Phiên sáng 2/7: Lực bán gia tăng, VN-Index đảo chiều nhanh
Sau phiên tăng tốt hôm qua, tín hiệu kỹ thuật đã không ủng hộ đà đi lên tiếp theo của thị trường trong phiên sáng nay khi lực bán gia tăng tại nhiều mã bluechip.
Trong phiên hôm qua, thông tin cuộc gặp Mỹ-Trung cuối tuần trước đã tiếp sức cho thị trường tăng vọt ngay khi mở cửa. Mặc dù thanh khoản vẫn khá cầm chừng nhưng nhóm bluechip với điểm sáng CTG và GAS đã hỗ trợ tốt cho đà tăng của thị trường.
Càng giao dịch, tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư càng tăng lên, khiến sắc xanh bao phủ. VN-Index từng bước nhích lên mức cao nhất ngày khi đóng cửa, chạm mốc 965 điểm.
Mặc dù vậy, TVSI nhận thấy VN-Index đã chạm vùng kháng cự 965-975 điểm. Đây là ngưỡng cản khá mạnh trong ngắn hạn, do đó khả năng xuất hiện nhịp rung lắc cần được lưu ý.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 2/7, đúng như dự đoán, VN-Index đã nhanh chóng rung lắc nhẹ quanh tham chiếu và để mất mốc 965 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch với các cổ phiếu lớn đồng loạt chìm trong sắc đỏ như VIC, VHM, VCB, VNM, GAS… tuy vậy, mức giảm điểm không lớn, chỉ từ 0,2 đến 0,7%.
Thanh khoản đã quay trở lại xu hướng thấp như thời gian gần đây với sự thận trọng cao độ, toàn sàn HOSE tại thời điểm 10h30′ chỉ có 7 mã khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trong đó, đáng chú ý có KBC khi vươn lên dẫn đầu với hơn 2,2 triệu đơn vị và tăng nhẹ.
Ngoài ra là giao dịch thỏa thuận hơn 1,74 triệu đơn vị cổ phiếu FPT của khối ngoại, trị giá gần 88 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, một số đang chạy khá tốt là CTG và SJF, trong đó, SJF sau khi rơi xuống vùng giá thấp nhất lịch sử tại 2.680 đồng/cổ phiếu đã nhận được lực mua bắt đáy lớn, với phiên tăng kịch trần hôm qua và thêm một lần vươn lên sắc tím trong phiên sáng nay, mặc dù vậy, áp lực chốt lời cũng gia tăng, khi nhanh chóng đi xuống và chỉ còn nhích gần 1,5%.
Càng giao dịch, số mã giảm càng tăng lên trên bảng điện tử, kể cả đối với các cổ phiếu lớn, bluechip, chỉ số VN-Index theo đó vẫn nằm dưới tham chiếu và rung lắc nhẹ cho đến hết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 102 mã tăng và 170 mã giảm, VN-Index giảm 3,29 điểm (-0,34%), xuống 962,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 75,7 triệu đơn vị, giá trị 1.685,81 tỷ đồng, giảm hơn 11% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 18,54 triệu đơn vị, giá trị 403,8 tỷ đồng.
Như đã đề cập, phần lớn các cổ phiếu lớn, bluechip đều giảm điểm, trong đó rổ VN30 có 19 mã đỏ và 9 mã tăng cùng 2 cổ phiếu lớn ngân hàng đứng tham chiếu là CTG và TCB.
Mặc dù vậy, biên độ giảm của các cổ phiếu lại chỉ ở mức thấp như VIC, VHM, VCB mất 0,6%; VNM và GAS giảm 0,2%; SAB -0,1%; MSN giảm sâu nhất trong top 10 mã vốn hóa lớn nhất, nhưng cũng chỉ -0,7% xuống 85.000 đồng.
Các mã giảm sâu hơn chỉ còn HPG -1,7% xuống 22.600 đồng; POW -1% xuống 14.850 đồng; HDB -1,9% xuống 26.400 đồng; EIB -1,6% xuống 18.500 đồng; BHN -2,2% xuống 91.000 đồng.
