Phiên sáng 3/7: Dè dặt bắt đáy
Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến diễn biến thị trường không mấy sôi động và VN-Index tiếp tục thoái lui về vùng 950 – 955 điểm, nhưng lực cầu bắt đáy tại một số mã giúp VN-Index hãm đà giảm trong phiên giao dịch sáng nay (3/7).
Sau phiên khởi sắc đầu tuần mới theo đà tăng của chứng khoán thế giới, chứng khoán Việt Nam đã đảo chiều giảm trở lại trong phiên hôm qua (2/7) khi nhà đầu tư bất ngờ thận trọng trở lại. Trong khi bên bán chỉ chốt lời, chứ không bán bằng mọi giá, thì bên mua lại chỉ muốn mua rẻ khiến diễn biến thị trường diễn ra khá trầm.
Trong đó, một số bluechip bị chốt lời khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh nhẹ khi chốt phiên giao dịch hôm qua.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, sự thận trọng tiếp tục được duy trì khiến diễn biến thị trường không có nhiều thay đổi so với phiên hôm qua. Giao dịch diễn ra chậm với độ rộng của thị trường vẫn nghiêng về sắc đỏ khiến VN-Index mất điểm ngay đầu phiên và nới rộng đà giảm dần sau đó, lùi về thử thách vùng 950 – 955 điểm.
Tuy nhiên, khi VN-Index vừa xuống dưới 956 điểm, lực cầu đã gia tăng kéo VN-Index lên sát tham chiếu, nhưng chỉ số này không thể có sắc xanh, mà bị đẩy lùi trở lại sau đó, đóng cửa tiếp tục giảm nhẹ.
Chốt phiên, VN-Index giảm 2,67 điểm (-0,28%), xuống 959,31 điểm với 120 mã tăng và 142 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 69,2 triệu đơn vị, giá trị 1.588,4 tỷ đồng, giảm 8,6% về khối lượng và 5,8% về giá trị so với phiên giao dịch sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,77 triệu đơn vị, giá trị 274,1 tỷ đồng.
Các mã lớn đa số đều giảm như VIC giảm 0,95% xuống 114.700 đồng, VCB giảm 0,57% xuống 70.100 đồng, GAS giảm 0,67% xuống 103.200 đồng, MSN giảm 1,3% xuống 83.500 đồng, VRE giảm 1,16% xuống 34.200 đồng. Ngoài ra, còn có TCB, VJC, HPG, HVN, NVL, VPB, PNJ, FPT… Trong đó, NVL giảm mạnh nhất khi mất 2,49% xuống 58.700 đồng.
Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy giúp VHM đảo chiều tăng 0,62% lên 81.600 đồng, SAB tăng 0,4% lên 276.300 đồng, BID tăng 0,16% lên 32.100 đồng, CTG tăng 0,24% lên 20.850 đồng, BVH tăng 0,98% lên 82.100 đồng.
Trong nhóm VN30, chỉ có 7 mã tăng, trong khi có tới 20 mã giảm. Tương tự, toàn bộ các hợp đồng tương lai chỉ số này tiếp tục giảm.
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, sắc xanh xuất hiện tại TSC, HAI, FIT, HHS, OGC, HAG, IDI, trong đó HAG là mã có thanh khoản tốt nhất với 2,56 triệu đơn vị.
Còn xét toàn sàn, ROS là mã có thanh khoản tốt nhất với 3,27 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,19% xuống 29.050 đồng.
Video đang HOT
Các sản phẩm chứng quyền cũng đồng loạt quay đầu, chỉ còn 2 mã giữ được sắc xanh nhạt khi chốt phiên sáng là CHPG1901 và CMBB1901, cùng với CHPG1903 đứng giá tham chiếu. Trong khi đó, CFPT1901 sau 3 phiên tăng mạnh đã quay đầu giảm khá mạnh sáng nay, mở cửa về mức sàn 4.080 đồng, trước khi hồi nhẹ, đóng cửa giảm 19,3%, xuống 4.560 đồng với 279.880 đơn vị được chuyển nhượng.
Mã có thanh khoản tốt nhất là CVNM1901 với 724.250 đơn vị, đóng cửa giảm 2,38% xuống 1.230 đồng, trong đó nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tới 459.380 đơn vị. Tiếp đến là CMWG1902 với 517.440 đơn vị, đóng cửa giảm 14,58% xuống 4.060 đồng.
Trên sàn HNX, HNX-Index giằng co, liên tục đảo chiều trong phiên sáng nay, nhưng luôn giữ được sắc xanh.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,46 điểm ( 0,44%), lên 103,92 điểm với 54 mã tăng và 52 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11 triệu đơn vị, giá trị 204 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2 triệu đơn vị, giá trị 52 tỷ đồng.
