Phiên sáng 8/11: Giao dịch ảm đạm
Tâm lý nhà đầu tư thận trọng khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm trong phiên sáng cuối tuần 8/11. Trong đó, bên cạnh dòng tiền khá yếu, diễn biến phân hóa của nhóm bluechip cũng góp phần đưa chỉ số VN-Index biến động lình xình và giằng co.
Sau thời gian dài lình xình giằng co, thị trường đã chinh phục thành công ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.000 điểm. Không dừng lại tại đây, chỉ số VN-Index đã liên tục bứt phá và chinh phục những mốc cao hơn. Tuy nhiên, sự thiếu đồng thuận khi đà tăng của thị trường chủ yếu dựa vào một số mã lớn đặc biệt là dòng bank và nhóm cổ phiếu nhà Vin, đã khiến VN-Index bắt đầu gặp khó với những nhịp rung lắc và may mắn đã bảo toàn được đà tăng điểm qua 4 phiên liên tục.
Sang phiên 7/11, lực bán đẩy cao cuối phiên đã khiến thị trường chính thức quay đầu điều chỉnh nhẹ. Trong đó, bộ ba nhà Vingroup đã có dấu hiệu suy yếu khi VHM và VRE chỉ còn xanh nhạt, còn VIC đảo chiều giảm. Tuy vậy, kịch bản thị trường vẫn khá lạch quan khi các trụ đã dẫn sóng chỉ điều chỉnh nhẹ và không tạp áp lực lên chỉ số.
Chính vì vậy, TVSI đã đưa ra ra dự báo khả năng điều chỉnh sẽ tiếp tục xuất hiện trong những phiên tới nhưng khó đẩy chỉ số giảm sâu trong bối cảnh lực cầu giá thấp đang được duy trì tốt. Đồng thời, công ty chứng khoán này vẫn cho rằng, xu hướng tăng giá nhiều khả năng sẽ duy trì trong ngắn hạn.
Bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần 8/11, sự hồi phục của nhóm cổ phiếu bluechip là điểm tựa chính giúp thị trường khởi sắc trở lại. Tuy nhiên, đà tăng khá hạn chế với mức tăng chỉ trên dưới 500 đồng/CP, khiến VN-Index chỉ lình xình trên mốc tham chiếu.
Dòng tiền tỏ ra thận trọng hơn sau phiên quay đầu hôm qua cũng là tác nhân góp phần duy trì trạng thái đi ngang trong biên độ hẹp của chỉ số chung. Sau hơn 50 phút giao dịch, trên sàn HOSE tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 650 tỷ đồng và trên toàn thị trường cũng chưa tới 800 tỷ đồng.
Trong khi bộ 3 nhà Vin tiếp tục đuối sức thì dòng bank vẫn duy trì sự khởi sắc, đáng kể HDB tăng trên dưới 2,5%, TCB tăng hơn 1%, còn VCB, MBB, VPB, CTG… cũng đều nhích nhẹ. Trong đó, MBB đang dẫn đầu thanh khoản với hơn 2,7 triệu đơn vị được khớp lệnh; HDB cũng khớp hơn 2,1 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, sau khoảng 1 giờ giao dịch, áp lực bán gia tăng khiến nhiều mã lớn quay đầu, trong đó cặp đôi lớn VHM và VIC cũng không thoát khỏi tình trạng suy giảm cùng việc thu hẹp biên độ của dòng bank, đã nhanh chóng đẩy VN-Index trở về dưới mốc tham chiếu.
T.Thúy
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Video đang HOT
Phiên sáng 20/6: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index tăng vọt lên mốc 958 điểm
Rổ VN30 trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6, ngoại ngoại trừ SAB bị ép xuống mạnh, đa số các mã còn lại, nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng có giao dịch tích cực, hỗ trợ cho VN-Index chinh phục thành công mốc 950 điểm trong phiên sáng nay (20/6).
Trong phiên hôm qua, VN-Index tăng lên 950 điểm từ khá sớm, nhưng nhanh chóng bị đẩy xuống do áp lực bán chực chờ, trong khi bên mua vẫn tỏ ra thận trọng. Diễn biến giằng co trên vùng giá cao là chủ đạo trong phần lớn thời gian sau đó.