Ngược lại, nhóm mã tăng điểm đáng kể chỉ còn DHG 1,9% lên 107.200 đồng; GMD 1,7% lên 26.850 đồng và VRE 1,02% lên 34.600 đồng; PLX 1% lên 93.600 đồng. Đây cũng là 4 bluechip tăng hơn 1%, còn lại chỉ nhích nhẹ như VJC 0,5%; MWG 0,8%; PNJ 0,1%; FPT 0,1%…
Khớp lệnh cao nhất có ROS với hơn 3,94 triệu đơn vị, giảm 0,8% xuống 29.500 đồng; HPG có 2,2 triệu đơn vị. Nhóm các cổ phiếu ngân hàng tiếp theo như CTG, TCB, MBB STB, VPB có từ 1 triệu đến 1,85 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Trên bảng điện tử, nhóm cổ phiếu thị trường cũng bị chốt lời mạnh nên đa số giảm, lác đác một vài mã còn thu hút nhà đầu tư là KBC, TCM, HAG, ITA, BWE. Trong đó, KBC khớp lệnh đứng thứ 2 toàn sàn chỉ sau ROS với xấp xỉ 3 triệu đơn vị, tăng 0,7% lên 14.900 đồng.
Các chứng quyền đáng chú ý có CFPT1901 và CMWG1902 với khối lượng lớn, lần lượt là 0,65 triệu và 0,52 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, cả 2 đều tạm kết phiên giảm giá, trong đó, CFPT1901 dao động rất mạnh, khi có thời điểm chạm mức giá trần 5.870 đồng, nhưng kết phiên lại mất 10,3% xuống 3.830 đồng.
Trên sàn HNX, diễn biến tương tự, chỉ số HNX-Index giằng co nhẹ trong nửa đầu phiên, sau đó cũng chìm dần và kết phiên tại mức giá thấp nhất, khi hầu hết các mã lớn giao dịch thiếu tích cực.
Trong đó, ACB -1% xuống 28.900 đồng; PVS -1,3% xuống 23.200 đồng; VCS -0,8% xuống 60.700 đồng; NVB -1,2% xuống 8.000 đồng; SHS -1% xuống 9.800 đồng; MBS -0,7% xuống 14.700 đồng…
Cùng với nhiều mã thanh khoản tốt nhất cũng mất điểm như NDN -3,6% xuống 16.000 đồng; ART, VC3, SRA, MST, HAD, TVC…
Tăng điểm còn nhìn thấy chỉ là TNG 0,9% lên 21.700 đồng và cổ phiếu nhỏ PVX tăng kịch trần. Trong khi SHB, HUT, CEO đứng tham chiếu.
Khớp lệnh cao nhất sàn là SHB với 3,48 triệu đơn vị; NDN có 2,29 triệu đơn vị; TNG có 1,2 triệu đơn vị; PVS có 1,1 triệu đơn vị…
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 26 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index giảm 0,62 điểm (-0,6%), xuống 103,47 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 13,69 triệu đơn vị, giá trị 164,08 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 0,67 triệu đơn vị, giá trị 31,4 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số có nửa đầu phiên tích cực, nhưng bất ngờ đảo chiểu và đổ đèo sau đó và kết phiên tại mức điểm gần thấp nhất.
Đáng chú ý nhất là cổ phiếu EVF, khi bất ngờ có thanh khoản tăng vọt với 2,73 triệu đơn vị khớp lệnh, tăng 5,1% lên 6.200 đồng.
Các cổ phiếu nhỏ khác cũng được chú ý hơn với VHG, ATB, AFX, VEC tăng hết biên độ.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,44%), xuống 54,93 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,27 triệu đơn vị, giá trị 96,07 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,09 triệu đơn vị, giá trị 4,75 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên sáng 20/6: Dòng tiền chảy mạnh, VN-Index tăng vọt lên mốc 958 điểm
Rổ VN30 trong ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6, ngoại ngoại trừ SAB bị ép xuống mạnh, đa số các mã còn lại, nhất là nhóm cổ phiếu ngân hàng có giao dịch tích cực, hỗ trợ cho VN-Index chinh phục thành công mốc 950 điểm trong phiên sáng nay (20/6).
Trong phiên hôm qua, VN-Index tăng lên 950 điểm từ khá sớm, nhưng nhanh chóng bị đẩy xuống do áp lực bán chực chờ, trong khi bên mua vẫn tỏ ra thận trọng. Diễn biến giằng co trên vùng giá cao là chủ đạo trong phần lớn thời gian sau đó.
Trong đợt ATC, lực cầu gia tăng ở một số mã giúp VN-Index nới rộng đà tăng, nhưng không đủ để VN-Index lấy lại mốc 950 điểm khi đóng cửa.
Theo MBS thì nhìn chung, áp lực bán nhằm vào các trụ cũng chưa làm thị trường hoảng loạn trong 2 phiên vừa qua, bên cạnh đó, thị trường tăng điểm phiên hôm nay càng gia cố thêm cho vùng đáy, do vậy, chừng nào thị trường còn giữ được vùng hỗ trợ này thì đó là cơ hội để tích lũy cổ phiếu và ngược lại.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 20/6, tâm lý thận trọng vẫn còn hiện hữu trên thị trường sau khoảng hơn 30 phút giao dịch, với 2 nhịp chớm đỏ của VN-Index.