Trên sàn nay sáng nay chỉ duy nhất PVS khớp trên 1 triệu đơn vị (1,49 triệu đơn vị), nhưng đóng cửa giảm 0,86% xuống 23.100 đồng. Trong khi đó, VCS tăng 7,69% lên 65.800 đồng, SHB tăng 1,49% lên 6.800 đồng, PVI tăng 0,54% lên 37.100 đồng, DGC tăng 7,09% lên 31.700 đồng, ACB và VCG đứng giá tham chiếu.
Trên UPCoM, sau phần lớn thời gian giằng co nhẹ quanh tham chiếu, chỉ số UPCoM-Index đã vọt lên trong ít phút cuối phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,2%), lên 55,07 điểm với 63 mã tăng và 74 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 4,77 triệu đơn vị, giá trị 104 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 1 triệu đơn vị, giá trị 39,7 tỷ đồng.
Thị trường này sáng nay không có mã nào khớp tới nửa triệu đơn vị. Các mã nhỏ có mức tăng mạnh, đóng cửa với sắc tím có PFL, VEC, AFX, BEL, trong khi một số mã lớn đóng cửa với sắc xanh, nhưng mức tăng không lớn như BSR, VIB, MPC, ACV, SDI. Các mã khác giảm giá như MSR, VGT, OIL, VGI…
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 26/6: Lực cầu bất ngờ gia tăng cuối phiên, VN-Index lấy lại sắc xanh
Sau diễn biến lình xình trong phần lớn thời gian của phiên sáng, lực cầu bất ngờ gia tăng trong những phút cuối phiên, kéo VN-Index nhảy qua tham chiếu, đóng cửa ở mức gần cao nhất phiên.
Trong phiên hôm qua (25/6), VN-Index lình xình trong biên độ hẹp dưới mức tham chiếu và đóng cửa điều chỉnh nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp do áp lực chốt lời diễn ra ở nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Tuy nhiên, cả lực cung và cầu không quá mạnh khi tâm lý thận trong đang chế ngự nhà đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề chính của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chính là tâm lý của nhà đầu tư và các thông tin tác động từ bên ngoài.
Về thông tin bên ngoài, trong phiên giao dịch tối qua theo giờ Việt Nam, các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt giảm điểm, nhất là Nasdaq Composite do đà bán tháo nhóm cổ phiếu công nghệ khi những kỳ vọng về khả năng Mỹ - Trung đạt được một cái gì đó ở cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 diễn ra ở Osaka (Nhật Bản) tuần này không nhiều.
Trong khi đó, những phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard khiến kỳ vọng về việc Fed sẽ giảm lãi suất trong tháng 7 gần như bị dập tắt.
Trong nước, ngày mai (27/6) Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổ chức họp báo cung cấp các thông tin về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trong quý II/2019. Tại cuộc họp này, dự kiến nhiều thông tin kinh tế vĩ mô quý II sẽ được tiết lộ.
Tiếp sau đó, theo kế hoạch dự kiến, ngày 29/6, Tổng cục Thống kê cũng sẽ công bố các thông tin về CPI, chỉ số sản xuất công nghiệp và báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm.
Đây có thể là những lý do khiến giới đầu tư trong nước tỏ ra thận trọng trong 2 phiên giao dịch đầu tuần mới để chờ đợi các thông tin quan trọng cả trong nước và quốc tế được công bố chính thức sau tuần giao dịch khá hứng khởi trước đó.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, tâm lý thận trọng này tiếp tục được duy trì khiến diễn biến thị trường diễn ra khá ảm đạm, thanh khoản vẫn ở mức thấp, ngoại trừ sự đột biến trong giao dịch thỏa thuận khi MBB được thỏa thuận tới 71,2 triệu đơn vị, giá trị 1.606 tỷ đồng, cùng 6,9 triệu cổ phiếu TCB, giá trị 143,7 tỷ đồng.
VN-Index vì vậy cũng chỉ lình xình trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 960 điểm. Tuy nhiên, trong ít phút cuối phiên, lực cầu gia tăng ở một số mã lớn giúp VN-Index nhảy qua mốc tham chiếu, đóng cửa ở mức cao gần nhất phiên.
