Phiên tòa tháng cô hồn và nỗi lòng người mẹ mất quyền nuôi con
Người phụ nữ trẻ bước vào phiên tòa mà lòng nặng trĩu, cô kháng cáo bởi mong muốn được quyền nuôi đứa con trai 5 tuổi đã 1 năm nay không được gặp mẹ.
Hai vợ chồng tranh quyền nuôi con (Ảnh minh họa)
Trong lòng người mẹ trẻ ấy ức lắm, mỗi lần chị tới thăm con thì chồng lại đem đi… giấu. Những uất nghẹn chưa thành lời, chị đã phải cố kìm nén. Còn người chồng thì rất bình thản, ngược lại với sự kiên quyết mong được ly hôn của vợ, anh mong vợ chồng sớm được đoàn tụ.
Vợ chồng ngoại tỉnh và nỗi khổ mưu sinh
Chị Hà Thị T. (SN 1982, quê Thái Bình) tốt nghiệp Đại học Y Thái Bình rồi lên Hà Nội công tác tại một trường Trung cấp Y. Vốn là một phụ nữ sắc sảo nên chị được nhiều người có trí thức đánh giá cao. T. công tác ở Hà Nội được 3 năm thì kết duyên cùng anh Kiều Bá H. (SN 1978, quê Lào Cai). H. vốn là một người đàn ông khôn khéo, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và có nhiều mối quan hệ. Anh H. đã nhiều năm bôn ba lập nghiệp tại Hà Nội, lúc tiến tới hôn nhân, kinh tế gia đình khá vững.
Theo chị T. “vợ chồng em lấy nhau được 2 tháng là bắt đầu có mâu thuẫn, nhất về chuyện ăn ở sinh hoạt chung với gia đình nhà chồng. Anh H. tuy lăn lộn nhiều năm nhưng vẫn chưa thể mua được đất, được nhà. Vợ chồng em thuê căn nhà 25m2 ở đường Láng (Đống Đa – Hà Nội) để tiện cho công việc của 2 người. Nhà đã chật thì chớ, cả mẹ chồng và em chồng đều sống chung với vợ chồng em. Cuộc sống cứ bí bách, cùng quẫn bởi sinh hoạt phí, thuê nhà cửa… Chẳng những thế, mẹ chồng em còn điều khiển cuộc sống của hai đứa, nhiều lúc em sống trong nhà nhưng như người dưng vì không được quyền quyết định việc gì…”.
Cuộc sống của người phụ nữ ấy ngày càng tăm tối, quay quắt hơn khi chị mang thai và sinh con. Công việc của H. lúc này gặp nhiều khó khăn, đã chẳng có đủ tiền để chi phí trong nhà, H. còn lao vào lô đề. Anh đã lấy đi của vợ toàn bộ số vàng ngày cưới để nướng vào “ma trận của những con số”. T. nức nở: “Khổ lắm chị ạ, tiền cưới anh ấy lấy hết để chơi lô đề trong khi tiền thuê nhà, sinh hoạt phí hàng tháng không có để trả. Thời gian đó em đang nghỉ sinh nên không có tiền trang trải. Phận đi làm dâu phụ thuộc nhà chồng thế mà em đã phải muối mặt nhiều lần gọi điện cho bố mẹ đẻ gửi tiền lên…”.
Bất đồng quan điểm, vợ chồng ly tán
Rồi những khó khăn trong cuộc sống cử bủa vây hai vợ chồng, thời buổi kinh tế khó khăn kiếm được việc làm đã khó mà giữ được công việc lại càng khó hơn. Thời gian chị T. nghỉ sinh, nhà trường đã tuyển thêm giáo viên khác thay chân chị, giờ chị xin đi làm lại thì trường thành “thừa người” nên chị phải nghỉ việc ở chỗ làm cũ. Không có việc làm đồng nghĩa với việc mất đi một lao động trong nhà, cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương hàng tháng của chồng.
“Anh H. đi làm lương cũng đủ để em chi tiêu trong nhà, nhưng vì anh nghiện lô đề nên hàng tháng toàn trích lương ra để trả nợ, chỉ mang về cho gia đình một phần nhỏ trong số lương đó” – chị T. phân trần.
Vì anh thua lô đề nhiều quá nên thành “cay bạc”, có được bao nhiêu tiền anh lại “nướng” vào đó hết, em đã nhiều lần khuyên can nhưng anh vẫn chứng nào tật ấy. “Anh nói đã bỏ rồi nhưng em biết là anh nói dối và vẫn âm thầm ghi số. Thậm chí, cả chiếc xe máy là phương tiện đi lại anh cũng đem cầm cố lấy tiền chơi lô…”. – T. nói.