Tuy nhiên, dòng tiền sau đó bất ngờ đổ vào khá tích cực và hướng đến nhiều nhóm cổ phiếu, cùng sự hỗ trợ đắc lực của các bluechip đã đưa chỉ số tự tin lên trên 950 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Phiên hôm nay cũng là phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh tháng 6. Rổ VN30 diễn biến tích cực hơn chỉ số chung, khi có số mã tăng áp đảo dưới sự dẫn dắt của các mã ngân hàng lớn VCB, CTG, TCB, VPB, BID, MBB, HDB với thanh khoản tốt...
Chỉ một vài cổ phiếu giảm nhẹ, mặc dù vậy, gánh nặng tại SAB và ROS khi mất từ 1,5 -2% đang là là nhân tố chính đang khiến đà đi lên của chỉ số không được cao.
Trên bảng điện tử, 20 mã có thanh khoản cao nhất đa số tăng, lác đác vài mã giảm còn ROS, HPG, SBT. Trong khi đó, nhận được sự quan tâm lớn là VGC khi vọt hơn 3%, HNG 2,5%, DLG 3,5%...
VN-Index tiếp tục nhích dần lên về cuối phiên nhờ nhóm bluechip và ngân hàng nói riêng. Thanh khoản gia tăng cả về khối lượng và giá trị, cũng như trải đều trên nhiều nhóm cổ phiếu là tín hiệu tích cực nhất, mặc dù vậy, việc chưa trở lại được ngưỡng 960 điểm có lẽ khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 159 mã tăng và 111 mã giảm, VN-Index tăng 8,43 điểm ( 0,89%), lên 958,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 94,2 triệu đơn vị, giá trị 1.996 tỷ đồng, tăng gần 34% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 33,4 triệu đơn vị, giá trị gần 600 tỷ đồng.
Các nhóm cổ phiếu lớn, bluechip đồng loạt có sắc xanh, rổ VN30 có 24 mã tăng và chỉ 4 mã giảm.
Trong đó, nhóm ngân hàng nổi bật với BCV 1,6% lên 70.900 đồng; BID 1,1% lên 32.350 đồng; CTG 2% lên 20.650 đồng; TCB 2,5% lên 20.600 đồng; VPB 0,8% lên 18.700 đồng; MBB 1,7% lên 21.000 đồng; HDB 2,3% lên 26.850 đồng; STB 1,3% lên 11.450 đồng; EIB 0,5% lên 18.650 đồng và duy nhất TPB chỉ có mức giá tham chiếu.
Không chỉ nhóm ngân hàng, bộ 3 cổ phiếu Vingroup đồng lòng cũng hỗ trợ thị trường, trong đó, VRE tăng tốt nhất khi 1,6% lên 34.550 đồng; VHM 0,9% lên 78.800 đồng; VIC 0,4% lên 116.400 đồng.
Ngoài ra, các mã khác tăng tốt còn có SAB, khi đảo chiều từ sắc đỏ lên 1,6% lên 280.000 đồng về cuối phiên; PLX 2,8% lên 63.200 đồng; VJC 2% lên 121.900 đồng; MWG 2,4% lên 90.700 đồng; PNJ 2,7% lên 73.700 đồng; DHG 2% lên 103.500 đồng. Cùng các mã nhích trên 1% có GAS, HVN, NVL, FPT...
Giảm điểm còn một vài cổ phiếu như VNM -0,1% xuống 123.300 đồng; HPG -0,6% xuống 23.700 đồng; POW -1% xuống 15.500 đồng; ROS -2% xuống 29.650 đồng; SBT -1,2% xuống 17.000 đồng.
Trong số trên có 4 mã thanh khoản cao nhất HOSE là ROS với gần 5 triệu đơn vị; CTG có 2,47 triệu đơn vị; HPG có 2 triệu đơn vị; VPB có 1,85 triệu đơn vị.
Trên bảng điện tử, một số mã được nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền là VGC 3,2% lên 20.850 đồng, khớp 1,55 triệu đơn vị; HNG 2,3% lên 15.700 đồng, khớp 1,2 triệu đơn vị; DLG 2% lên 1.520 đồng, khớp 1,18 triệu đơn vị; CCL 4,9% lên 5.160 đồng, khớp 0,9 triệu đơn vị.