Chốt phiên, VN-Index tăng 2,1 điểm ( 0,22%), lên 962,23 điểm với 139 mã tăng và 124 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 158 triệu đơn vị, giá trị 3.303,7 tỷ đồng, tăng 80,82% về khối lượng và 93,5% về giá trị so với phiên sáng qua. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, thanh khoản đột biến trong phiên sáng nay có sự đóng góp lớn của giao dịch thỏa thuận khi có tới 95,87 triệu đơn vị, giá trị 1.994,4 tỷ đồng được chuyển nhượng trong phiên thỏa thuận, trong đó đóng góp lớn nhất đến từ MBB và TCB. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, thì thanh khoản phiên sáng nay tương đương với phiên sáng qua.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng, không còn tình trạng đồng loạt giảm như phiên hôm qua, mà đã có sự phân hóa với sự phục hồi trở lại của BID khi tăng 1,25% lên 32.500 đồng, CTG tăng 0,95% lên 21.250 đồng, MBB tăng 0,24% lên 21.150 đồng. Trong khi đó, sắc đỏ vẫn xuất hiện tại VCB, nhưng mức giảm chỉ ở mức khiêm tốn 0,28% xuống 72.200 đồng, TCB giảm 0,96% xuống 20.550 đồng, VPB giảm 0,26% xuống 19.350 đồng, HDB giảm nhẹ 0,19% xuống 26.650 đồng, EIB giảm 0,27% xuống 18.550 đồng, STB giảm 0,86% xuống 11.550 đồng và TPB giảm 1,31% xuống 22.600 đồng.
Trong các mã lớn khác, cổ phiếu họ nhà Vin cũng có sự phân hóa khi VIC và VRE tăng nhẹ 0,17% và 0,15%, còn VHM lại giảm nhẹ 0,25%. Ngoài ra, GAS tăng 1,16% lên 104.700 đồng, SAB tăng 0,21% lên 282.400 đồng, MSN tăng 1,07% lên 84.900 đồng, PLX tăng 1,29% lên 62.700 đồng, NVL tăng 1,54% lên 59.400 đồng, BVH tăng 0,87% lên 80.800 đồng...
FPT sau khi tăng tốt phiên hôm qua, đã nhanh chóng đảo chiều giảm 0,32% xuống 46.350 đồng trong phiên sáng nay với chỉ 0,62 triệu đơn vị được khớp, trong khi hôm qua khớp hơn 3 triệu đơn vị.
Mã có thanh khoản tốt nhất sàn vẫn là ROS với 7,24 triệu đơn vị và đóng cửa giảm 1,17% xuống 29.650 đồng.
Các mã có thanh khoản tốt tiếp theo là HAG với 4 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 1,13% lên 5.350 đồng; PVD với 2,35 triệu đơn vi, đóng cửa tăng 2,39% lên 19.300 đồng.
Diễn biến trên sàn HNX cũng tương tự khi HNX-Index lình xình không rõ xu hướng với thanh khoản ở mức thấp. Trong suốt thời gian của phiên sáng, chỉ số này chỉ giằng co nhẹ quanh tham chiếu và chốt phiên may mắn có được sắc xanh nhạt.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,05 điểm ( 0,04%), lên 104,2 điểm với 52 mã tăng và 55 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13 triệu đơn vị, giá trị 152 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận không đáng kể.
Trên sàn này sáng nay chỉ có 4 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là PVS, BII, HUT và TNG. Trong đó, PVS tăng 1,72% lên 23.600 đồng với 1,79 triệu đơn vị; BII tăng trần lên 1.200 đồng với 1,68 triệu đơn vị; HUT giảm 3,85% xuống 2.500 đồng với 1,43 triệu đơn vị; và TNG tăng 5,08% lên 20.700 đồng với 1,39 triệu đơn vị.
Trong các mã lớn, ngoài PVS còn có VCG tăng 0,75% lên 27.000 đồng, VCS tăng 0,33% lên 61.000 đồng, DGC tăng 0,36% lên 28.000 đồng, PHP tăng 3% lên 10.300 đồng. Còn lại ACB, SHB, PVI, NTP đứng giá tham chiếu.
Trên UPCoM, chỉ số chính thị trường này có sắc xanh ngay khi mở cửa sau đó giằng co trước khi bứt lên cuối phiên, chốt ở mức cao nhất phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,28 điểm ( 0,52%), lên 55,49 điểm với 85 mã tăng và 63 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 7,2 triệu đơn vị, giá trị 139 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 0,3 triệu đơn vị, giá trị 14 tỷ đồng.
Sáng nay VGT bất ngờ có giao dịch sôi động khi có tổng khớp 1,13 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 6,54% lên 11.400 đồng. Tiếp đến là BSR với 0,7 triệu đơn vị được khớp và cũng đóng cửa tăng 0,78% lên 12.900 đồng. Các mã đáng chú ý khác như VGI, VEA, MPC, GVR, VGG, MSR, SDI... cũng có sắc xanh khi chốt phiên, trong khi OIL, VSN, ACV giảm giá.
Các mã tăng trần đáng kể có PFL, VEC, PWA, NQN, trong khi PCN, TVW, HSM, HAF... đóng cửa ở mức sàn.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên 29/5: Nhà đầu tư vẫn thận trọng, VN-Index loay hoay tìm hướng Phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục ảm đạm, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn không khẳng định được vai trò dẫn dắt, khiến cho chỉ số rung lắc mạnh và chưa thể thoát sắc đỏ. Bước vào phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận tin không mấy tốt đó là thị...