh Long, tạm trú quận Gò Vấp, TP HCM) là nghi phạm thứ 3 liên quan trong vụ án đặc...