Phiên tòa quyết định vận mệnh chiến binh IS trốn chạy
Mohamad Khweis, thanh niên người Mỹ từng gia nhập IS nhưng bỏ trốn, đang phải đối mặt với một phiên xét xử có ý nghĩa quyết định tương lai sau khi trở về nước.
Mohamad Khweis lúc bị các tay súng người Kurd ở Iraq bắt giữ. Ảnh: AP
Tháng 12/2015, ngay sau khi chiếc xe chở Mohamad Khweis dừng bánh tại nơi trú ẩn an toàn của Nhà nước Hồi giáo (IS), Khweis, 27 tuổi, đến từ hạt Fairfax, bang Virginia, Mỹ, ngay lập tức nhận ra mình đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, Washington Post dẫn lời luật sư biện hộ cho Khweis khẳng định.
Khwei bỏ trốn khỏi IS cách đây ba tháng và bị lực lượng người Kurd ở Iraq bắt giữ. Phiên tòa xét xử Khweis tại Mỹ đang diễn ra. Bồi thẩm đoàn sẽ xem xét liệu lỗi lầm của Khweis có được tha thứ theo luật chống khủng bố hay không.
Theo các công tố viên, Khweis khá thành khẩn nhận lỗi. Khweis khai quyết định gia nhập IS vì bị những kẻ chiêu mộ thuộc tổ chức này dụ dỗ qua mạng. Lúc còn là thành viên IS, Khweis chịu trách nhiệm xử lý vũ khí.
“Bị cáo tự hiến mình cho IS, tổ chức khủng bố nguy hiểm nhất lịch sử”, công tố viên Dennis Fitzpatrick nói trước bồi thẩm đoàn trong bài phát biểu khai mạc phiên xử Khweis.
Các luật sư biện hộ tranh luận rằng không có bằng chứng cho thấy Khweis từng thực hiện hay ủng hộ bất kỳ hành vi bạo lực nào. Khweis bị “hấp dẫn” bởi những gì đọc được trên mạng về IS.
Video đang HOT
“Kể từ giây phút đó, IS đã kiểm soát Khweis”, luật sư Jessica Carmichael nhấn mạnh. “Khi một người trẻ mắc một sai lầm ngốc nghếch và ngờ nghệch, chúng ta nên cho cậu ấy cơ hội thay đổi suy nghĩ trước khi xảy ra bất kỳ điều không hay nào”.
Vụ việc của Khweis đặc biệt vì một số lý do. Khweis có thể thành công đặt chân đến vùng đất do IS kiểm soát, điều mà rất ít công dân Mỹ làm được. Nhà chức trách thậm chí không biết về sự việc cho đến thời điểm Khweis bị bắt giữ.
Các đặc vụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khai rằng họ chỉ biết về sự tồn tại của Khweis qua đoạn video do một chiến binh người Kurd đăng tải trên mạng xã hội Twitter.
Quá trình xét xử Khweis dự kiến diễn ra trong khoảng hai tuần. Nhà chức trách đang cân nhắc liệu có nên để Khweis tự ra làm chứng hay không. Khweis bị cáo buộc hỗ trợ vật chất cho IS, âm mưu hỗ trợ vật chất cho IS và tàng trữ vũ khí.
Theo luật sư Carmichae, Khweis nghiện rượu và thuốc lá, vẫn phải sống dựa vào cha mẹ. Quãng thời gian tham gia IS, Khweis chỉ làm những công việc vặt vãnh như mua sắm đồ đạc, đổ rác hay nấu ăn. Khweis chỉ tiếp xúc với súng khi phải chuyển chúng tới đặt trên một chiếc ghế dài. Khweis từng được yêu cầu đánh bom tự sát và nhận lời vì cho rằng mình sẽ bị giết hại giống như gián điệp nếu không đồng ý.
Tuy nhiên, các công tố viên lại nói Khweis nắm rất rõ về IS. Trước khi đến Syria, Khweis xin thôi việc tài xế xe buýt tại công ty Metro Access, bán xe riêng và thuê một chiếc ôtô rồi tự lái tới sân bay quốc tế Baltimore – Washington. Khweis dừng chân tại London, Anh, và Amsterdam, Hà Lan, để tránh bị phát hiện. Khi đến Thổ Nhĩ Kỳ, Khweis bắt xe buýt tới thị trấn biên giới rồi mới liên lạc với đầu mối IS thông qua Twitter.
Trong một tin nhắn, Khweis yêu cầu kẻ chiêu mộ của IS liên lạc thông qua ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram. Đặc vụ FBI Ryan Lamb cho hay điện thoại Khweis sử dụng có một số chương trình giúp mã hóa tin nhắn và trình duyệt web riêng tư. “Bị cáo khá thông thạo”, ông Lamb khai trước tòa.