Khi cậu con trai được 2 tuổi, lúc này T. đã xin đi làm hành chính cho một công ty. Biết hoàn cảnh con cái sống ở Thủ đô khó khăn, thiếu thốn về vật chất nên bố mẹ đẻ T. đã nói với 2 vợ chồng về Thái Bình sinh sống, ông bà sẽ giúp mở một cửa hàng để kinh doanh. Anh H. không nhận sự giúp đỡ của bố mẹ vợ, anh nói trước tòa “Nếu về Thái Bình tôi sẽ phải làm lại từ đầu, vợ chồng không có vốn lại không có mối quan hệ. Là phận rể tôi làm sao dám &’vác mặt’ về sống và nhận sự giúp đỡ của nhà vợ được…”. Cũng dịp đó, chị T. nhận được quyết định trúng tuyển vào làm tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình, chị một mực muốn gia đình chuyển về Thái Bình sinh sống vì đây là cơ hội lớn với chị. Thế là hai vợ chồng bất đồng quan điểm rồi mâu thuẫn nảy sinh ngày càng gay gắt. Chị T. quyết về Thái Bình và sẽ mang con theo, thế nhưng người chồng không đồng ý, cuộc tranh chấp quyền nuôi con của hai người cũng bắt đầu từ đó.
Video đang HOT
Nỗi lòng người mẹ mất quyền nuôi con
T. nghĩ, hai vợ chồng về Thái Bình làm lại từ đầu sẽ tốt hơn bám trụ ở Hà Nội, còn H. thì muốn kiếm tìm những cơ hội lớn hơn trên mảnh đất “ngàn năm văn hiến này”. Ngày T. về Thái Bình, H. đã đem con đi… giấu. Cũng từ đó hai vợ chồng sống cách biệt nhau, cứ cuối tuần T. lại bắt xe lên Hà Nội thăm con.
T. nói trong nước mắt “hai vợ chồng sống xa nhau đã 3 năm rồi, 2 năm đầu anh còn để em lên thăm con, 1 năm trở lại đây anh giấu bặt con đi, đã 1 năm nay em không được gặp con. Anh thay đổi nhà trọ và trường học cho con như trốn chạy nợ…”.
Do 2 vợ chồng ly thân đã lâu nên tòa án cấp quận, huyện đã xử cho họ được ly hôn nhưng quyền nuôi con thuộc về người chồng. Bởi đã 3 năm nay cháu nhỏ sống với cha, tòa không muốn xáo trộn cuộc sống của cháu. Sau bản án của tòa cấp sơ thẩm cả nguyên đơn và bị đơn đều kháng cáo. Chị T. kháng cáo vì mong muốn được quyền nuôi con, anh H. kháng cáo với mong muốn được đoàn tụ.
Anh H. nói trước tòa “tôi mong tòa hòa giải để gia đình được đoàn tụ, thứ nhất con cái còn nhỏ, giờ bố mẹ ly hôn dù sống với ai cũng thiếu thốn tình cảm. Thứ hai tôi vẫn còn tình cảm với cô ấy…”. Chị H. thì cho rằng “anh luôn miệng nói mong đoàn tụ trong khi ở Hà Nội anh không thể cho vợ con một cuộc sống bình thường, anh ích kỷ nghĩ cho bản thân và sĩ diện của mình mà không về quê. Anh sống giả tạo, không thật lòng, nếu biết con cái thiếu thốn tình cảm sao một năm qua anh đem giấu con, không cho tôi gặp…” nói đến đó chị T. nấc nghẹn.
Chị T. trình bày trước tòa rằng sau lần sinh nở đầu tiên chị khó có thể có con trở lại hoặc nếu có thì khó giữ, chị mong muốn tòa xử cho chị được nuôi con. Với công việc hiện tại của chị, chị có đủ khả năng để lo cho con có được cuộc sống đầy đủ. Anh H. thì khăng khăng, con đã 3 năm sống với tôi, hiện cháu sống và học tập ở Hà Nội rất tốt, môi trường giáo dục học tập của cháu cũng đang theo &’luồng’.
Trong giờ nghị án người chồng lục lọi trong ba lô lấy ra một xấp hình của con trai đưa cho vợ. Nhìn thấy ảnh con trai, nước mắt chị T. lã chã rơi. Chị nói “Cứ mỗi lần từ Thái Bình lên thăm con thì anh ấy lại đem con đi gửi chỗ khác gây khó dễ cho vợ…”. Tòa ở cấp phúc thẩm xét thấy những bằng chứng, giấy chứng nhận học tập và công tác của người chồng trình trước tòa, cộng với việc cháu nhỏ đã sống với bố và theo học tại Hà Nội rất tốt nên tòa không muốn xáo trộn cuộc sống của bé nên quyết định quyền nuôi con về phía người chồng. Bên cạnh đó anh phải tạo điều kiện và không được gây khó dễ để chị được gặp con thường xuyên.