Nhóm HSG, AAM, PDR, PVD, ASM có thanh khoản khớp lệnh từ 1 triệu đến 1,7 triệu đơn vị, nhưng mức tăng thấp hơn.
Ngược lại, đi ngược thị trường ngoài ROS, HPG nêu trên thì cũng chỉ còn TNI -5,2% xuống 11.950 đồng; HPX -2,1% xuống 26.150 đồng; SFG -2,9% xuống 14.900 đồng; BMC -2,8% xuống 15.550 đồng...
Trên sàn HNX, giằng co quanh tham chiếu lại là diễn biến chính của HNX-Index, mặc dù vậy, nhịp bật lên trong những phút cuối phiên đã đưa chỉ số kết phiên trong sắc xanh khá vững.
Các mã lớn đa số hồi phục như ACB 0,7% lên 29.100 đồng; PVS 0,9% lên 22.800 đồng; SHB 1,4% lên 7.100 đồng; VCS 1% lên 61.500 đồng; PVI 2,5% lên 36.800 đồng; CEO 0,9% lên 11.700 đồng; TNG 0,5% lên 18.900 đồng.
Mất điểm có VCG -0,7% xuống 27.700 đồng; NVB -1,2% xuống 8.100 đồng; MBS -0,6% xuống 15.200 đồng; SHS -1,9% xuống 10.200 đồng; NDN -0,6% xuống 16.500 đồng.
Khớp lệnh cao nhất sàn là PVS với hơn 1,46 triệu đơn vị; NVB có 1,38 triệu đơn vị; SHB có 0,82 triệu đơn vị; VCG, NDN, ACB, TNG có từ 0,4 đến 0,58 triệu đơn vị.
Đáng chú ý có SRA, tăng kịch trần 9,2% lên 13.000 đồng. Phiên hôm qua, cổ phiếu này chốt phiên cũng có sắc tím.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 41 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 0,21 điểm ( 0,21%), lên 103,99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,73 triệu đơn vị, giá trị 112,31 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,58 triệu đơn vị, giá trị 37,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index lại thiếu tích cực, sau khi chớm xanh trong những phút đầu tiên, đã xuống dưới tham chiếu và chỉ khi gần kết thúc phiên mới có nhịp hồi, nhưng chưa đủ để chỉ số thoát khỏi sắc đỏ.
Đa số các mã lớn, thanh khoản tốt giảm là QNS, CTR, VEA, MSR, NTC, OIL, hoặc đứng tham chiếu như BSR, LPB, VGI.
Trong khi le lói xanh có GVR, GEG, ACV, MFS, VIB, KOS, MPC...
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,03%), xuống 54,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 4,74 triệu đơn vị, giá trị 94,58 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,4 triệu đơn vị, giá trị gần 13 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Qua nhiều sóng gió, vị tỷ phú USD Việt chi đậm 3 ngàn tỷ chia nhau Tỷ phú USD kín tiếng và đáng gờm Nguyễn Đăng Quang tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh cho dù sóng gió liên hồi trong thời gian gần đây. CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (MCH) của tỷ phú nước mắm và tương ớt Nguyễn Đăng Quang vừa chốt danh sách cổ đông...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Nói thật: Nhét 7 thứ này vào tủ lạnh chẳng khác nào "đào hố chôn mình"
Sáng tạo
16:57:14 13/05/2025
Cả MXH "nở hoa" chào đón G-Dragon: Có 1 Việt Nam thịnh vượng đến thế, "anh Long" đã thấy và rất thích!
Nhạc quốc tế
16:52:49 13/05/2025
Huyền Chi ra mắt mô hình "Lớp học thanh âm": Mang dân ca đến gần hơn với thế hệ trẻ
Netizen
16:51:22 13/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam ca sĩ Việt cả nước biết mặt với fan hâm mộ ở tuổi 51
Sao việt
16:49:33 13/05/2025
Sự nghiệp của Ronaldo đã chấm hết?
Sao thể thao
16:49:13 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
Tin nổi bật
16:34:54 13/05/2025
Dương Mịch gặp rắc rối với nhà chồng cũ, hết kiếm chuyện đến nói lời khó nghe
Sao châu á
16:22:11 13/05/2025
Xuất hiện sứa lửa gây nguy hiểm tại nhiều bãi tắm ở biển Nha Trang
Sức khỏe
16:18:03 13/05/2025
Dính chiêu lừa đảo mới, người mua vàng qua mạng xã hội mất 109 triệu đồng
Pháp luật
16:10:08 13/05/2025
Ông Trump tuyên bố giảm 59% giá thuốc ở Mỹ
Thế giới
15:49:45 13/05/2025