Nhưng Khweis đã không kịp xóa dữ liệu lưu ở hai trong ba chiếc điện thoại mang theo. Khweis để lại ghi chú về chuyến đi tới Syria cùng bằng chứng cho thấy lúc ở Thổ Nhĩ Kỳ, Khweis đã xem nhiều trang web về IS có đăng tải những hình ảnh liên quan đến súng đạn, xác người chết hay các vụ tấn công bạo lực. Khweis còn tìm kiếm trên Google những cụm từ thông dụng bằng tiếng Arab.
Công tố viên cho hay chiếc xe đưa Khweis từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Syria còn chở thêm ba người Pháp cùng một người Tunisia. Những kẻ này lớn tiếng khoe khoang về vụ tấn công khủng bố đẫm máu vừa xảy ra tại Paris lúc bấy giờ.
Khweis liên tục bị chuyển qua lại giữa các địa điểm trú ẩn trước khi tới Mosul, Iraq, để tham gia một khóa đào tạo về tôn giáo. Khweis gặp các tay súng người Nga và giúp điều trị cho những chiến binh bị thương, theo công tố viên. Cuối cùng, Khweis được đưa đến thành phố Tal Afar, Iraq, cách biên giới Syria không xa. Cũng từ đây, Khweis bỏ trốn rồi rơi vào tay người Kurd.
Khweis từng điền vào mẫu đơn xin gia nhập IS và xuất hiện trong một danh sách liệt kê tên các chiến binh thuộc tổ chức. Tuy nhiên, đơn không cho thấy thông tin về việc Khweis từng tham gia khóa huấn luyện sử dụng vũ khí nào hay được điều tới chiến đấu ở đâu.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ triệt phá đường dây bán visa cho giới nhà giàu Trung Quốc
Các đặc vụ liên bang California, Mỹ, hôm qua đột kích hai căn nhà và một doanh nghiệp bị cáo buộc liên quan đến mạng lưới lừa đảo thị thực trị giá khoảng 50 triệu USD.
Đặc vụ FBI thu giữ tài liệu từ cơ sở của cha con Chan ở San Gabriel, California. Ảnh: AFP
Ước tính, đường dây trên đã giúp hơn 100 người Trung Quốc có visa cư trú tại Mỹ, AFP đưa tin. Theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Victoria Chan, một luật sư tại bang California, cùng cha mình, Tat Chan, bắt đầu thiết lập đường dây từ năm 2008 bằng cách thuyết phục khoảng 100 người Trung Quốc rót hơn 50 triệu USD vào cái gọi là Quỹ Đầu tư Nhập Cảnh California (CIIF) cùng các công ty liên quan để được cấp visa diện EB-5.
Chương trình EB-5, ra đời năm 1990, quy định cấp giấy phép cho những công dân nước ngoài định cư tại Mỹ (hay còn gọi là cấp thẻ xanh), đổi lại họ phải đầu tư ít nhất 500.000 USD vào một doanh nghiệp Mỹ và tạo ra việc làm cho ít nhất 10 người Mỹ.
"Nhờ mạng lưới lừa đảo này, rất nhiều công dân nước ngoài có thể lấy được thẻ xanh một cách không chính đáng thông qua chương trình EB-5 bởi họ thực tế không đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp Mỹ nào cũng như không tạo ra việc làm", đặc vụ FBI Gary Chen cho hay.
Theo Chen, một số người tham gia mạng lưới còn là những kẻ đào tẩu nằm trong danh sách 100 đối tượng bị truy nã gắt gao của Trung Quốc, chủ yếu với tội danh hối lộ, tham nhũng hoặc lạm dụng quyền lực.
Victoria Chan và cha mình đã hứa hoàn tiền đầy đủ cho những người đầu tư nhưng lại lén lút giấu bớt để mua các căn nhà trị giá hàng triệu USD cho bản thân và cho một kẻ đồng lõa là Fang Zeng, quốc tịch Trung Quốc. Họ cũng nộp những bản kế hoạch phát triển hàng loạt dự án khác nhau cho chính quyền liên bang nhưng không kế hoạch nào được triển khai.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra hiện chưa bắt giữ hai cha con Chan vì chưa đưa ra cáo buộc chính thức.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nội bộ lục đục, IS hành quyết 8 chiến binh Hà Lan IS hành quyết 8 thành viên người Hà Lan bị buộc tội cố gắng bỏ trốn. Chiến binh IS. Ảnh: jihadwatch.org "IS hành quyết 8 chiến binh Hà Lan hôm 29/2 ở Maadan, Raqqa, sau khi cáo buộc họ âm mưu đào ngũ và nổi loạn", AFP dẫn lời Abu Mohammad, một thành viên của nhóm hoạt động Raqqa bị giết chết trong...