Trong đợt ATC, lực cầu gia tăng ở một số mã giúp VN-Index nới rộng đà tăng, nhưng không đủ để VN-Index lấy lại mốc 950 điểm khi đóng cửa.
Theo MBS thì nhìn chung, áp lực bán nhằm vào các trụ cũng chưa làm thị trường hoảng loạn trong 2 phiên vừa qua, bên cạnh đó, thị trường tăng điểm phiên hôm nay càng gia cố thêm cho vùng đáy, do vậy, chừng nào thị trường còn giữ được vùng hỗ trợ này thì đó là cơ hội để tích lũy cổ phiếu và ngược lại.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 20/6, tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu trên thị trường sau khoảng hơn 30 phút giao dịch, với 2 nhịp chớm đỏ của VN-Index.
Tuy nhiên, dòng tiền sau đó bất ngờ đổ vào khá tích cực và hướng đến nhiều nhóm cổ phiếu, cùng sự hỗ trợ đắc lực của các bluechip đã đưa chỉ số tự tin lên trên 950 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Phiên hôm nay cũng là phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6. Rổ VN30 diễn biến tích cực hơn chỉ số chung, khi có số mã tăng áp đảo dưới sự dẫn dắt của các mã ngân hàng lớn VCB, CTG, TCB, VPB, BID, MBB, HDB với thanh khoản tốt...
Chỉ một vài cổ phiếu giảm nhẹ, mặc dù vậy, gánh nặng tại SAB và ROS khi mất từ 1,5 -2% đang là là nhân tố chính đang khiến đà đi lên của chỉ số không được cao.
Trên bảng điện tử, 20 mã có thanh khoản cao nhất đa số tăng, lác đác vài mã giảm còn ROS, HPG, SBT. Trong khi đó, nhận được sự quan tâm lớn là VGC khi vọt hơn 3%, HNG 2,5%, DLG 3,5%...
VN-Index tiếp tục nhích dần lên về cuối phiên nhờ nhóm bluechip và ngân hàng nói riêng. Thanh khoản gia tăng cả về khối lượng và giá trị, cũng như trải đều trên nhiều nhóm cổ phiếu là tín hiệu tích cực nhất, mặc dù vậy, việc chưa trở lại được ngưỡng 960 điểm có lẽ khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 159 mã tăng và 111 mã giảm, VN-Index tăng 8,43 điểm ( 0,89%), lên 958,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 94,2 triệu đơn vị, giá trị 1.996 tỷ đồng, tăng gần 34% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 33,4 triệu đơn vị, giá trị gần 600 tỷ đồng.
Các nhóm cổ phiếu lớn, bluechip đồng loạt có sắc xanh, rổ VN30 có 24 mã tăng và chỉ 4 mã giảm.
Trong đó, nhóm ngân hàng nổi bật với BCV 1,6% lên 70.900 đồng; BID 1,1% lên 32.350 đồng; CTG 2% lên 20.650 đồng; TCB 2,5% lên 20.600 đồng; VPB 0,8% lên 18.700 đồng; MBB 1,7% lên 21.000 đồng; HDB 2,3% lên 26.850 đồng; STB 1,3% lên 11.450 đồng; EIB 0,5% lên 18.650 đồng và duy nhất TPB chỉ có mức giá tham chiếu.
Không chỉ nhóm ngân hàng, bộ 3 cổ phiếu Vingroup đồng lòng cũng hỗ trợ thị trường, trong đó, VRE tăng tốt nhất khi 1,6% lên 34.550 đồng; VHM 0,9% lên 78.800 đồng; VIC 0,4% lên 116.400 đồng.
Ngoài ra, các mã khác tăng tốt còn có SAB, khi đảo chiều từ sắc đỏ lên 1,6% lên 280.000 đồng về cuối phiên; PLX 2,8% lên 63.200 đồng; VJC 2% lên 121.900 đồng; MWG 2,4% lên 90.700 đồng; PNJ 2,7% lên 73.700 đồng; DHG 2% lên 103.500 đồng. Cùng các mã nhích trên 1% có GAS, HVN, NVL, FPT...