Việc ly hôn và &’tranh giành’ quyền nuôi con giữa hai vợ chồng là điều không ai mong muốn. Phiên tòa kết thúc, chị T. thất thần rời khỏi phòng xử án giữa những đợt mưa ào ạt của ngày Vu lan. Những ích kỷ từ phía cha mẹ đã vô tình làm con cái tổn thương và dù sống với ai, vật chất đủ đầy nhưng đứa trẻ ấy vẫn không thể phát triển như những đứa trẻ khác được sống cùng cha mẹ
Theo Xahoi
Sài Gòn náo loạn vì giật đồ cúng cô hồn
Chiều ngày 22/8 (nhằm ngày 16/7 âm lịch) những nhóm người giật đồ cúng cô hồn đã xuống đường gây náo loạn cả đường phố Sài Gòn.
Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm, nhiều gia đình người Hoa và người theo đạo Phật ở TP.HCM lại bắt đầu phong tục cúng "cô hồn" với tâm niệm cứu giúp những linh hồn cơ nhỡ được no ấm. Chiều ngày 22/8 (nhằm ngày 16/7 âm lịch) nhiều gia đình và công ty tại Tp.HCM cúng cô hồn trong sự lo sợ, nhưng sợ cô hồn đã chết thì ít mà hoang mang với cô hồn sống thì nhiều.
Theo phong tục cúng cô hồn của người miền Nam thì tiền lẻ là một trong những vật phẩm cúng không thể thiếu. Kết thúc buổi cúng cô hồn, số tiền này được gia chủ quăng ra ngoài đường để bố thí, số tiền không đáng là bao nhưng cũng đủ để người dân tranh giành gây ra những màn xô đẩy, giẫm đạp lên nhau, thậm chí còn chửi bới, đánh lộn không thương tiếc.
Chị Thanh, nhà trên đường Nguyễn Trãi, quận 5 cho biết: "Năm nay, tôi không đem đồ cúng bày ra ngoài đường mà quyết định cúng trong nhà, vì năm ngoái chỉ mới dọn đồ ra cúng thôi, chưa kịp khấn vái thắp nhang mà thiên hạ đã vào hốt sạch, cả bát nhang cũng rinh đi luôn. Cúng xong, tôi sẽ lên trên lầu để ném đồ cúng xuống đường cho người ta lượm. Ở đây giờ ai muốn cúng cô hồn đều phải làm vậy hết, còn nếu cúng lớn thì phải mướn bảo vệ để đảm bảo an ninh".
Tận mắt chứng kiến một buổi cúng cô hồn trên đường Nhiêu Tâm, quận 5, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước một lực lượng giật đồ cúng cô hồn hùng hậu nhiều lứa tuổi, quần đùi áo cụt, mình trần. Đám người ngồi lỳ trước nhà gia chủ, mắt ai cũng nhìn chăm chú vào mâm cúng trong nhà. Cả đám bắt đầu hỗn chiến khi gia chủ bắt đầu quăng đồ cúng từ trên lầu xuống. Trong nháy mắt, số đồ cúng được hốt sạch không sót một món gì.
Một trung tâm thương mại tại quận 1 rước thầy chùa về làm lễ cúng. Lễ vật cúng cô hồn thường là mía, muối, gạo, trái cây, các loại bánh...
Nhiều bảo vệ được huy động để bảo vệ mâm cúng đến phút cuối cùng.
Trong khi đó, đội quân giật đồ cúng cô hồn bắt đầu nghía mâm cúng để lựa chọn những vật phẩm có giá trị để giành.
Một địa điểm khác trên đường Nhiêu Tâm, quận 5, một "quân đoàn" giật thí đã bao vây một ngôi nhà, chủ nhà đành phải đóng cửa cúng cô hồn.
Lượng người kéo về ngày một đông.
Nhốn nháo khi chủ nhà bắt đầu quăng đồ cúng xuống.
Cơn mưa tiền lẻ từ trên trời rơi xuống.
Già trẻ, lớn bé đạp lên nhau giành tiền.
Trong khi đó, dân giật thí chuyên nghiệp lại có một "đạo cụ" khá hiệu quả
Những chiếc lồng tự tạo để hứng đồ cúng.
Ngồi đếm tiền cúng ngay giữa đường.
Theo khampha
Khó khăn sếp vẫn 'đốt' trăm triệu cúng Rằm tháng bảy Khó khăn trăm bề song không ít sếp vẫn sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để mua lễ lạt, vàng mã, mời thầy về cúng Rằm tháng bảy cầu cho công việc suôn sẻ. Không ít sếp vẫn sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để cúng rằm tháng bảy Anh Nguyễn Thành Long, chủ một doanh nghiệp vận tải hành khách...