Giảm điểm còn một vài cổ phiếu như VNM -0,1% xuống 123.300 đồng; HPG -0,6% xuống 23.700 đồng; POW -1% xuống 15.500 đồng; ROS -2% xuống 29.650 đồng; SBT -1,2% xuống 17.000 đồng.
Trong số trên có 4 mã thanh khoản cao nhất HOSE là ROS với gần 5 triệu đơn vị; CTG có 2,47 triệu đơn vị; HPG có 2 triệu đơn vị; VPB có 1,85 triệu đơn vị.
Trên bảng điện tử, một số mã được nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền là VGC 3,2% lên 20.850 đồng, khớp 1,55 triệu đơn vị; HNG 2,3% lên 15.700 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị; DLG 2% lên 1.520 đồng, khớp 1,18 triệu đơn vị; CCL 4,9% lên 5.160 đồng, khớp 0,9 triệu đơn vị.
Nhóm HSG, AAM, PDR, PVD, ASM có thanh khoản khớp lệnh từ 1 triệu đến 1,7 triệu đơn vị, nhưng mức tăng thấp hơn.
Ngược lại, đi ngược thị trường ngoài ROS, HPG nêu trên thì cũng chỉ còn TNI -5,2% xuống 11.950 đồng; HPX -2,1% xuống 26.150 đồng; SFG -2,9% xuống 14.900 đồng; BMC -2,8% xuống 15.550 đồng...
Trên sàn HNX, giằng co quanh tham chiếu lại là diễn biến chính của HNX-Index, mặc dù vậy, nhịp bật lên trong những phút cuối phiên đã đưa chỉ số kết phiên trong sắc xanh khá vững.
Các mã lớn đa số hồi phục như ACB 0,7% lên 29.100 đồng; PVS 0,9% lên 22.800 đồng; SHB 1,4% lên 7.100 đồng; VCS 1% lên 61.500 đồng; PVI 2,5% lên 36.800 đồng; CEO 0,9% lên 11.700 đồng; TNG 0,5% lên 18.900 đồng.
Mất điểm có VCG -0,7% xuống 27.700 đồng; NVB -1,2% xuống 8.100 đồng; MBS -0,6% xuống 15.200 đồng; SHS -1,9% xuống 10.200 đồng; NDN -0,6% xuống 16.500 đồng.
Khớp lệnh cao nhất sàn là PVS với hơn 1,46 triệu đơn vị; NVB có 1,38 triệu đơn vị; SHB có 0,82 triệu đơn vị; VCG, NDN, ACB, TNG có từ 0,4 đến 0,58 triệu đơn vị.
Đáng chú ý có SRA, tăng kịch trần 9,2% lên 13.000 đồng. Phiên hôm qua, cổ phiếu này chốt phiên cũng có sắc tím.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 41 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 0,21 điểm ( 0,21%), lên 103,99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,73 triệu đơn vị, giá trị 112,31 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,58 triệu đơn vị, giá trị 37,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lại thiếu tích cực, sau khi chớm xanh trong những phút đầu tiên, đã xuống dưới tham chiếu và chỉ khi gần kết thúc phiên mới có nhịp hồi, nhưng chưa đủ để chỉ số thoát khỏi sắc đỏ.
Đa số các mã lớn, thanh khoản tốt giảm là QNS, CTR, VEA, MSR, NTC, OIL, hoặc đứng tham chiếu như BSR, LPB, VGI.
Trong khi le lói xanh có GVR, GEG, ACV, MFS, VIB, KOS, MPC...
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,03%), xuống 54,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,74 triệu đơn vị, giá trị 94,58 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,4 triệu đơn vị, giá trị gần 13 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 7/11: HPG nổi sóng Trong bối cảnh rung lắc trong biên độ hẹp của thị trường do đang trong vùng đỉnh hơn 1 năm qua tại 1.024 điểm, và giao dịch có phần thận trọng trở lại thì phiên sáng nay ghi nhận sự khởi sắc đầy bất ngờ của HPG. Trong phiên hôm qua, VN-Index duy trì đà tăng và có thời điểm hướng tới 1.030...